Em hãy tìm hiểu về 1 tấm gương học sinh vượt khó và chia sẻ với các bạn theo gợi ý:
- Giới thiệu về bạn đó và những khó khăn mà bạn đã gặp
- Bạn đã làm gì để vượt qua khó khăn?
- Em học được gì từ tấm gương đó?
Chia sẻ về tấm gương học sinh vượt khó.
- Tấm gương mà em biết: bạn Minh Trang học lớp 5A1
+ Minh Trang là một bạn học sinh có hoàn cảnh vô cùng đặc biệt. Bố bạn mất từ khi bạn mới 2 tuổi, bạn sống với mẹ và bà ngoại. Bà ngoại tuổi cao, thường xuyên đau ốm, nên mẹ bạn phải đi làm xa để kiếm tiền chữa bệnh cho ngoại, cũng như lo cho cuộc sống gia đình. Do đó, hầu hết thời gian Trang phải chăm sóc bà ngoại, chăm lo việc nhà, vườn tược. Mỗi sáng, Trang phải dậy từ sớm, đi chợ mua đồ ăn sáng cho bà ngoại, cho gà ăn rồi mới đi học. Chiều về, Trang đi nhặt ve chai để có tiền mua đồ dùng học tập. Đến tối, Trang mới có thời gian dành cho việc học. Tuy thế, suốt nhiều năm liền, Trang luôn là học sinh giỏi, tham gia các hoạt động của trường lớp rất sôi nổi. Khi hỏi bạn về động lực giúp bạn vượt qua khó khăn đó, Trang trả lời rằng mình luôn cố gắng vượt qua khó khăn, học giỏi để sau có tiền chữa bệnh cho bà, lo cho mẹ. Do đó, bạn luôn cố gắng hết mình, trên lớp nghe giảng chăm chú, về nhà luôn làm bài, ôn lại bài đầy đủ.
=> Sau khi nghe về tấm gương của Trang, em thấy rất khâm phục và thấy mình cần học hỏi về tinh thần vượt khó của bạn.
Các bài tập cùng chuyên đề
Hãy chia sẻ về khó khăn trong học tập, cuộc sống của em và cách em vượt qua những khó khăn đó.
Quan sát tranh và thực hiện yêu cầu:
- Em hãy chỉ ra khó khăn của các bạn trong những bức tranh trên.
- Kể thêm những khó khăn khác trong học tập và cuộc sống mà em biết.
Đọc câu chuyện “Chăm ngoan, học giỏi” và trả lời câu hỏi:
- Bạn Huế đã vượt qua khó khăn như thế nào? Việc biết vượt qua khó khăn đó đã đem lại điều gì cho bạn?
- Nêu cảm nghĩ của em về tấm gương vượt khó của bạn Huế
- Theo em, vì sao chúng ta cần biết vượt qua khó khăn trong học tập và cuộc sống?
Em đồng tình hay không đồng tình với ý kiến nào dưới đây? Vì sao?
a. Trẻ em không thể tự vượt qua khó khăn.
b. Khi tự mình không giải quyết được khó khăn thì cần tìm kiếm sự hỗ trợ từ người đáng tin cậy.
c. Chỉ người nghèo mới cần vượt khó.
d. Tinh thần vượt khó là do bẩm sinh chứ không thể luyện tập mà có được.
e. Vượt khó sẽ giúp ta thành công và có nhiều niềm vui trong cuộc sống.
g. Vượt khó sẽ khiến bản thân luôn mệt mỏi, dễ chán nản.
Em hãy cho biết điều gì có thể xảy ra khi gặp khó khăn nếu:
Em hãy vận dụng các bước dưới đây để giúp bạn vượt qua khó khăn trong những tình huống ở hoạt động 1 phần Khám phá:
Em hãy đưa ra nhận xét đối với việc làm của các bạn dưới đây:
a. Dù phải thức dậy sớm để đi bộ gần 3km đến trường nhưng Phống vẫn đi học đều.
b. Khi thầy giáo hướng dẫn kĩ thuật phát cầu lông, dù thấy khó nhưng Ngọc vẫn mạnh dạn xung phong để thử sức.
c. Sáng dậy thấy trời gió rét nên Phương lấy lí do bị mệt để không phải tham gia lao động cùng các bạn trong xóm.
d. Sáng nay, bố dạy Hằng cạc tỉa, tạo dáng cho cây cảnh nhưng bạn đã từ chối.
