Em hãy đọc câu chuyện và các trường hợp sau để trả lời câu hỏi
ÔI, SAO TAY KÝ LẠI THẾ NÀY!
Mẹ tôi kể lại, mấy hôm tôi ốm nằm liệt giường, ngày nào Bằng cũng đến lấp ló ngoài cửa sổ. Nó đứng thu lu ở đấy một lúc rồi lặng lẽ quay về. Chắc Bằng buồn lắm.
Hôm nay thấy tôi ra ngõ chơi được, Bằng mừng quá. Nó vừa chạy đến chỗ tôi vừa gọi:
Ký ơi, ra sân đình đánh đáo với tớ đi.
Tôi chưa kịp nói gì thì Bằng đã ôm chầm lấy tôi. Nó cầm tay tôi định kéo đi. Bỗng nét mặt nó biến sắc.
Nó chằm chằm nhìn vào tôi, hốt hoảng thốt lên:
- Ôi, sao tay Ký lại thế này?
- Chẳng biết nữa. Tôi trả lời gọn mấy tiếng như vậy.
Bọn trẻ chơi quanh dó thấy lạ liền ùa đến. Đứa sờ, đứa mó, có đứa tinh nghịch giật tay tôi một cái rồi bỏ chạy kêu lên:
- A, Ký què rồi chúng mày ạ. Ký què... Ký què.
Tôi chỉ còn biết đứng lặng nhìn xuống đôi tay buông thõng của mình, mặc cho hai dòng lệ ứa trào từ lúc nào. Thế là từ nay hai tiếng “thằng què” sẽ là cái biệt danh của tôi ư? Sao có chuyện kì lạ thế này nhỉ? Mới cách đây mấy ngày thôi, đôi tay của tôi vẫn còn nguyên vẹn kia mà!
(Nguyễn Ngọc Ký, 2022, Tôi đi học, NXB Tổng hợp Thành phố Hồ Chí Minh, Thành phố Hồ Chí Minh, trang 11-12)
Trường hợp 1.
Bạn K có mẹ làm công nhân và bố làm kĩ sư. Trong khi làm việc, không may mẹ của bạn K bị tai nạn lao động phải nằm viện sáu tháng. Thời gian đầu, mọi sinh hoạt của gia đình bị đảo lộn. Bố bạn K phải xin nghỉ việc không lương để vào bệnh viện chăm sóc mẹ. Bạn K phải thay bố mẹ quán xuyến công việc gia đình.
Trường hợp 2.
Lên cấp hai, bố bạn C làm ăn bị phá sản. Bạn C chia sẻ: “Đúng là chuyện gì cũng có thể xảy ra. Trước kia, mình không bao giờ nghĩ đến việc bố bị phá sản, phải bán nhà. Đến khi có chuyện, mẹ và mình đã rất lo lắng".
- Theo em, có những thay đổi nào đã xảy ra với các nhân vật trong câu chuyện và các trường hợp trên?
- Những thay đổi đó đã ảnh hưởng như thế nào đến cuộc sống của họ?
Em đọc kĩ câu chuyện và các trường hợp để hoàn thành bài tập
|
Thay đổi |
Ảnh hưởng |
Câu chuyện |
Sau trận ốm nặng, nhân vật Ký đã bị liệt tay |
Cuộc sống sinh hoạt của Ký thay đổi, bị các bạn bè chê bai, cười đùa |
Trường hợp 1 |
Mẹ K bị tai nạn lao động, phải nằm viện 6 tháng |
Bố K phải xin nghỉ việc để vào viện chăm mẹ, công việc trong nhà K phải quán xuyến |
Trường hợp 2 |
Bố bạn C bị phá sản trong kinh doanh, phải bán nhà |
Gia đình C lao đao, khó khăn về cả kinh tế lẫn tinh thần |
Các bài tập cùng chuyên đề
Em hãy nêu suy nghĩ của bản thân về câu danh ngôn sau:
“Chúng ta không thể thay đổi hướng gió nhưng chúng ta có thể điều chỉnh cánh buồm.” – Dolly Parton
Em hãy đọc các trường hợp sau và trả lời câu hỏi:
1. T rất đau buồn vì sự ra đi đột ngột của bà nội. Từ nhỏ, T được bà chăm sóc, chỉ bảo. Lớn lên, bạn vẫn rất gần gũi và thường hay chia sẻ, tâm sự với bà. Giờ không còn bà ở bên cạnh, T không chấp nhận được sự thật này, bạn thường nhốt mình trong phòng, khóc và chìm đắm trong sự đau buồn.
