Đề bài

Hãy tìm hiểu thêm về bệnh liên cầu lợn.

 

Phương pháp giải

 Tìm hiểu trên Internet, sách, báo, … để trả lời.

Lời giải của GV Loigiaihay.com

- Bệnh liên cầu khuẩn lợn do Streptococcus suis (S.suis) gây nên, bệnh xảy ra ở nhiều nơi trên thế giới và gây tổn thất lớn về kinh tế. Bệnh liên cầu lợn cũng có thể lây cho người. Chính vì vậy nó được xếp vào nhóm các bệnh chung của người và động vật.

Nhiễm S.suis ít gặp ở người. Tuy nhiên, người có nguy cơ lây nhiễm và phát bệnh khi tiếp xúc với lợn bệnh hoặc các sản phẩm từ lợn bệnh. Biểu hiện lâm sàng chính là: viêm màng não, xuất huyết, viêm phổi, viêm cơ tim và viêm khớp. Những người bị bệnh nặng có thể tử vong do độc tố vi khuẩn gây sốc nhiễm khuẩn, viêm nội tâm mạc, suy đa phủ tạng, nhiễm khuẩn huyết v.v. Tỷ lệ chết có thể tới 7%.

Tác nhân gây bệnh.

- Tác nhân gây bệnh liên cầu lợn là một loại liên cầu khuẩn có tên là Streptococcus suis (S.suis). Vi khuẩn gram dương, hình cầu hay hình ô van, kỵ khí tùy tiện. 

- Ở động vật, vi khuẩn thường cư trú ở đường hô hấp trên đặc biệt là xoang mũi và hạch hạnh nhân. Tuy nhiên, vi khuẩn cũng có thể có trong đường tiêu hóa và đường sinh dục của lợn. 

- Dựa vào đặc điểm của các polysaccharid ở lớp vỏ bọc vi khuẩn, người ta đã xác định vi khuẩn có 35 týp huyết thanh. Trong đó, S.suis týp II thường gây bệnh ở người. 

- S. suis sản xuất yếu tố dung huyết alpha và beta trên môi trường thạch máu cừu và ngựa. 

- S. suis chủ yếu sống ở lợn nhà nhưng đôi khi cũng tìm thấy ở các loài lợn rừng, ngựa, chó, mèo và chim. 

- S.suis có thể tồn tại lâu trong phân, nước, rác. Như vậy, môi trường đóng vai trò quan trọng trong quá trình truyền bệnh của vi khuẩn.

- S.suis dễ bị tiêu diệt bởi các chất sát khuẩn và tẩy rửa, có thể điều trị hiệu quả bằng kháng sinh.

+ Nguồn truyền nhiễm:

- Ổ chứa: Lợn nhà; Có thể cả lợn rừng, ngựa, chó, mèo và chim; Các véc tơ có khả năng truyền bệnh bao gồm ruồi, gián, chuột. 

- Thời gian ủ bệnh: Thời gian ủ  bệnh ngắn, chỉ từ vài giờ đến 3 ngày.

- Thời kỳ lây truyền: Hiện nay chưa được biết đầy đủ. Khả năng khi lợn bị bệnh, vi khuẩn S.suis biến đổi và tăng độc tính mới lây nhiễm cho người. Chưa thấy có sự lây truyền bệnh từ người sang người.  

+ Phương thức lây truyền:

- Streptococcus suis có thể lây truyền qua người khi tiếp xúc với lợn bệnh hay lợn mang vi khuẩn qua các tổn thương nhỏ, trầy xước trên da của những người giết mổ, chế biến và ăn thịt lợn bệnh hay lợn mang vi khuẩn nấu không chín. Hiện nay, chưa có bằng chứng bệnh liên cầu khuẩn có thể lây trực tiếp từ người sang người. 

- Lợn mang vi khuẩn là nguồn lây nhiễm chính. Bệnh có thể truyền qua đường hô hấp, các chất bài tiết, máu của lợn bệnh, lây lan thông qua tiếp xúc trực tiếp hoặc lây qua kim tiêm nhiễm khuẩn.Vi khuẩn có thể vẫn có mặt ở hạch hạnh nhân của lợn sau khi đã được điều trị bằng kháng sinh penicillin. Lợn nái có thể mang vi khuẩn trong tử cung và âm đạo. Lợn có thể bị nhiễm vi khuẩn ở bất kỳ tuổi nào. Khả năng nhiễm và gây bệnh của vi khuẩn ở lợn con cao hơn ở lợn trưởng thành. Các đàn lợn non trong trạng thái chịu stress và tiếp xúc với nguồn bệnh sẽ có khả năng phát bệnh cao.

