Kể tên một số di sản văn hóa ở địa phương và phát biểu suy nghĩ của bạn về việc bảo tồn, phát huy các di sản ấy.
- Nêu tên một số di sản văn hóa ở địa phương mà bản thân biết hoặc được nghe kể.
- Đưa ra suy nghĩ của bản thân.
Cách 1
Chú ý: Tùy vào mỗi địa phương sẽ có những di sản văn hóa khác nhau.
Ví dụ: Ở Hà Nội: Văn Miếu – Quốc Tử Giám, Cột cờ Hà Nội, Chùa Một Cột, Đền Cổ Loa, Nhà tù Hỏa Lò, Cầu Long Biên, ...
- Theo quan điểm cá nhân, việc bảo tồn, phát huy những di sản văn hóa là điều vô cùng quan trọng và cần thiết. Bởi đó là minh chứng về một thời quá khứ hào hùng mà ông cha ta để lại, thể hiện đậm đà nét đẹp truyền thống của mỗi dân tộc. Chúng ta ở thế hệ mai sau cần có trách nhiệm trong việc bảo vệ và phát huy, làm tôn vinh hơn những di sản văn hóa đó.
Cách 2Nhã nhạc cung đình Huế là một di sản văn hóa phi vật thể đã được UNESCO công nhận vào năm 2003. Theo đánh giá của UNESCO, trong các thể loại nhạc cổ truyền ở Việt Nam, nhã nhạc đạt tới tầm vóc quốc gia.
Đặc trưng của Nhạc cung đình là tính bao trùm đối với tất cả các bộ môn âm nhạc khác, từ Lễ nhạc (dùng vào các cuộc tế lễ lớn nhỏ của cung đình, trong các chùa miếu), nhạc thính phòng, sân khấu, kể cả các vũ điệu, mà mỗi bộ môn đều có những nghệ sĩ thượng thặng chuyên sáng tạo và biểu diễn. Các quy định về quy mô dàn nhạc, cách thức diễn xướng, nội dung bài bản... của Nhã nhạc đều rất chặt chẽ, phản ánh tính quy củ qua các định chế thẩm mỹ rất cao, có khả năng phản ánh tư tưởng, quan niệm triết lý của chế độ quân chủ đương thời
Thể loại này được xem như một nét văn hóa tiêu biểu của xứ Huế và luôn được phát triển, thu hút khách du lịch đến tìm hiểu. Có thể nói đây là một cách bảo tồn di sản văn hóa rất hay khi đưa nó vào du lịch để gì giữ và phát triển hơn nữa
Các bài tập cùng chuyên đề
Theo bạn, thế nào là một di sản văn hóa? Hãy nói về giá trị một di sản văn hóa của địa phương hoặc đất nước mình mà bạn quan tâm.
Đã bao giờ bạn xem tranh Đông Hồ và tìm hiểu cách thức, quá trình chế tác nên những bức tranh ấy? Kể tên một số bức tranh và chia sẻ những điều bạn biết với bạn cùng nhóm.
Đoạn văn in nghiêng này có vai trò như thế nào đối với việc truyền tải thông tin chính của văn bản Tranh Đông Hồ - Nét tinh hoa của văn hóa dân gian Việt Nam?
Đọc Tranh Đông Hồ - Nét tinh hoa của văn hóa dân gian Việt Nam và cho biết trong số những màu sắc được nhắc tới ở đoạn này, tranh “Lợn đàn” đã sử dụng những màu sắc nào?
Đọc Tranh Đông Hồ - Nét tinh hoa của văn hóa dân gian Việt Nam và tóm tắt các công đoạn chính để làm nên một bức tranh Đông Hồ.
Đoạn cuối này có hé mở thêm một điều gì đó trong quan điểm và cách đưa tin của người viết trong văn bản Tranh Đông Hồ - Nét tinh hoa của văn hóa dân gian Việt Nam?
Hãy chỉ ra các công đoạn chính của quá trình chế tác một bức tranh Đông Hồ được nêu trong văn bản Tranh Đông Hồ - Nét tinh hoa của văn hóa dân gian Việt Nam
Xác định đề tài của văn bản Tranh Đông Hồ - Nét tinh hoa của văn hóa dân gian Việt Nam. Chỉ ra một số đoạn, mục có lồng ghép yếu tố miêu tả hoặc biểu cảm trong văn bản và nêu mục đích của việc lồng ghép ấy.
Theo bạn, nội dung của các mục 1, 2, 3 của văn bản trên đã bổ sung thông tin cho nhau và góp phần thể hiện thông tin chính của văn bản Tranh Đông Hồ - Nét tinh hoa của văn hóa dân gian Việt Nam như thế nào?
Nhan đề, sa-pô, đề mục có tác dụng như thế nào trong việc thể hiện thông tin chính trong văn bản Tranh Đông Hồ - Nét tinh hoa của văn hóa dân gian Việt Nam?
Xác định mục đích viết và quan điểm của người viết thể hiện trong văn bản Tranh Đông Hồ - Nét tinh hoa của văn hóa dân gian Việt Nam. Bạn có đồng tình với quan điểm đó hay không? Vì sao?
Nhan đề, sa-pô, đề mục có tác dụng như thế nào trong việc thể hiện thông tin chính trong văn bản trên?
-
A.
Giúp người đọc dễ dàng tra cứu thông tin.
-
B.
Giúp các thông tin chính trong văn bản được thể hiện rõ ràng, mạch lạc.
-
C.
Giúp hình thức văn bản trở nên thu hút.
-
D.
Không có tác dụng.