Đề bài

Chỉ ra nghĩa thông thường và nghĩa theo dụng ý của tác giả đối với các từ ngữ được đặt trong dấu ngoặc kép sau.

a. “Chuẩn vị” thủy tiên xưa, lá phải xoăn, thấp, những bông hoa cao lêu đêu cũng là hỏng.

(Theo Giang Nam, Cách gọt củ hoa thủy tiên)

b. Theo nghệ nhân Nguyễn Phú Cường, đấy là lúc chiếc lá “ngoan” nhất.

(Theo Giang Nam, Cách gọt củ hoa thủy tiên)

Phương pháp giải

Đọc kĩ từng câu, xác định nghĩa thông thường và dụng ý các từ trong dấu ngoặc kép.

Lời giải của GV Loigiaihay.com

a.

- Nghĩa thông thường: “Chuẩn vị” là đúng vị, mang hương vị đúng như cái gốc.

- Nghĩa dụng ý: “Chuẩn vị” ở đây muốn nói đến chuẩn mực về cái đẹp, cái được xem là tiêu chuẩn của hoa thủy tiên.

b.

- Nghĩa thông thường: “Ngoan” muốn nói đến một biểu hiện của con người, chỉ sự nghe lời, dễ bảo.

- Nghĩa dụng ý: “Ngoan” ở đây ý nói đấy là lúc chiếc lá dễ nắn và tạo hình nhất.

Các bài tập cùng chuyên đề

Bài 1 :

Xác định nghĩa của các từ ngữ núi xanh máu lửa trong khổ thơ:

   Có một người lính

Đi vào núi xanh

        Những năm máu lửa.

Em căn cứ vào đâu để xác định như vậy?

Xem lời giải >>
Bài 2 :

Cho biết sự khác biệt về nghĩa của từ “xuân” trong các cụm từ ngày xuân, tuổi xuân, đồng dao mùa xuân.

Xem lời giải >>
Bài 3 :

Em có nhận xét gì về cách dùng từ gặp trong nhan đề bài thơ Gặp lá cơm nếp?

Xem lời giải >>
Bài 4 :

Nêu cách hiểu của em về cụm từ “thơm suốt đường con” trong khổ thơ sau:

  Mẹ ở đâu, chiều nay

Nhặt lá về đun bếp

    Phải mẹ thổi cơm nếp

         Mà thơm suốt đường con.

Xem lời giải >>
Bài 5 :

Ta thường gặp những cụm từ như mùi vị thức ăn, mùi vị trái chín, mùi vị của nước giải khát,… Nghĩa của mùi vị trong những trường hợp đó có giống với nghĩa của mùi vị trong cụm từ mùi vị quê hương hay không? Vì sao?

Xem lời giải >>
Bài 6 :

Nêu nhận xét về cách kết hợp giữa các từ trong hai dòng thơ Mẹ già và đất nước/ Chia đều nỗi nhớ thương. Theo em, hiệu quả của cách kết hợp đó là gì?

Xem lời giải >>
Bài 7 :

Giải thích nghĩa của từ thở được dùng trong dòng thơ Mái lá khoan thai thở làn khói nhẹ. Chỉ ra sự khác biệt về nghĩa của từ thở trong ngữ cảnh này với từ thở trong câu:

Em bé thở đều đều khi ngủ say

Xem lời giải >>
Bài 8 :

Tìm các từ láy trong bài thơ. Chọn một từ để giải thích nghĩa và nêu tác dụng của việc dùng từ láy đó.

Xem lời giải >>
Bài 9 :

Trong Từ điển tiếng Việt, từ dềnh dàng có 2 nghĩa sau: (1) chậm chạp, không khẩn trương, để mất nhiều thì giờ vào những việc phụ hoặc không cần thiết; (2) to lớn và gây cảm giác cồng kềnh. Theo em, từ dềnh dàng trong đoạn thơ sau nên được hiểu theo nghĩa nào? Dựa vào đâu em có thể xác định được như vậy?

    Bỗng nhận ra hương ổi

Phả vào trong gió se

             Sương chùng chình qua ngõ

Hình như thu đã về

 

        Sông được lúc dềnh dàng

Chim bắt đầu vội vã

Có đám mây mùa hạ

    Vắt nửa mình sang thu

(Hữu Thỉnh, Sang thu)

Xem lời giải >>
Bài 10 :

Trong tiếng Việt, cho, biếu, tặng đều có nghĩa giống nhau là chuyển vật mình đang sở hữu cho người khác mà không đổi lấy gì cả. Trong câu văn “Rồi bà tôi dỡ dăm chiếc bánh khúc nóng hổi cho vào một chiếc đĩa để chị tôi mang vào cuối làng biếu bà ngoại tôi” (Nguyễn Quang Thiều, Hương khúc), vì sao tác giả lại dùng từ biếu mà không dùng cho hoặc tặng?

