Em sẽ làm gì trong các tình huống sau?
a. Thanh thường bị một nhóm bạn trong lớp trêu chọc, bàn tán về ngoại hình. Mỗi lần thấy Thanh, mấy bạn đó lại cười cợt, chê bai
b. Trong một lần dọn dẹp nhà cửa, mẹ phát hiện Dung có cuốn sổ nhật ký. Vì muốn biết suy nghĩ, tâm tư của con gái nên mẹ đã mở ra đọc.
c. Giờ ra chơi, Hải đang đi ở khu vực phía sau nhà vệ sinh thì thấy hai bạn lớp khác đứng quây xung quanh và ép một bạn cùng lớp Hải vào tường với vẻ mặt tức giận
d. Trời xẩm tối, khi đang trên đường về nhà, Kiên thấy có một người đàn ông lạ mặt đi theo mình. Khi bạn đi nhanh thì người đó cũng đi nhanh, đi chậm thì người đó cũng đi chậm khiến Kiên rất sợ hãi
e. Quỳnh đang chơi cùng bạn thì chú hàng xóm đi qua. Chú khen Quỳnh xinh gái rồi kéo Quỳnh lại, ôm vào lòng khiến bạn rất sợ hãi.
Đọc kĩ tình huống để đưa ra cách giải quyết.
a. Nếu Thanh bị bạn bè trêu chọc và chê bai về ngoại hình, Thanh có thể làm như sau:
- Nói với bạn bè rằng việc trêu chọc và chê bai không đúng và không tốt.
- Xin giúp đỡ từ người lớn như giáo viên hoặc phụ huynh để giúp giải quyết tình huống này.
b. Nếu mẹ đọc sổ nhật ký của Dung, Dung có thể:
- Nói với mẹ rằng sổ nhật ký là vấn đề riêng tư và xin mẹ không nên đọc.
- Thảo luận với mẹ về tâm tư của mình nếu muốn chia sẻ.
- Hỏi mẹ về lý do mẹ muốn biết và cùng tìm ra cách khác để hiểu nhau hơn.
c. Nếu Hải chứng kiến bạn cùng lớp bị ép vào tường, Hải có thể:
- Tìm người lớn gần đó như giáo viên hoặc nhân viên trường để thông báo về tình huống.
- Nếu an toàn, Hải có thể can thiệp bằng cách nói lớn lên và yêu cầu nhóm bạn ngừng hành vi xấu.
d. Nếu Kiên bị một người lạ đi theo mình, Kiên có thể:
- Tìm cách đi đến nơi công cộng hoặc nơi có nhiều người.
- Xin giúp đỡ từ người lớn gần đó như người đi đường hoặc nhân viên cửa hàng.
e. Nếu Quỳnh bị chú hàng xóm ôm vào lòng một cách đáng sợ, Quỳnh có thể:
- Kêu lớn để thu hút sự chú ý của người khác và yêu cầu giúp đỡ.
- Chạy về nhà hoặc nơi có người lớn để bảo vệ.
- Nói cho phụ huynh hoặc người lớn biết về sự cố xảy ra để họ có thể giúp đỡ và bảo vệ Quỳnh.
Các bài tập cùng chuyên đề
Em cùng các bạn nghe/ hát bài hát “Tự bảo vệ mình nhé” (sáng tác: Nguyễn Văn Chung) và cho biết để bảo vệ bản thân, chúng ta cần làm gì.
Em hãy quan sát các tranh và trả lời câu hỏi:
- Em hãy nêu biểu hiện xâm hại trẻ em ở các tranh trên.
- Hãy kể thêm các biểu hiện khác của xâm hại trẻ em mà em biết.
Em hãy đọc các trường hợp dưới đây, kết hợp quan sát tranh ở Hoạt động 1 phần Khám phá và thực hiện yêu cầu:
a, Bị trách mắng nhiều, Hạt ngày càng trở nên nhút nhát, sợ sệt và chậm chạp hơn.
b, Do thường xuyên bị đánh, Cân dần trở nên lì đòn, hay cáu kỉnh và bắt nạt các bạn trong lớp
c, Sau một lần suýt bị xâm hại, Mận gần như rơi vào trạng thái trầm cảm, ít nói, ít cười, không chia sẻ với ai, đặc biệt là rất sợ người khác giới.
d, Bố mẹ thường xuyên vắng nhà nhiều ngày nên anh em Khởi không được quan tâm, chăm sóc chu đáo. Cả hai đều còi cọc và kết quả học tập sa sút.
