Đề bài

a) Điền từ thích hợp ở trong ngoặc vào chỗ trống trong các khổ thơ sau. Từ đó xác định cách gieo vần ở mỗi khổ thơ.

Bài thơ 1: (ngay, trong, đây)

      Bóng bàng tròn lắm

    Tròn như cái nong

   Em ngôi vào (...)

Mát ơi là mát! 

                       (Xuân Quỳnh)

Bài thơ 2: (băm, cày, lao) (mịt, sương, mờ)

   Ngựa phăm phăm bốn vó

      Như (...) xuống mặt đường

Mặc sớm rừng mù (...)

  Mặc đểm đông giá buốt

                        (Phan Thị Thanh Nhàn)

b) Viết một bài thơ bốn chữ (về một người thân trong gia đình hay một kỉ niệm của em với người thân, bạn bè) hoặc một bài thơ năm chữ (về một loài vật, cây cối mà em yêu thích)

Phương pháp giải

Đọc lại lý thuyết về thơ bốn chữ, năm chữ để hoàn thành bài tập

Lời giải của GV Loigiaihay.com

a)

- Bài thơ 1: 

       Bóng bàng tròn lắm

    Tròn như cái nong

      Em ngồi vào trong

Mát ơi là mát!

                            (Xuân Quỳnh)

=> Bài thơ gieo vần chân, tiếng cuối cùng của câu 2 (nong) vần với tiếng cuối cùng của câu 3 (trong).

- Bài thơ 2:

Ngựa phăm phăm bốn vó

   Như băm xuống mặt đường

Mặc sớm rừng mù sương

Mặc đêm đông giá buốt.

=> Bài thơ gieo vần lưng và vần chân: phăm – băm, đường – sương.

b)

Có thể tham khảo đoạn thơ sưu tầm sau:

Em yêu màu đỏ

Như máu con tim

Lá cờ tổ quốc

Khăn quàng đội viên

Em yêu màu xanh

Đồng bằng, rừng núi

Biển đầy cá tôm

Bầu trời cao vợi

Em yêu màu vàng

Lúa đồng chín rộ

Hoa cúc mùa thu

Nắng trời rực rỡ

(Sắc màu em yêu - Phạm Đình Ân)

Các bài tập cùng chuyên đề

Bài 1 :

Thế giới xung quanh ta thật đẹp và có biết bao điều thú vị khiến ta mong muốn được lưu giữ lại. Những bức tranh, bức ảnh, bản nhạc, trang văn và cả những vần thơ có thể giúp ta thực hiện điều đó. Ở phần Đọc, em đã được làm quen với những bài thơ bốn chữ và năm chữ, nhận biết được những đặc điểm cơ bản của các thể thơ này. Hãy vận dụng những hiểu biết đó để tập làm một bài thơ bốn chữ hoặc năm chữ về một sự vật, cảnh sắc, câu chuyện,... khơi gợi trong em nhiều cảm hứng nhất.

Xem lời giải >>
Bài 2 :

Bài thơ Nắng hồng được viết theo thể thơ nào?

Xem lời giải >>
Bài 3 :

Để miêu tả bức tranh sống động của mùa đông, tác giả bài thơ Nắng hồng đã dùng những hình ảnh và biện pháp nghệ thuật nào?

Xem lời giải >>
Bài 4 :

Vì sao khi sáng tác thơ Nắng hồng, văn, cần sử dụng biện pháp nhân hóa, so sánh để miêu tả sự vật, hiện tượng?

Xem lời giải >>
Bài 5 :

Làm thơ không phải chỉ là miêu tả sự vật, hiện tượng mà còn phải thể hiện cảm xúc và cách nhìn mới lạ, thú vị về cuộc sống. Hai khổ thơ cuối bài thơ Nắng hồng có thể hiện các đặc điểm đó không?

Xem lời giải >>
Bài 6 :

Trong bài thơ Nắng hồng, tác giả đã sử dụng những loại vần nào?

Xem lời giải >>
Bài 7 :

Từ cách viết của tác giả trong bài thơ Nắng hồng, em học được điều gì về cách làm một bài thơ bốn chữ hoặc năm chữ?

Xem lời giải >>
Bài 8 :

Hãy làm một bài thơ bốn chữ hoặc năm chữ thể hiện cảm xúc của em về một sự vật, hiện tượng nào đó của thiên nhiên hoặc cuộc sống

 

Xem lời giải >>
Bài 9 :

Định hướng khi làm bài thơ bốn chữ, năm chữ

Xem lời giải >>