Em hãy tư vấn cho các bạn dưới đây những việc cần làm để vượt qua khó khăn:
a. Bạn viết chữ xấu, khó đọc.
b. Bạn chưa học tốt môn Toán.
c. Bạn thường đi học trễ vì thói quen ngủ dậy muộn.
d. Bạn bị một nhóm bạn khác bắt nạt.
Hãy nêu những khó khăn mà em có thể gặp phải và những biện pháp để khắc phục khó khăn đó theo gợi ý sau:
Quan sát hình ảnh và chia sẻ cảm nghĩ của em.
Quan sát tranh và thực hiện yêu cầu
- Các bạn đã vượt qua khó khăn của bản thân trong học tập và cuộc sống như thế nào?
- Em đã làm gì để vượt qua khó khăn trong học tập và cuộc sống? Nêu ví dụ.
Đọc các thông tin và thực hiện yêu cầu
- Nêu cảm nghĩ của em về hai tấm gương vượt khó nói trên.
- Theo em, cần thể hiện thái độ như thế nào với những tấm gương vượt khó trong học tập và cuộc sống?
Nhận xét các ý kiến sau
- Ý kiến 1: Để vượt qua khó khăn, cần suy nghĩ lạc quan và có niềm tin vào cuộc sống
- Ý kiến 2: Những tấm gương vượt qua khó khăn sẽ làm học sinh cảm thấy áp lực, thiếu tin tưởng vào bản thân
- Ý kiến 3: Để vượt qua khó khăn trong học tập và cuộc sống, cần nỗ lực, kiên trì với những việc mình làm, phấn đấu đạt được mục tiêu đã đặt ra.
- Ý kiến 4: Những tấm gương vượt khó truyền tải và lan toả giá trị tích cực nên cần tôn trọng, yêu quý và nêu gương họ
- Ý kiến 5: Mọi khó khăn trong học tập và cuộc sống đều có thể vượt qua nếu quyết tâm và tìm được cách giải quyết phù hợp
- Ý kiến 6: Chúng ta cần khích lệ, động viên nhau để cùng vượt qua những khó khăn trong học tập và cuộc sống
Bày tỏ ý kiến
Trường hợp 1:
Sắp đến kiểm tra cuối học kì 1, Na và Cốm đều lo lắng nhưng cách giải quyết của hai bạn lại khác nhau. Na lên kế hoạch ôn bài và tâm sự với bạn để giải toả căng thẳng. Cốm thì chơi trò chơi điện tử, đọc truyện tranh
- Em đồng ý với cách giải quyết khó khăn của bạn nào? Vì sao?
- Chia sẻ thêm với hai bạn một số cách để vượt qua sự lo lắng trong học tập hay trong cuộc sống.
Trường hợp 2:
Dù hoàn cảnh gia đình khó khăn, Kiên vẫn vươn lên để đạt nhiều thành tích trong học tập và rèn luyện. Thế nhưng, một vài bạn trong lớp vẫn không muốn vui chơi và làm việc cùng nhóm với Kiên.
- Nhận xét về thái độ của một vài bạn trong lớp với Kiên
- Nếu là bạn cùng lớp với Kiên, em sẽ làm gì?
Xử lí tình huống:
Tình huống 1: Tin nghĩ mãi nhưng vẫn chưa hoàn thành bài luyện tập mà cô hướng dãn. Nếu là Tin, em sẽ làm gì?
Tình huống 2:
Bố mẹ phải đi công tác xa nhà một tháng nên Cốm sang ở với ông bà.
- Theo em, Cốm sẽ gặp những khó khăn gì?
- Nếu là Cốm, em sẽ vượt qua những khó khăn đó như thế nào?
Tình huống 3:
Bin bị ốm nên phải nghỉ học nhiều ngày. Khi đi học lại, Bin cảm thấy khó khăn vì không theo kịp bài trên lớp.
Nếu là Bin, em sẽ làm gì?
Chia sẻ về các tấm gương vượt khó trong học tập, trong cuộc sống mà em biết và rút ra bài học cho bản thân.
Lập kế hoạch khắc phục những khó khăn trong học tập và cuộc sống của em và thực hiện kế hoạch đó.
Đọc câu chuyện “MỘT NHÀ THƠ CHÂN CHÍNH” và trả lời câu hỏi:
- Nhà thơ cuối cùng trong câu chuyện đã bảo vệ cái đúng, cái tốt như thế nào? Hành động đó đã mang lại điều gì?
- Vì sao chúng ta cần bảo vệ cái đúng, cái tốt?
Chia sẻ về một số cách mà em đã thực hiện để vượt qua những khó khăn của bản thân trong học tập và cuộc sống?
