Đề bài

Trên bản đồ tỉ lệ 1 : 3000 000, khoảng cách giữa hai thành phố đo được 3 cm. Vậy khoảng cách thực tế giữa hai thành phố là

  • A.

    9 km.

  • B.

    90 km.

  • C.

    900 km.

  • D.

    9000 km.

Phương pháp giải

Bản đồ tỉ lệ 1 : 3000 000 tức là 1 cm trên bản đồ ứng với 30 km trên thực tế.

Lời giải của GV Loigiaihay.com

- Bản đồ tỉ lệ 1 : 3000 000 tức là 1 cm trên bản đồ ứng với 30 km trên thực tế.

- Khoảng cách giữa hai thành phố đo được trên bản đồ là 3 cm.

=> Trên thực tế khoảng cách đó là: 3 x 30 = 90 km.

Đáp án : B

Các bài tập cùng chuyên đề

Bài 1 :

Trong học tập, bản đồ là một phương tiện để học sinh

  • A.

    học thay sách giáo khoa.

  • B.

    thư giãn sau khi học xong bài.

  • C.

    học tập, rèn luyện các kĩ năng địa lí.

  • D.

    xác định vị trí các bộ phận lãnh thổ học trong bài.

Xem lời giải >>
Bài 2 :

Loại bản đồ nào dưới đây thường xuyên được sử dụng trong quân sự?

  • A.

    Bản đồ dân cư.

  • B.

    Bản đồ khí hậu.

  • C.

    Bản đồ địa hình.

  • D.

    Bản đồ nông nghiệp.

Xem lời giải >>
Bài 3 :

Ý nào dưới đây không đúng về bản đồ?

  • A.

    Bản đồ có tỉ lệ càng lớn mức độ chi tiết càng cao.

  • B.

    Bản đồ quốc gia thường có tỉ lệ lớn hơn bản đồ thế giới.

  • C.

    Bản đồ có tỉ lệ càng nhỏ thì phạm vi lãnh thổ thể hiện được càng lớn.

  • D.

    Bản đồ có tỉ lệ càng nhỏ càng dễ xác định đặc điểm của các đối tượng.

Xem lời giải >>
Bài 4 :

Để tìm hiểu chế độ nước của một con sông ở vùng nhiệt đới, cần phải sử dụng bản đồ nào?

  • A.

    Bản đồ khí hậu.

  • B.

    Bản đồ địa hình.

  • C.

    Bản đồ địa chất.

  • D.

    Bản đồ thổ nhưỡng.

Xem lời giải >>
Bài 5 :

Để giải thích tình hình hình phân bố mưa của một khu vực cần kết hợp sử dụng những bản đồ nào?

  • A.

    Bản đồ khí hậu và bản đồ địa hình.

  • B.

    Bản đồ địa hình và bản đồ địa chất.

  • C.

    Bản đồ thủy văn và bản đồ địa hình.

  • D.

    Bản đồ địa chất và bản đồ thổ nhưỡng.

Xem lời giải >>
Bài 6 :

Tại sao khi đọc bản đồ phải tìm hiểu tỉ lệ của bản đồ?

  • A.

    Để biết được nội dung mà bản đồ thể hiện.

  • B.

    Để xác định phương hướng chính xác trên bản đồ.

  • C.

    Để biết được các đối tượng địa lí được thể hiện trên bản đồ.

  • D.

    Để biết được 1 cm trên bản đồ tương ứng với bao nhiêu m hoặc km trên thực địa.

Xem lời giải >>
Bài 7 :

GPS là

  • A.

    hình ảnh cụ thể của thiên nhiên đã được hệ thống hóa trên máy tính, trên giấy,…

  • B.

    hệ thống xác định vị trí của bất kì đối tượng nào trên Trái Đất thông qua hệ thống vệ tinh.

  • C.

    một phương tiện để học sinh học tập và rèn luyện các kĩ năng địa lí và trả lời các câu hỏi kiểm tra về Địa lí.

  • D.

    một tập hợp có tổ chức, lưu trữ các dữ liệu bản đồ trên thiết bị có khả năng đọc như máy tính, điện thoại thông minh,…

Xem lời giải >>
Bài 8 :

Ứng dụng nổi bật nhất của GPS là

  • A.

    định vị.

  • B.

    dẫn đường.

  • C.

    tìm người, thiết bị đã mất.

  • D.

    chống trộm cho các phương tiện.

Xem lời giải >>
Bài 9 :

Ý nào sau đây không đúng khi nói về ứng dụng của GPS và bản đồ số trong giao thông?

  • A.

    Tìm kiếm thiết bị đã mất.

  • B.

    Chống trộm cho các phương tiện.

  • C.

    Xác định quãng đường di chuyển.

  • D.

    Lưu trữ lộ trình đường đi của phương tiện giao thông.

Xem lời giải >>