Xem lời giải >>
Bài 11 :

Đọc đoạn thơ sau:

Em bé ngồi nhìn ra ruộng lúa

Trời tối trên đầu hè. Nửa vầng trăng non.

(Vũ Quần Phương, Đợi mẹ)

a. Xác định nghĩa của từ “non” trong đoạn thơ trên. Dựa vào đâu em xác định được nghĩa ấy của từ?

b. Từ ví dụ trên, em hãy nêu cách xác định nghĩa của từ dựa vào ngữ cảnh.

Xem lời giải >>
Bài 12 :

Đọc đoạn thơ sau:

                   Trái tim tôi trong một phút bỗng mềm đi,

           Một nỗi gì lâng lâng như hạnh phúc.

              Được âu yếm, được vuốt ve, đùm bọc,

Được âm thầm cất tiếng ca ru

a. Dựa vào ngữ cảnh, hãy xác định nghĩa của từ “mềm”.

b. Đặt một câu có từ “mềm” được dùng với nghĩa trên.

Xem lời giải >>
Bài 13 :

Đọc đoạn trích sau:

       Quả tim cậu không phải lúc nào cũng ngoan ngoãn: trước kia nó quen được đi hoài đi mãi, bây giờ nó chỉ muốn mau đến đích. Có lúc trái tim cậu kể lể hàng giờ liền về nỗi nhớ nhung của nó; lúc khác nó lại xúc động trước cảnh mặt trời mọc trên sa mạc đến nỗi làm cậu phải khóc thầm. Tim cậu đập nhanh khi nó kể về kho báu, đập chậm hẳn khi cậu mơ màng lặng nhìn chân trời vô tận trên sa mạc. Nhưng nó không bao giờ câm nín, kể cả khi cậu và nhà luyện kim đan không nói với nhau một lời nào.

(Pao-lo Cau-ê-lô, Nhà giả kim)

a. Xác định nghĩa của từ “câm nín” trong đoạn văn trên.

b. Dựa vào đâu em nhận ra nghĩa ấy của từ?

Xem lời giải >>
Bài 14 :

Xác định nghĩa của các từ ngữ được in đậm trong các câu sau và giải thích cách xác định nghĩa của các từ ấy.

a. Cha ông ta đã mở mang vùng đất hoang này để trồng trọt, sinh sống từ rất lâu đời. Công lao khai khẩn ấy con cháu cần đời đời ghi nhớ.

b. Một mình chị ấy quán xuyến mọi việc trong gia đình từ dọn dẹp, nấu ăn đến đưa đón, dạy dỗ con cái.

c. Người vị tha luôn vì người khác, biết nghĩ cho người khác. Đây là một đức tính tốt. Trái với người vị tha là người vị kỉ.

d. Bây giờ tôi chẳng thiết tha với chuyện gì cả. Tôi chỉ tha thiết mong anh giải quyết cho trường hợp của tôi.

Xem lời giải >>
Bài 15 :

Câu hỏi “Sao mẹ ta già?” trong bài thơ Mẹ (Đỗ Trung Lai) có tác dụng như thế nào đối với việc thể hiện tình cảm của tác giả?

Xem lời giải >>
Bài 16 :

Tìm các câu hỏi trong bài thơ Ông đồ (Vũ Đình Liên). Tác giả sử dụng những câu hỏi đó để biểu đạt điều gì?

Xem lời giải >>
Bài 17 :

Viết một đoạn văn (khoảng 5 - 7 dòng) giải thích nghĩa của các từ in đậm trong hai dòng thơ dưới đây và cho biết em dựa vào đâu để xác định được nghĩa của mỗi từ đó:

 Ngày ngày Mặt Trời đi qua trên lăng

Thấy một Mặt Trời trong lăng rất đỏ

(Viễn Phương)

Xem lời giải >>
Bài 18 :

Giải thích nghĩa của từ thuyết giảng.

Xem lời giải >>
Bài 19 :

a) Cụm từ lên thác, xuống ghềnh có nghĩa là gì? Tại sao lại nói lên thác, xuống ghềnh?

b) Nhanh như chớp có nghĩa là gì? Tại sao lại nói nhanh như chớp?

Xem lời giải >>
Bài 20 :

Từ “viên tịch” để chỉ cái chết của ai? 

Xem lời giải >>
Bài 21 :

Có thể giải nghĩa của từ bằng mấy cách chính?

Xem lời giải >>
Bài 22 :

Xác định từ ứng với nghĩa: “học văn hóa ở thầy ,có chương trình,có hướng dẫn

Xem lời giải >>