- Phân, chất độn chuồng, các loại thức ăn và nước uống trong chuồng nuôi có thể trở thành nguồn bệnh thứ cấp. Các động vật khác có khả năng truyền bệnh bao gồm ruồi, gián, chuột. 

+ Các biện pháp phòng, chống dịch:

Tuyên truyền trên các phương tiện thông tin truyền thông để người dân biết và chủ động phòng tránh bệnh liên cầu lợn:

+  Nên chọn mua thịt lợn đã qua kiểm định của cơ quan thú y. 

+ Tránh mua thịt lợn có màu đỏ khác thường, xuất huyết hoặc phù nề.  

+ Nấu chín thịt lợn là điều rất quan trọng (Tổ chức Y tế thế giới - WHO khuyến cáo trên 700C). Không ăn lợn chết, không ăn các món ăn tái, đặc biệt là tiết canh lợn trong thời gian có dịch.

+  Những người có vết thương hở phải đeo găng tay khi tiếp xúc với thịt lợn tái hoặc sống. 

+  Phải giữ các dụng cụ chế biến ở nơi sạch sẽ, rửa sạch tay và các dụng cụ chế biến sau khi tiếp xúc,chế biến thịt lợn. Dùng riêng các dụng cụ chế biến thịt sống và thịt chín.

Khi nhận thấy có dịch liên cầu khuẩn, xảy ra thì phải xử lý đúng như xử lý một ổ dịch truyền nhiễm: 

+ Tăng cường giám sát phát hiện các trường hợp bị bệnh nghi nhiễm liên cầu lợn ở người, nên đưa ngay đến bệnh viện để tổ chức cứu chữa kịp thời. Đặc biệt chú ý giám sát những đối tượng có tiếp xúc gần với lợn bị bệnh như người chăn nuôi, giết mổ và buôn bán lợn.

+ Nghiêm cấm hoàn toàn việc di chuyển và giết mổ lợn. Không giết mổ,vận chuyển lợn bệnh, lợn chết phải tiêu huỷ đúng cách.

+ Lợn ốm, chết phải chôn, đổ thuốc sát khuẩn và tiêu huỷ. Chuồng trại và môi trường chăn nuôi phải phun thuốc sát khuẩn, khử khuẩn. Để trống chuồng 2 tuần mới nuôi lợn trở lại. 

Kiểm dịch y tế biên giới: Thực hiện nghiêm ngặt công tác kiểm dịch quốc tế khi xuất, nhập lợn qua biên giới để không đưa mầm bệnh từ nước ngoài vào và ngược lại.

 

Các bài tập cùng chuyên đề

Bài 1 :

Có những bệnh phổ biến nào trên lợn? Nguyên nhân nào gây ra các loại bệnh đó? Có những biện pháp nào để phòng, trị bệnh hiệu quả?

 
Xem lời giải >>
Bài 2 :

Nêu đặc điểm và nguyên nhân gây bệnh dịch tả lợn cổ điển

 
Xem lời giải >>
Bài 3 :

 Đề xuất một số việc nên làm để phòng bệnh dịch tả lợn cổ điển phù hợp với thực tiễn của địa phương em.

 
Xem lời giải >>
Bài 4 :

Nêu đặc điểm và nguyên nhân gây bệnh tai xanh ở lợn.

 
Xem lời giải >>
Bài 5 :

Vì sao khi tiêm vaccine phòng bệnh cho lợn cần phải tiêm nhắc lại?

 
Xem lời giải >>
Bài 6 :

 Sử dụng internet, sách, báo, … để tìm hiểu về một số loại vaccine phòng bệnh lợn tai xanh.

 
Xem lời giải >>
Bài 7 :

 Nêu đặc điểm và nguyên nhân gây bệnh tụ huyết trùng lợn.

 
Xem lời giải >>
Bài 8 :

Sử dụng internet, sách, báo để tìm hiểu thêm một số bệnh ở lợn và biện pháp phòng, trị bệnh.