2. Do hậu quả của trận lũ quét khiến gia đình V phải sơ tán đến nơi ở tạm. Mặc dù được chính quyền hỗ trợ nhưng cuộc sống của gia đình V vẫn chịu ảnh hưởng nặng nề, giao thông gián đoạn, tài sản bị cuốn đi, việc học tập và sinh hoạt đều gặp nhiều khó khăn.
3. Anh K ước mơ trở thành nghệ sĩ piano và đã đạt được nhiều giải thưởng. Nhưng không may, một tai nạn xảy ra khiến anh bị chấn thương ở tay và không thể chơi đàn được nữa. Anh K rất buồn và lo lắng cho tương lai của mình.
a. Em hãy nêu những thay đổi đã xảy ra và ảnh hưởng của nó đến cuộc sống của các nhân vật trong những trường hợp trên.
b. Em hãy nêu thêm những thay đổi khác có thể xảy ra trong cuộc sống.
Em hãy đọc thông tin sau và trả lời câu hỏi:
Để thích ứng với sự thay đổi, chúng ta cần:
Chấp nhận sự thay đổi là tất yếu |
Cần xác định rằng, sự thay đổi là điều không thể tránh khỏi trong cuộc sống. Chúng ta cần học cách chấp nhận và thích nghi với sự thay đổi đó. Lưu ý, đối với những thay đổi lớn, xảy đến bất ngờ, sẽ cần nhiều thời gian và cả sự hỗ trợ để chấp nhận và thích ứng được. Ở trường hợp 3 mục 1, sự cố tai nạn là một biến cố lớn trong cuộc đời anh K khiến ước mơ trở thành nghệ sĩ piano của anh không thể thực hiện. Anh rất đau khổ và khó chấp nhận điều này. Tuy nhiên, sau khi bình tâm suy nghĩ, anh hiểu rằng việc bị hỏng đi đôi bàn tay là sự thật không thể thay đổi được. Dù anh dần vặt, - đau khổ thì điều đó đã xảy ra và đôi tay của anh không thể bình phục được như cũ. |
Giữ bình tĩnh |
Trước những biến cố bất ngờ, cần làm chủ cảm xúc, giữ thái độ điềm tĩnh, không hoảng hốt, giúp bản thân có thời gian để suy xét lại toàn bộ vấn đề, từ đó mới có thể đối mặt và giải quyết. Để giữ được bình tĩnh, ngay lập tức có thể hít thở sâu, không nên ra quyết định vội vàng mà tìm cách nhìn nhận vấn đề một cách thấu đáo, dành thời gian ở bên cạnh, chia sẻ với người thân và bạn bè, lắng nghe ý kiến của những người mình tin tưởng. Trong trường hợp anh K, mặc dù rất đau khổ nhưng anh đã cố gắng dành thời gian suy nghĩ để chấp nhận sự thật, lắng nghe ý kiến của những người xung quanh và tìm hiểu về những người đã vươn lên từ hoàn cảnh bất hạnh để tìm hướng đi mới cho tương lai. |
Tìm cách giải quyết vấn đề theo hướng tích cực |
Chủ động đánh giá, suy nghĩ, tham khảo các cách khác nhau để lựa chọn cách giải quyết vấn đề tích cực và phù hợp nhất với bản thân và hoàn cảnh. Lưu ý: Nếu cách giải quyết vượt quá khả năng của bản thân, cần chủ động tìm kiếm sự hỗ trợ từ gia đình, thầy cô, bạn bè hoặc những người lớn đáng tin cậy khác. Sau khi bình tĩnh suy xét, anh K đã tìm hiểu và xác định được hướng đi của bản thân. Anh vẫn mong muốn thực hiện ước mơ với âm nhạc của mình và thấy rằng nếu không chơi đàn nữa thì có thể theo con đường sáng tác nhạc để trở thành nhạc sĩ. Anh đã tìm cách học tập, rèn luyện và thực hiện ước mơ của mình. |
a. Theo em, việc chấp nhận sự thay đổi, giữ bình tĩnh và tìm cách giải quyết vấn đề có ý nghĩa như thế nào đối với mỗi người khi phải đối mặt với thay đổi lớn trong cuộc sống?
b. Em hãy áp dụng thông tin trên để tư vấn giúp bạn T và V ở mục 1 có cách thích ứng phù hợp
c. Theo em, việc thích ứng được với những thay đổi trong cuộc sống có ý nghĩa như thế nào đối với mỗi người?
