Em hãy quan sát các tranh và trả lời câu hỏi:
- Nêu biểu hiện sử dụng tiền hợp lí của hai chị em trong các bức tranh trên.
- Kể thêm các biểu hiện khác của việc sử dụng tiền hợp lí.
Quan sát kĩ tranh để trả lời câu hỏi.
- Biểu hiện sử dụng tiền hợp lí trong các bức tranh trên:
+ Tranh 1: Bố cho hai chị em tiền để đi mua sắm đồ dùng chuẩn bị năm học mới
+ Tranh 2: Hai chị em lên kế hoạch chi tiết trước khi đi mua sắm
+ Tranh 3: Hai chị em tìm được cửa hàng có giá cả hợp lí và chương trình khuyến mại
+ Tranh 4: Em đòi mua giày nhưng người chị bảo phải ưu tiên mua sách vở, giấy bút trước vì đôi giày cũ của người em vẫn dùng được.
+ Tranh 5: Người em khuyên chị không nên mua 3 chiếc váy giống nhau chỉ vì nó được khuyến mại
+ Tranh 6: Hai chị em vẫn còn dư ít tiền nên đã định xin bố cho nuôi lợn đất để tiết kiệm tiền.
- Một số biểu hiện khác của việc sử dụng tiền hợp lí:
+ Không mua đồ chơi khi ở nhà vẫn còn nhiều
+ Mua những thứ cần thiết trước.
+ Không tiêu tiền vào những mục đích vô bổ như chơi game, ăn uống đồ ăn độc hại,…
Các bài tập cùng chuyên đề
Hãy chia sẻ với các bạn về việc em đã sử dụng tiền tiết kiệm của mình như thế nào.
Đọc thông tin “Cô bé bán chè bưởi” và trả lời câu hỏi:
- Bạn Bống đã sử dụng tiền như thế nào? Em có nhận xét gì về cách sử dụng tiền của bạn?
- Việc sử dụng tiền hợp lí có tác dụng như thế nào
- Theo em, vì sao chúng ta phải sử dụng tiền hợp lí.
Em đồng tình hay không đồng tình với ý kiến của bạn nào? Vì sao?
a. Thuý cho rằng, mình mới là học sinh lớp 5, vì vậy việc bàn tới chuyện sử dụng tiền hợp lí là chưa cần thiết
b. Theo Bình, sử dụng tiền hợp lí là giúp mỗi người tiết kiệm tiền và có sẵn tiền để sử dụng khi cần thiết
c. Nga cho rằng, sử dụng tiền hợp lí là tôn trọng công sức của bố mẹ và người lao động.
d. Minh cho rằng, sử dụng tiền hợp lí giúp ta có tiền để giúp đỡ những người gặp khó khăn trong cuộc sống.
e. Theo Yến, nếu giàu có thì cứ tiêu thoải mái, không cần phải tính toán, cân nhắc.
g. Lập cho rằng, nếu biết sử dụng tiền hợp lí, ta sẽ có tiền để chủ động thực hiện ước mơ của mình.
Phân loại nhóm những hành vi nên làm và không nên làm để sử dụng tiền hợp lí
a. Mua những thứ mình thích
b. Chỉ mua những thứ mình thực sự cần
c. Mua đồ vừa đủ dùng
d. Mua hàng còn trong hạn sử dụng
e. Lựa chọn món hàng có giá cả hợp lí.
g. Lên kế hoạch trước khi mua sắm
h. Mua thật nhiều đồ ăn giảm giá để tích trữ
i. Mua đồ phù hợp với điều kiện tài chính của bản thân
Em hãy nhận xét về việc sử dụng tiền của các bạn trong những trường hợp dưới đây.
Em sẽ làm gì nếu ở trong những tình huống dưới đây?
Em sẽ khuyên bạn điều gì:
Thử tài chi tiêu:
Bố mẹ đưa cho em 100 000 đồng để đi chợ mua thức ăn cho một bữa cơm gia đình bốn người. Hãy căn cứ vào số tiền, nhu cầu dinh dưỡng, số lượng thành viên trong gia đình và giá cả thực phẩm để lên thực đơn các loại thực phẩm cần mua theo gợi ý sau:
Loại |
Số lượng |
Giá cả |
Tổng |
|
|
|
|
|
|
|
|
Em hãy lập bảng theo dõi chi tiêu cá nhân theo gợi ý sau:
Thời gian |
Các khoản thu |
Các khoản chi |
Ngày…tháng |
|
|
Chia sẻ với bạn về việc ưu tiên mua đồ dùng mình cần hay mình thích. Giải thích lí do vì sao?
Quan sát tranh và nêu biểu hiện của việc sử dụng tiền hợp lý.
- Nêu thêm các biểu hiện của việc sử dụng tiền hợp lý.
Đọc câu chuyện “NIỀM VUI TIẾT KIỆM” và trả lời câu hỏi:
- Em nhận xét như thế nào về cách chi tiêu của Xô-crat
- Xô-crat tiết kiệm tiền nhằm mục đích gì
- Theo em, vì sao chúng ta phải sử dụng tiền hợp lí?
Quan sát tranh và thực hiện yêu cầu:
- Nếu là thành viên của nhóm, em sẽ trả lời câu hỏi của Cốm và Bin như thế nào?
- Nêu thêm các cách sử dụng tiền hợp lí.
Em đồng tình hay không đồng tình với việc làm nào sau đây? Vì sao?
a, Gia đình của Bin đang gặp khó khăn về kinh tế những bạn lại xin mẹ mua đồ chơi đắt tiền
b. Na hạn chế ăn quà vặt, bạn chỉ mua những thứ thực sự cần thiết và có ích cho sức khoẻ.
c. Cốm muốn mua một cây bút đắt tiền giống như Tin khi đi nhà sách cùng chị.