 
Xem lời giải >>
Bài 9 :

Mô tả đặc điểm, nguyên nhân của bệnh dịch tả lợn cổ điển, bệnh tai xanh và bệnh tụ huyết trùng lợn.

 
Xem lời giải >>
Bài 10 :

So sánh biện pháp phòng, trị ba loại bệnh phổ biến ở lợn (bệnh dịch tả lợn cổ điển, bệnh tai xanh và bệnh tụ huyết trùng).

 
Xem lời giải >>
Bài 11 :

Đề xuất biện pháp phòng bệnh an toàn cho người, vật nuôi và môi trường trong hoạt động chăn nuôi lợn ở địa phương em.

 
Xem lời giải >>
Bài 12 :

Hãy kể tên một số bệnh ở lợn mà em biết.

 
Xem lời giải >>
Bài 13 :

Hãy nêu những biểu hiện đặc trưng để nhận biết được con vật mắc bệnh dịch tả lợn cổ điển?

 
Xem lời giải >>
Bài 14 :

Hãy chọn biểu hiện đặc trưng của bệnh dịch tả lợn cổ điển để đặt tên cho các ảnh trong Hình 13.1


Xem lời giải >>
Bài 15 :

Hãy nêu một số đặc điểm chính của mầm bệnh gây dịch tả lợn cổ điển.

 
Xem lời giải >>
Bài 16 :

Hãy nêu biện pháp phòng và trị bệnh dịch tả lợn cổ điển.

 
Xem lời giải >>
Bài 17 :

Hãy nêu những biểu hiện đặc trưng để nhận biết được con vật mắc bệnh đóng dấu lợn.

 
Xem lời giải >>
Bài 18 :

Hãy nêu một số đặc điểm chính của mầm bệnh gây bệnh đóng dấu lợn.

 
Xem lời giải >>
Bài 19 :

Bệnh đóng dấu lợn có thể điều trị được bằng cách nào?

 
Xem lời giải >>
Bài 20 :

Hãy nêu những biểu hiện đặc trưng của lợn mắc bệnh giun đũa?

 
Xem lời giải >>
Bài 21 :

Hãy tìm hiểu thêm về bệnh ghẻ ở lợn?

 
Xem lời giải >>
Bài 22 :

Hãy nêu một số đặc điểm chính của mầm bệnh gây bệnh giun đũa lợn.

 
Xem lời giải >>
Bài 23 :

Quan sát hình 13.4 và mô tả vòng đời của giun đũa lợn


Xem lời giải >>
Bài 24 :

Bệnh giun đũa lợn có thể điều trị bằng cách nào?

 
Xem lời giải >>
Bài 25 :

Hãy tìm hiểu về những bài thuốc dân gian điều trị bệnh giun đũa cho lợn.

 
Xem lời giải >>
Bài 26 :

Căn cứ vào những biểu hiện đặc trưng nào để nhận biết được lợn mắc bệnh phân trắng lợn con?

 
Xem lời giải >>
Bài 27 :

Hãy nêu các nguyên nhân gây bệnh phân trắng lợn con?

 
Xem lời giải >>
Bài 28 :

Vì sao cần thực hiện các biện pháp nuôi dưỡng, chăm sóc hợp lí cho lợn mẹ để phòng bệnh phân trắng lợn con?

 
Xem lời giải >>
Bài 29 :

ình huống: Chủ một trang trại chăn nuôi lớn thịt khi phát hiện con vật có các dấu hiệu bất thường như sốt cao, mệt mỏi, bỏ ăn tiêu chảy, có xuất huyết trên da, ... đã làm những việc sau: (1) mang một số con lớn chưa có biểu hiện bất thường ra chợ bán, (2) đóng cửa khu chăn nuôi không cho người lạ vào. (3) mua thuốc về tự điều trị cho lớn, sau đó (4) báo cho cán bộ thú y. Theo em, việc làm nào của chủ trang trại là đúng và chưa đúng, cả về nội dung và thời điểm? Vì sao?

 
Xem lời giải >>
Bài 30 :

Hãy đề xuất các biện pháp để phòng trị bệnh đối với lợn đồng thời đảm bảo được an toàn cho con người và môi trường

Xem lời giải >>