Quan sát tranh và thực hiện yêu cầu:
a. Các bạn trong tranh trên đã biết vượt qua khó khăn trong học tập và cuộc sống như thế nào
b. Em hãy kể thêm một số khó khăn trong học tập hoặc cuộc sống và cách vượt qua khó khăn đó.
Đọc câu chuyện và trả lời câu hỏi:
a. Anh Níc Vu-gic và thầy giáo Nguyễn Ngọc Ký đã vượt qua những khó khăn của bản thân như thế nào?
b. Nêu suy nghĩ của em về những tấm gương vượt khó kể trên
Nhận xét các ý kiến dưới đây:
Em đồng tình với cách vượt qua khó khăn của bạn nào dưới đây? Vì sao
a. Khi quá mệt mỏi trước khó khăn, Dung tạm thời nghỉ ngơi để lấy sức và tiếp tục nghĩ cách vượt khó.
b. Mỗi khi gặp khó khăn, Trang liền tìm ngay người thân để nhờ giúp đỡ.
c. Lúc bắt tay làm việc gì, Phong cũng đều dự kiến những khó khăn có thể xảy ra để chủ động xử lí.
d. Khi gặp khó khăn, Trung không làm gì cả và hi vọng khó khăn sẽ qua đi.
e. Mỗi khi thất bại trước khó khăn, Hùng lại tìm hiểu nguyên nhân và cố gắng vượt qua.
g. Để vượt qua khó khăn, Mai luôn rèn luyện cho mình thói quen làm việc nhẫn nại, tìm cách giải quyết.
Sắp xếp các bước sau đây để giải quyết các khó khăn trong học tập và cuộc sống.
: Đưa ra lời khuyên để giúp các bạn vượt qua khó khăn trong các trường hợp sau:
Trường hợp 1: Để chuẩn bị hội trại, Huỳnh xung phong đảm nhận phần trang trí bằng các bức tranh. Nhưng vì khối lượng công việc nhiều hơn so với dự định nên sắp đến ngày dựng trại mà Hùng vẫn chưa vẽ xong
Trường hợp 2: Kết quả học tập kì này của Thắng giảm sút do ham mê trò chơi điện tử. Thắng tự hứa với bản thân sẽ không chơi nữa, nhưng bạn rất khó khăn để vượt qua sức hấp dẫn của trò chơi.
Trường hợp 3: Năm nay, Tuấn được bầu làm lớp trưởng. Tuấn thấy nền nếp của lớp chưa tốt, một số bạn còn đi học muộn và nói chuyện riêng trong giờ học. Tuấn chưa biết phải quản lí lớp như thế nào cho hiệu quả.
Xử lí tình huống
Tình huống 1: Tối nay có một trận bóng đá mà Tiến rất yêu thích. Trận bóng sắp bắt đầu, nhưng Tiến chưa ôn bài xong, Tiến rất phân vân
Nếu là Tiến, em sẽ làm gì?
Tính huống 2: Hoa xin bố mẹ đi học đàn ghi ta vì rất thích bộ môn này. Tuy nhiên sau một thời gian luyện tập, cảm thấy không tiến bộ, các ngón tay bị đau nhức, nên Hoa rất chán nản và muốn bỏ học
Nếu là Hoa, em sẽ vượt qua khó khăn trên như thế nào?
Tình huống 3: Để chuẩn bị ngày hội thể thao của trường, thấy A Lử có năng khiếu thể thao nên cô giáo đề xuất em tham gia môn chạy. Tuy nhiên A Lử lại thích tham gia môn nhảy cao hơn. Bạn muốn bày tỏ nguyện vọng của mình, nhưng lại ngại ngùng mỗi khi giao tiếp với cô.
Nếu là A Lử, em sẽ vượt qua khó khăn trên như thế nào?
Cùng bạn thử làm chuyên gia tư vấn để đưa ra cách vượt qua khó khăn trong học tập và cuộc sống cho bạn bè trong lớp.
Gợi ý về những khó khăn:
- Tính tình hay nóng giận.
- Vừa chuyển đến nơi ở mới để sinh sống và học tập.
Hãy viết ra điều mong muốn nhất của em lúc này, chỉ ra khó khăn và biện pháp vượt khó để đạt được mong muốn đó.
Sưu tầm và kể cho các bạn nghe về một tấm gương vượt khó trong học tập và cuộc sống mà em quý trọng.
Quan sát tranh và thực hiện yêu cầu:
a. Theo em, đâu là cách để bảo vệ cái đúng, cái tốt.
b. Hãy kể thêm các cách mà bảo vệ cái đúng cái tốt khác mà em biết.