Đọc Hương Sơn phong cảnh và cho biết bạn hình dung thế nào về phong cảnh Hương Sơn qua đoạn thơ này?
- Đọc kĩ câu thơ thứ 10 – 14.
- Nêu hình dung của bản thân.
Cách 1
Hình dung của bản thân về phong cảnh Hương Sơn qua đoạn thơ: Hương Sơn với nhiều động khác nhau, mỗi động mang một nét đẹp riêng. Khung cảnh nơi đây tuyệt đẹp, thơ mộng, trữ tình và đa sắc màu. (Đá ngũ sắc long lanh như gấm dệt, hang lồng bóng nguyệt, lối uốn thang mây).
Cách 2- Ta thấy được Hương Sơn qua miêu tả của Chu Mạnh Trinh như toát lên một vẻ đẹp tuyệt trần trên thế gian, cảnh đẹp như ở chốn tiên.
- Được con người điêu khắc, tạo hình với sự long lanh của đá ngũ sắc và có độ sâu thăm thẳm.
Cách 3Ta thấy được Hương Sơn qua miêu tả của Chu Mạnh Trinh như toát lên một vẻ đẹp mộng ảo chốn thần tiên. Một nơi được con người điêu khắc, tạo hình với sự long lanh của đá ngũ sắc và có độ sâu thăm thẳm
Các bài tập cùng chuyên đề
Hãy giới thiệu và chia sẻ cảm nhận về một cảnh đẹp của quê hương, đất nước mà bạn đã có dịp đến thăm hoặc biết qua sách vở.
Đọc Hương Sơn phong cảnh và lưu ý những từ ngữ diễn tả cảm xúc của chủ thể trữ tình khi đến Hương Sơn.
Chú ý số tiếng trong mỗi dòng, cách gieo vần, ngắt nhịp và cách kết thúc bài thơ Hương Sơn phong cảnh
Xác định bố cục bài thơ Hương Sơn phong cảnh
Đọc Hương Sơn phong cảnh và nêu một số từ ngữ để khái quát vẻ đẹp của phong cảnh Hương Sơn được gợi tả qua các đoạn thơ.
Chủ thể trữ tình của bài thơ Hương Sơn phong cảnh là ai? Đó là chủ thể ẩn, chủ thể xuất hiện trực tiếp với một đại từ nhân xưng, hay chủ thể nhập vai vào một nhân vật trong bài thơ?
Phân tích diễn biến tình cảm, cảm xúc của chủ thể trữ tình trong bài thơ Hương Sơn phong cảnh
Nêu cảm hứng chủ đạo của bài thơ Hương Sơn phong cảnh. Phân tích hiệu quả của cách xây dựng hình ảnh, sử dụng từ ngữ, biện pháp tu từ đối với việc thể hiện cảm hứng ấy.
Nhận xét về vai trò của vần và nhịp trong bài thơ Hương Sơn phong cảnh
Hãy chia sẻ cảm nhận của bạn về một cảnh đẹp khác trên đất nước ta mà bạn có dịp đến tìm hiểu qua sách báo hoặc đến thăm.