Khám phá 1 (trang 19, SGK Giáo dục Quốc phòng & An ninh 11)
Hãy trình bày về những tội phạm sử dụng công nghệ cao khác mà em biết.
Quan sát nội dung trang 18, 19 SGK Giáo dục Quốc phòng & An ninh 11 để đưa ra câu trả lời
- Hiện nay, chúng ta đang sống trong thời đại 4.0 với nhiều sự mới mẻ tột bậc, nhất là hệ thống công nghệ thông tin nên tội phạm sử dụng công nghệ cao ngày càng đa dạng và tinh vi hơn.
Có thể nói rằng, tội phạm công nghệ cao là tội phạm cố ý sử dụng tri thức, kiến thức, kỹ năng, công cụ và phương tiện công nghệ thông tin tác động trái pháp luật đến thông tin, dữ liệu, tín hiệu được lưu trữ, xử lý, truyền tải trong hệ thống mạng máy tính.
- Từ tình hình thực tiễn, các đối tượng thực hiện hành vi phạm tội tập trung chủ yếu 06 phương thức sau:
Thứ nhất, các đối tượng sẽ giả danh cán bộ Công an, Viện Kiểm sát, Tòa án gọi điện cho người dân để thực hiện hành vi lừa đảo, gây sức ép, yêu cầu khác nhau như: Phục vụ điều tra, làm người dân hoang mang… Từ đó, phải chuyển một số tiền lớn vào một tài khoản do các đối tượng này cung cấp.
Thứ hai, lừa đảo qua mạng xã hội, cụ thể như sau:
Chiếm quyền điều khiển tài khoản mạng xã hội của người bị hại, tiếp tục tạo ra các kịch bản nhắn tin lừa đảo đến danh sách bạn bè của người bị hại; kết bạn qua mạng xã hội và hứa hẹn gửi quà có giá trị... Sau đó, yêu cầu nạn nhân chuyển tiền nộp thuế hoặc lệ phí hải quan nhằm chiếm đoạt tiền; hoặc gửi tin nhắn qua Facebook, Zalo... thông báo trúng thưởng và đề nghị nộp phí để nhận thưởng;
Đối tượng giới thiệu là người nước ngoài kết bạn, làm quen với các phụ nữ Việt Nam nhằm tán tỉnh, yêu đương, đề nghị chuyển quà như: Trang sức, mỹ phẩm và số lượng lớn tiền USD qua đường hàng không về Việt Nam để làm quà tặng. Tiếp theo, giả danh nhân viên sân bay yêu cầu nạn nhân chuyển tiền vào tài khoản ngân hàng cho chúng để làm thủ tục nhận hàng nhằm thực hiện hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản.
Thứ ba, tấn công mạng để chiếm đoạt thông tin, tài khoản, cụ thể như: Tấn công hộp thư điện tử, thay đổi nội dung các thư điện tử, nội dung các giao dịch, hợp đồng thương mại để chiếm đoạt tài sản; hoặc giả mạo các trang thông tin điện tử, các dịch vụ trực tuyến để lấy cắp thông tin tài khoản của khách hàng và rút tiền.
Thứ tư, tội phạm lừa đảo chiếm đoạt tài sản thông qua hoạt động thương mại điện tử như: Các đối tượng mở các trang cá nhân bán hàng online, đặt hàng, sau đó quảng cáo, rao bán các mặt hàng, yêu cầu bị hại chuyển khoản đặt cọc. Sau khi nhận cọc hay được chuyển khoản trước để đặt mua hàng, đối tượng không giao hàng hoặc giao hàng giả, hàng kém chất lượng, chúng thường khóa trang mạng của mình hoặc xóa hẳn để xóa dấu vết, bỏ số điện thoại và chiếm đoạt tài sản của bị hại.
Thứ năm, thông qua hình thức kinh doanh đa cấp hoặc qua các sàn giao dịch ảo (sàn vàng, ngoại tệ, bất động sản), tự lập hoặc đứng ra làm đầu mối cho sàn giao dịch nước ngoài để lôi kéo khách hàng mở tài khoản giao dịch để chiếm đoạt tiền đầu tư.
Thứ sáu, giả mạo cán bộ ngân hàng yêu cầu cung cấp mật khẩu, mã PIN hoặc thông tin thẻ để xử lý sự cố liên quan đến các giao dịch ngân hàng của người dân để chiếm đoạt tài sản.
Các bài tập cùng chuyên đề
Mở đầu 1 (trang 18, SGK Giáo dục Quốc phòng & An ninh 11)
Kể tên một số thủ đoạn của tội phạm lừa đảo trên không gian mạng mà em biết.
Mở đầu 2 (trang 18, SGK Giáo dục Quốc phòng & An ninh 11)
Em hãy cho biết tác hại của một số loại tệ nạn xã hội ở nước ta hiện nay.
Khám phá 2 (trang 21, SGK Giáo dục Quốc phòng & An ninh 11)
Tệ nạn xã hội có thể được thực hiện và lan truyền trên mạng xã hội hay không?
Khám phá 3 (trang 21, SGK Giáo dục Quốc phòng & An ninh 11)
Hãy kể tên các hành vi vi phạm pháp luật về phòng chống tệ nạn xã hội mà em biết.
Luyện tập 1 (trang 22, SGK Giáo dục Quốc phòng & An ninh 11)
Kể tên các hành vi vi phạm pháp luật về phòng chống tội phạm sử dụng công nghệ cao.
Luyện tập 2 (trang 22, SGK Giáo dục Quốc phòng & An ninh 11)
Em hãy cho biết những hình thức xử lí đối với người có hành vi vi phạm pháp luật về phòng chống tệ nạn xã hội và phòng chống tội phạm sử dụng công nghệ cao.