- Em hãy dự đoán điều gì có thể xảy ra đối với các bạn trong tranh ở Hoạt động 1
- Em hãy nêu những hậu quả mà các bạn Hạt, Cân, Mận, Khởi phải gánh chịu trong các trường hợp trên.
- Theo em, vì sao phải phòng tránh xâm hại.
Đọc thông tin dưới đây và thực hiện yêu cầu:
Em hãy nêu một số quy định cơ bản của pháp luật về phòng tránh, xâm hại trẻ em.
a, Nhận diện các nguy cơ xâm hại
Em hãy quan sát các bức tranh và thực hiện yêu cầu:
- Em hãy nêu tình huống có nguy cơ bị xâm hại trong các bức tranh trên và giải thích vì sao.
- Hãy nêu thêm các tình huống có nguy cơ bị xâm hại khác mà em biết.
b, Tìm hiểu cách phòng tránh bị xâm hại
Em hãy quan sát các bức tranh và thực hiện yêu cầu:
- Em hãy nêu cách phòng, tránh bị xâm hại trong các bức tranh trên.
- Hãy nêu thêm cách phòng tránh bị xâm hại khác mà em biết.
c.
Tìm hiểu cách ứng phó khi có nguy cơ bị xâm hại
Em hãy quan sát các bức tranh và trả lời câu hỏi:
Em đồng tình hay không đồng tình với ý kiến nào dưới đây? Vì sao?
a. Mọi trẻ em đều có quyền được bảo vệ khỏi các hình thức xâm hại
b. Thủ phạm xâm hại thường là người mà trẻ em biết rõ (người quen)
c. Chỉ người lạ mới xâm hại trẻ em
d. Thủ phạm xâm hại trẻ em cũng có thể là bạn bè cùng lứa tuổi
e. Trẻ em trai và trẻ em gái đều có thể là nạn nhân của xâm hại tình dục
Những hành vi nào dưới đây là biểu hiện của xâm hại? Vì sao?
a. Bạn Lâm thường bảo Cường là đần, béo ú khiến Cường buồn bã, thiếu tự tin
b. Bác sĩ bảo An cởi áo để khám ngực khi có cả mẹ bạn ở đó
c. Mỗi khi công việc kinh doanh không thuận lợi, mẹ thường cáu gắt và đánh, mắng Gia
d. Chú hàng xóm cố tình vuốt má, sờ vào người Hạ mỗi khi gặp khiến bạn cảm thấy không thoải mái
e. Bố bắt Tâm phải nghỉ học để làm việc nhà như trông em, nấu cơm, phụ giúp bán hàng
Em chọn cách ứng phó nào dưới đây nếu gặp nguy cơ bị xâm hại? Vì sao?
a. Run sợ, khóc lóc
b. Hít thở sâu để lấy lại bình tĩnh và tìm cách ứng phó
c. Nói với người xâm hại rằng mình sẽ mách bố mẹ
d. Chịu đựng
e. Chống lại
g. Kêu lớn để người khác biết và giúp đỡ
h. Kể cho người thân về tình huống em gặp phải
i. Gọi cho Tổng đài quốc gia bảo vệ trẻ em 111
Em cùng các bạn trong nhóm xây dựng tiểu phẩm, thảo luận cách ứng phó và đóng vai thể hiện trong các trường hợp sau:
- Bị đe doạ;
- Bị chửi mắng;
- Bỏ bị rơi, ít được quan tâm.
Em hãy cùng bạn ghi lại những điều nên làm và không nên làm để phòng tránh bị xâm hại theo mẫu sau:
Những điều nên làm |
Những điều không nên làm |
|
|
Em hãy sưu tầm bài thơ, bài hát,..hoặc thiết kế tờ rơi tuyên truyền về phòng, tránh xâm hại; sau đó chia sẻ với các bạn trong lớp.
Em hãy đóng vai là tuyên truyền viên để phổ biến đến bạn bè các kĩ năng phòng tránh xâm hại.