Nhận xét các ý kiến sau
- Ý kiến 1: Chỉ những người có hoàn cảnh khó khăn mới cần sử dụng tiền hợp lí
- Ý kiến 2: Sử dụng tiền hợp lí vì tiền là do công sức lao động vất vả làm ra.
- Ý kiến 3: Sử dụng tiền hợp lí là cách góp phần giúp kinh tế đất nước phát triển
- Ý kiến 4; Sử dụng tiền hợp lí vì đây là hành động thể hiện yêu thương, trân trọng công sức lao động của người thân trong gia đình.
Xử lí tình huống:
Tình huống 1: Bố mẹ cho Bin 100 000 đồng để đi tham quan cùng lớp. Chuyến đi bắt đầu từ 7 giờ sáng đến 5 giờ chiều nhưng mới đến 11 giờ trưa, Bin đã tiêu hết tiền. Bin không nhớ mình đã tiêu thế nào mà hết nhanh như vậy
- Em có đồng tình với cách sử dụng tiền của Bin không? Vì sao?
- Nếu là Bin, em sẽ chi tiêu như thế nào cho hợp lí?
Tình huống 2: Mẹ bảo Cốm nên đưa số tiền để dành để mẹ giúp mở sổ tiết kiệm ở ngân hàng. Cốm phân vân với ý kiến của mẹ
Nếu em là Cốm, em sẽ làm gì?
Tình huống 3: Tin được mẹ cho tiền để mua đồ dùng học tập nhưng Tin lại dùng tiền đó để mua đồ chơi
Nếu là Tin, em sẽ sử dụng như thế nào? Vì sao
Tình huống 4:
Tiền lì xì vào dịp tết và tiền để dành, Na bỏ hết vào ống tiết kiệm. Vào năm học mới, Na đem số tiền này mua dụng cụ học tập. Em họ của Na sang chơi và xin bộ dụng cụ học tập cũ nhưng Na từ chối: “ Không được!Bộ mới chị dùng, còn bộ này chị cất để dành”
- Việc làm của Na hợp lí và chưa hợp lí chỗ nào? Vì sao?
- Em sẽ khuyên Na điều gì?
Thực hiện việc tiết kiệm và ghi chép chi tiêu theo mẫu gợi ý
Thời gian |
Nội dung chi |
Số tiền đã chi |
Số tiền tiết kiệm |
… |
… |
… |
… |
… |
… |
… |
… |
… |
… |
… |
… |
So sánh số tiền em có với số tiền đã chi tiêu và cắt giảm những khoản không cần thiết.
Chia sẻ cùng bạn
Giả sử em được mẹ cho 100 000 đồng để đi chợ, em sẽ sử dụng số tiền này như thế nào? Vì sao?
Quan sát tranh và trả lời câu hỏi:
a. Em hãy nêu cách sử dụng tiền hợp lí trong mỗi bức tranh trên.
b. Hãy nêu thêm các cách sử dụng tiền hợp lí khác mà em biết.
Đọc thông tin PHƯƠNG PHÁP QUẢN LÝ CHI TIÊU KA-KÊ-BÔ và trả lời câu hỏi
a, Em có nhận xét gì về cách quản lí chi tiêu theo phương pháp Ka-Kê-Bô.
b, Em sẽ khuyên bạn bè như thế nào để sử dụng tiền hợp lí.
Em đồng tình hay không đồng tình với ý kiến nào dưới đây? Vì sao?
a. Chỉ mua những thứ thực sự cần thiết và phù hợp với khả năng chi trả của bản thân.
b. Học sinh tiểu học chưa cần ghi nhật kí chỉ tiêu, vì chưa làm ra tiền.
d. Cần đặt mục tiêu và lập kế hoạch cụ thể cho việc sử dụng tiền.
c. Tái sử dụng đồ vật cũng là cách sử dụng tiền hợp lí và tiết kiệm.
e. Tiền là tài sản riêng của cá nhân, không nên có ý kiến về cách sử dụng tiền của người khác.
Đọc tình huống và thực hiện yêu cầu:
Để giúp An chủ động hơn trong việc sử dụng tiền tiết kiệm của mình, bố mẹ bảo An hãy để tiến vào từng túi theo tỉ lệ phù hợp với mục đích sử dụng. An quyết định túi số 1 sẽ bỏ 10% khoản tiền để dành cho hoạt động từ thiện, túi số 2 sẽ bỏ 20% khoản tiền để dành cho tiết kiệm lâu dài. An vẫn đang phân vân chưa biết chia số tiền còn lại vào các túi khác như thế nào.
Em hãy giúp An tính toán và chia số tiền trên vào từng túi sao cho hợp lí.
Xử lí tình huống:
Em hãy lên thực đơn và đi chợ mua thực phẩm để chuẩn bị bữa cơm cho gia
đình với một số yêu cầu sau:
- Số tiền để đi chợ: 100 000 đồng:
- Thực phẩm phải đảm bảo các nhóm dinh dưỡng cần thiết (chất đạm, chất đường bột, chất béo, vi-ta-min (vitamin) và chất khoáng);
- Số lượng thành viên trong gia đình: 4 người.
Chia sẻ với bạn về việc sử dụng tiền của em.
Em hãy thực hiện ghi chép “Nhật kí chi tiêu”. Sau đó, tự nhận xét việc sử dụng tiền của bản thân và chia sẻ với các bạn trong lớp.