Em hãy nêu một số thay đổi có khả năng xảy ra trong cuộc sống của bản thân và gia đình theo gợi ý dưới đây:
Thay đổi |
Nguyên nhân |
Hậu quả |
|
|
|
Em đồng tình/ không đồng tình với nhận định nào dưới đây? Vì sao?
a. Thay đổi xảy đến luôn đi cùng với khó khăn và tiêu cực, càng tránh được thay đổi thì càng tốt
b. Thích ứng với thay đổi là một trải nghiệm giúp con người học hỏi để trưởng thành
c. Ngay cả khi cuộc sống ổn định, chúng ta vẫn cần học tập và rèn luyện kĩ năng thích ứng với sự thay đổi
d. Chúng ta có thể không kiểm soát được thay đổi xảy đến trong cuộc sống nhưng luôn kiểm soát được cách chứng ta thích ứng với thay đổi đó
Em hãy vận dụng cách thích ứng với sự thay đổi để tư vấn cho các bạn trong những tình huống dưới đây:
a. Bạn B lần đầu sống xa nhà để lên thành phố học. Ở một mình, B chưa biết cân đối tài chính, mua sắm nhiều thứ không cần thiết nên thường xuyên bị thiếu tiền ăn, thậm chí tiêu cả vào tiền thuê nhà. Sống một mình, không có ai nhắc nhở nên nhiều khi B mải chơi theo bạn, đi sớm về khuya, không để ý chuyện học tập.
b. Mẹ bạn P bị đột quỵ phải nằm liệt một chỗ, sinh hoạt cá nhân cũng cần có người hỗ trợ. P lo lắng cho mẹ và thấy lúng túng khi trong nhà vừa thiếu bàn tay mẹ vừa cần có người chăm sóc cho mẹ.
c. Bố mẹ bạn S có cơ hội đi làm việc ở xa với thu nhập tốt hơn nên đã gửi S về quê sống cùng ông bà để bố mẹ đi lao động. S gặp nhiều khó khăn để thích ứng với hoàn cảnh mới khi vừa phải sống xa bố mẹ, lại chuyển nơi ở, chuyển trường.
Em hãy nêu một thay đổi trong cuộc sống của mình hoặc của người thân xung quanh và vận dụng cách thích ứng với thay đổi để đưa ra biện pháp thích ứng phù hợp
Em hãy tìm hiểu một số kĩ năng cần thiết để thích ứng với thay đổi và viết bài chia sẻ cùng các bạn
Em hãy quan sát các hình ảnh sau và cho biết những thay đổi nào đã xảy ra đối với các nhân vật và hậu quả của những thay đổi đó
Em hãy đọc nội dung sau và trả lời câu hỏi
Chấp nhận thay đổi là tất yếu: cho dù có chấp nhận hay không thì sự thay đổi cũng diễn ra; chấp nhận là điều kiện tiên quyết để có thể đối diện và thích ứng với thay đổi. Đối với những sự thay đổi quá lớn, có thể cần nhiều thời gian để chấp nhận và đối diện. |
Sau khi được bác sĩ kết luận gãy xương chân, phải bắt vít và sẽ không thể chạy điền kinh được nữa, anh B rất buồn và thất vọng. Bao nhiêu dự định của anh vẫn còn dang dở. Tuy nhiên, anh B tự nhủ rằng: “Có buồn hay thất vọng thì chân mình cũng đã gãy rồi. Mình không có cách nào ngoài việc đối diện với sự thật và vượt qua nó” |
Giữ bình tĩnh trong mọi hoàn cảnh: chỉ khi bình tĩnh, chúng ta mới sáng suốt để giải quyết vấn đề. Khi sự việc, biến cố xảy ra, cần lắng nghe, tìm hiểu để có đầy đủ thông tin trước khi phân ứng; hít thở sâu để lấy lại sự bình tĩnh và ở bên cạnh người thân hoặc người mà mình tin tưởng để có thêm sức mạnh khi phải đối diện với sự thay đổi. |
Khi bị ngã xe, anh B thấy chân trái của mình sưng tấy và đau nhức rất nhiều. Ngay lúc đó, anh cố gắng trấn an bản thân, nhờ người đi đường dìu lên vỉa hè để gọi điện thoại cho người bạn thân. Trong lúc chờ bạn đến đưa đi bệnh viện, anh B đã tìm cách cố định chân và hít thở sâu để giữ bình tĩnh.