Nghe, vận động theo bài hát Năm ngón tay xinh (nhạc và lời: Đoàn Ngô Tĩnh) và thực hiện yêu cầu
Nêu cách sử dụng quy tắc năm ngón tay mà bài hát nhắc đến.
Đọc thông tin và thực hiện yêu cầu
Nêu một số quy định cơ bản của pháp luật về phòng tránh xâm hại trẻ em
Quan sát tranh và thực hiện yêu cầu
- Tin đã làm gì để phòng tránh xâm hại
- Nêu các bước để phòng tránh xâm hại
Đọc các trường hợp sau và cho biết cách thực hiện một số kĩ năng phòng tránh xâm hại.
Trường hợp 1:
Về quê, Tin được sắp xếp ngủ cùng phòng với anh họ. Khi ngủ, anh thường ôm Tin khiến Tin khó chịu. Anh cũng hay rủ Tin tắm chung. Anh nói với Tin: “ Đây là bí mật của anh và em. Em không được kể với ai!”. Tin cảm thấy lo lắng nên đã báo với bố, Bố dặn Tin “Có những bí mật tốt và bí mật xấu. Khi có ai đó bắt con giữ bí mật khiến con lo lắng, con hãy kể lại cho bố mẹ hoặc người lớn đáng tin cậy biết ngay nhé!”
Trường hợp 2:
Na đang đứng trước cổng trường để đợi bố đến đón. Chợt có một người đàn ông lạ mặt đi xe máy đến nói với Na: “Bố cháu bận nên nhờ chú chở cháu về nhà”. Na liền từ chối: “cảm ơn chú. Nhưng cháu không biết chú nên cháu sẽ nhờ cô giáo gọi cho bố”. Nói xong, Na chạy vào trong trường, đến phòng giáo viên kể cho cô giáo chủ nhiệm về sự việc vừa xảy ra.
Trường hợp 3:
Cốm vẽ lên giấy hình bàn tay và viết vào 5 ngón tay tên 5 người lớn đáng tin cậy có thể giúp Cốm khi gặp nguy hiểm. Ở giữa bàn tay, Cốm viết số điện thoại của bố, mẹ, thầy chủ nhiệm, địa chỉ nhà Cốm và số đường dây nóng hỗ trợ trẻ em. Cốm tự nhủ sẽ luôn mang theo tờ cẩm nang này để bảo vệ bản thân.
Nhận xét các ý kiến sau
- Ý kiến 1: Pháp luật Việt Nam quy định tội hiếp dâm người dưới 16 tuổi có thể phải chịu mức án cao nhất là tử hình.
- Ý kiến 2: Cá nhân không có trách nhiệm thông tin, thông báo, tố giác hành vi xâm hại trẻ em
- Ý kiến 3: Những thông tin cá nhân của trẻ em được pháp luật bảo vệ để tránh bị xâm hại
- Ý kiến 4: Bắt trẻ nhịn ăn, nhịn uống, không cho hoặc hạn chế vệ sinh cá nhân là hành vi xâm hại
- Ý kiến 5: Các tội phạm xâm hại trẻ em được quy định trong pháp luật Việt Nam áp dụng cho trẻ bị xâm hại từ đủ 13 đến dưới 16 tuổi
- Ý kiến 6: Trẻ em được quyền tố giác những hành vi xâm hại đến mình hoặc người khác qua Tổng đài điện thoại quốc gia bảo vệ trẻ em 111.
Đọc các trường hợp sau và thực hiện yêu cầu:
Trường hợp 1:
Bin bị bệnh và được bố mẹ dẫn đi khám ở bệnh viện. Bác sĩ yêu cầu bố mẹ Bin ngồi bên ngoài và muốn Bin cởi quần áo để kiểm tra cơ thể
Trường hợp 2:
Tại công viên, một người nước ngoài nhờ Na dẫn đường đến nhà vệ sinh
Trường hợp 3:
Cốm trông thấy một người đàn ông đang ép buộc một bạn nhỏ đi ăn xin và nộp tiền về cho ông ấy
Trường hợp 4:
Na phát hiện gia đình mới chuyển đến cạnh nhà mình thường xuyên cãi nhau. Bạn nhỏ trong gia đình ấy bị bố mẹ mắng chửi rất nhiều mỗi khi họ tức giận
- Trường hợp nào có nguy cơ bị xâm hại, vì sao?