Luyện tập 3 (trang 22, SGK Giáo dục Quốc phòng & An ninh 11)
Trình bày trách nhiệm của học sinh trong phòng chống tệ nạn xã hội và tội phạm sử dụng công nghệ cao.
Vận dụng (trang 22, SGK Giáo dục Quốc phòng & An ninh 11)
Trình bày cách giải quyết của em khi gặp các tình huống sau:
1. Em phát hiện dấu hiệu tuyên truyền văn hóa phẩm đồi trụy khi tham gia vào các nhóm trên mạng xã hội.
2. Khi em bị người khác lôi kéo tham gia tệ nạn cờ bạc, ma túy.
Mở đầu (trang 19, SGK Giáo dục Quốc phòng & An ninh 11)
Bạn A nói: “Tệ nạn xã hội là những thói hư, tật xấu như nghiện rượu, thuốc lá; lạm dụng trò chơi điện tử, mạng xã hội,… Người mắc tệ nạn xã hội chỉ vi phạm pháp luật nhưng không bị phạt tù”.
Em đồng ý với bạn A không? Vì sao?
Khám phá 1 (trang 19, SGK Giáo dục Quốc phòng & An ninh 11)
Tội phạm là gì? Em hãy nêu ví dụ về một số loại tội phạm.
Khám phá 2 (trang 19, SGK Giáo dục Quốc phòng & An ninh 11)
Cách thức hoạt động phổ biến của tội phạm là gì?
Khám phá 3 (trang 20, SGK Giáo dục Quốc phòng & An ninh 11)
Thế nào là tội phạm sử dụng công nghệ cao? Cách thức hoạt động phổ biến của chúng là gì?
Khám phá 4 (trang 20, SGK Giáo dục Quốc phòng & An ninh 11)
Tội phạm sử dụng công nghệ cao bị xử lí như thế nào theo quy định của pháp luật?
Khám phá 5 (trang 21, SGK Giáo dục Quốc phòng & An ninh 11)
Tệ nạn xã hội là gì? Em hãy quan sát hình 3.2 và nêu khái niệm các tệ nạn: ma túy, mại dâm, cờ bạc, mê tín dị đoan.
Khám phá 6 (trang 22, SGK Giáo dục Quốc phòng & An ninh 11)
Pháp luật quy định như thế nào về phòng, chống các tệ nạn: mại dâm, cờ bạc, mê tín dị đoan?
Khám phá 7 (trang 23, SGK Giáo dục Quốc phòng & An ninh 11)
Công dân có trách nhiệm gì trong phòng, chống tệ nạn xã hội và tội phạm sử dụng công nghệ cao?
Luyện tập 1 (trang 21, SGK Giáo dục Quốc phòng & An ninh 11)
Bạn A nói: “Mình có thể mở được máy tính của người khác mà không cần người đó cung cấp mật khẩu”. Theo em, nếu bạn A thực hiện hành vi này thì có vi phạm pháp luật không? Vì sao?
Luyện tập 2 (trang 21, SGK Giáo dục Quốc phòng & An ninh 11)
Em hãy nhận xét, góp ý cho từng bạn trong các tình huống sau:
a. Bạn H học giỏi môn Tin học. H có ý định bí mật xâm nhập vào một lớp học trực tuyến để trêu đùa mọi người.
b. Bạn Q vào mạng thấy quảng cáo đánh tú lơ khơ trực tuyến bằng cách nạp tiền vào tài khoản để tham gia trò chơi. Q định nạp một ít tiền để chơi thử.
c. Minh mượn điện thoại của Kiên đăng nhập vào email nhưng quên không đăng xuất trước khi trả điện thoại cho Kiên. Kiên mở điện thoại thấy tài khoản email của Minh không báo cho Minh biết. Kiên nghĩ: “Mình sẽ sử dụng email này để tìm hiểu thông tin của Minh rồi chia sẻ cho các bạn”.
Luyện tập 3 (trang 23, SGK Giáo dục Quốc phòng & An ninh 11)
Trên đường đi học về, bạn K gặp một nhóm bạn đang chơi chọi gà ăn tiền. K muốn tham gia nhưng không có tiền. Bạn H trong nhóm nói vưới K: “Cứ chơi đi, tớ cho vay tiền. Nếu thắng thì trả tớ, thua thì thôi”. Em hãy nhận xét, góp ý cho K và H.
Luyện tập 4 (trang 23, SGK Giáo dục Quốc phòng & An ninh 11)
Hôm nay nghỉ học, Kiên rủ mấy bạn đến nhà đánh tú lơ khơ ăn tiền. Lan vội ngăn Kiên: “Như thế là đánh bạc trái phép đấy”. Kiên nói: “Chỉ đánh ít tiền thì không sao đâu”. Theo em, Lan cần làm gì để giúp Kiên và các bạn không vi phạm pháp luật?
Luyện tập 5 (trang 23, SGK Giáo dục Quốc phòng & An ninh 11)
Em hãy nhận xét ý kiến sau và nêu ý kiến của mình:
- Bạn A: Dâng hương Thành hoàng làng không phải là tệ nạn xã hội.
- Bạn B: Cá cược bằng tiền trong ném còn không vi phạm pháp luật vì đây là trò chơi dân gian
Luyện tập 6 (trang 24, SGK Giáo dục Quốc phòng & An ninh 11)
Là học sinh, em đã làm gì để góp phần phòng, chống tệ nạn xã hội và tội phạm sử dụng công nghệ cao?
Vận dụng (trang 24, SGK Giáo dục Quốc phòng & An ninh 11)
Em hãy chuẩn bị và trình bày trước lớp một trong hai chủ đề sau:
- Hãy nói không với tệ nạn xã hội
- Những điều cần biết về tội phạm sử dụng công nghệ cao