- Nêu cách xử lí trong các trường hợp có nguy cơ bị xâm hại.
Xử lí tình huống:
Tình huống 1: Trên đường đi học về, Na bị một anh thanh niên cản đường và trêu ghẹo
Nếu là Na, em sẽ làm gì?
Tình huống 2: Huấn luyện viên dạy múa thường mắng Cốm và các bạn khi tập không đúng động tác
- Nếu là Cốm, em sẽ làm gì? - Nếu là Cốm, em sẽ làm gì?
Tình huống 3: Bin sử dụng máy tính để tìm kiếm thông tin cho bài học. Khi đăng nhập vào một diễn đàn, bất ngờ Bin nhận được nhiều tin nhắn chê bai và miệt thị ngoại hình của mình khiến cậu hoảng sợ.
Nếu là Bin, em sẽ làm gì?
Tình huống 4: Nhìn qua cửa sổ phòng tắm, Tin phát hiện người đàn ông ở nhà đối diện đang chĩa ống kính về phía mình
Nếu là Tin,em sẽ làm gì?
Thiết kế “Sổ tay phòng tránh xâm hại” với các thông tin: Số điện thoại hỗ trợ, cách ứng phó khi rơi vào tình huống có nguy cơ xâm hại.
Thực hiện một sản phẩm tuyên truyền về các kĩ năng phòng, tránh xâm hại trẻ em.
Tham gia trò chơi Ghép chữ
Cách chơi: Em hãy ghép các chữ cái trong 3 tấm khiên thành những từ ngữ có nghĩa liên quan đến việc bảo vệ trẻ em khỏi các hành vi xâm hại.
Đọc thông tin và thực hiện yêu cầu
Em hãy nêu một số quy định của pháp luật về phòng, tránh xâm hại trẻ em.
Quan sát tranh và trả lời câu hỏi:
a. Bạn nào trong tranh đã nhận biết được nguy cơ và biết cách phòng, tránh xâm hại.
b. Việc phòng, tránh nguy cơ xâm hại có ý nghĩa như thế nào đối với bản thân em?
Quan sát tranh và trả lời câu hỏi:
a. Em hãy sắp xếp các tranh theo thứ tự phù hợp.
b. Bạn trong tranh đã ứng xử như thế nào khi gặp người có hành vi xâm hại.
c, Kể thêm các cách phòng tránh xâm hại mà em biết.
Em đồng tình hay không đồng tình với ý kiến nào dưới đây? Vì sao?
a. Hành vi dùng vũ lực đe doạ, ép buộc, lôi kéo, dụ dỗ trẻ em tham gia vào các hành vi liên quan đến tình dục là vi phạm pháp luật.
b. Pháp luật nước ta nghiêm cấm việc nhận chăm sóc trẻ em để thực hiện hành vi xâm hại.
c. Tuỳ theo tính chất, mức độ, hậu quả của hành vi vi phạm, người thực hiện hành vi xâm hại trẻ em có thể bị xử phạt hành chính hoặc xử lí hình sự.
d. Bắt trẻ em lao động trước tuổi, quá thời gian hoặc làm công việc nặng nhọc, độc hại là vi phạm pháp luật.
e. Người lớn có quyền đánh hoặc làm tổn thương tinh thần trẻ em.
g. Cha mẹ có quyền bỏ mặc, không quan tâm con.
Thảo luận nhóm và trả lời câu hỏi:
Xử lí tình huống:
Tình huống 1: Chỉ vì không cho bạn chép bài trong giờ kiểm tra, Minh đã bị nhóm bạn ngồi gần cô lập, không cho chơi cùng nữa
Nếu chứng kiến việc làm của các bạn trên, em sẽ khuyên các bạn như thế nào?
Tính huống 2: Do bố mẹ đi làm xa, Hoàng về quê sống cùng với chú để tiện cho việc học hành. Sau khi đi học về, Hoàng thường bị chú bắt bưng bê đồ ăn cho khách và rửa bát đại. Ngày nào công việc cũng lặp lại như vậy, có khi đến 10 giờ tối
Nếu là Hoàng, em sẽ làm gì?
Chia sẻ cách phòng tránh xâm hại trong một số tình huống mà em biết.
Hãy thực hành nguyên tắc bàn tay để giúp em giữ khoảng cách an toàn và bảo vệ bản thân.