|
Chủ động tìm cách giải quyết vấn đề theo hướng tích cực: luôn có nhiều cách giải quyết cho một vấn đề; cần suy nghĩ, đề ra nhiều phương án khác nhau và cân nhắc để lựa chọn phương án tích cực, khả thi nhất. Bản thân cần chủ động giải quyết trước khi tìm đến sự hỗ trợ từ người thân, bạn bè, thấy cô hoặc người có chuyên môn. |
Sau khi xuất viện, anh B tìm hiểu thông tin để chuyển ngành học. Nhận thấy bản thân có khả năng tin học khá tốt, ngành học phù hợp với tình hình sức khoẻ và có nhiều cơ hội việc làm sau khi ra trường nên anh B đã chuyển sang học công nghệ thông tin. Dần dần, anh B đã yêu thích ngành học này hơn. |
- Anh B đã làm gì để thích ứng với sự thay đổi của bản thân?
- Để thích ứng với sự thay đổi, cần rèn luyện những kĩ năng nào?
Em hãy quan sát các hình ảnh sau để tư vấn cách thích ứng với thay đổi phù hợp cho các nhân vật
Em đồng tình hay không đồng tình với cách thích ứng với sự thay đổi nào dưới đây? Vì sao?
a. Bạn M luôn nhờ đến sự giúp đỡ của người khác khi bố hoặc mẹ bị ốm nặng
b. Bạn A thích đọc sách về các danh nhân để tìm hiểu và học hỏi từ họ, nhất là cách họ đối diện với thất bại
c. Bạn Y hay suy nghĩ theo hướng tiêu cực khi đối diện với khó khăn
d. Bạn B luôn tự mình giải quyết mọi vấn đề xảy ra trong cuộc sống
Em hãy quan sát hình ảnh dưới đây để xây dựng bài thuyết trình về sự thích ứng và ý nghĩa của việc thích ứng với sự thay đổi trong cuộc sống.
Em hãy đọc các tình huống sau và đề xuất cách thích ứng với sự thay đổi một cách phù hợp, hiệu quả
Tình huống 1.
Ngày cuối tuần, bạn N sang nhà bạn C chơi. Trong lúc cả hai đang chơi cờ vua thì có tiếng gọi thất thanh từ một người hàng xóm: “N đâu, về mau, nhà cháu cháy hết rồi kìa”. Vừa nghe xong, bạn N hốt hoảng, bật khóc tức tưởi và luống cuống không biết phải làm gì.
Tình huống 2.
Sau lần bị bỏng nước sôi, một phần ba khuôn mặt của bạn B bị sẹo. Bạn B rất buồn, tự ti, bế tắc và luôn tìm cách tránh mặt mọi người.
Em hãy sưu tầm một câu chuyện hoặc một trường hợp chưa thích ứng với sự thay đổi để xây dựng kịch bản và đề xuất cách giải quyết
Em hãy nêu một hoặc một số thay đổi trong cuộc sống của em hoặc người thân và nêu cách ứng xử trước những thay đổi đó.
Em hãy đọc các tình huống dưới đây và trả lời câu hỏi
Tình huống 1
Bố mẹ Liên là công nhân. Trước đây, công ty phát triển tốt nên thu nhập của gia đình ổn định, đủ trang trải cho cuộc sống hằng ngày của cả gia đình và chi phí cho học hành của hai chị em Liên. Nhưng năm nay, công ty của mẹ Liên giảm biên chế nên mẹ Liên phải nghỉ việc ở công ty.
Tình huống 2
Do ảnh hưởng của biến đổi khí hậu, mấy năm gần đây sạt lở đất xuất hiện nhiều ở quê Vân, làm cho cuộc sống của mọi gia đình không được an toàn. Chính quyền huyện đã quyết định di chuyển gia đình Vân cùng một số gia đình khác trong ấp đến nơi ở mới. Ở nơi mới, việc đi lại, học tập và lao động của mỗi người đều bị xáo trộn, gặp nhiều khó khăn.
Tình huống 3
Anh K đang học năm thứ hai của một trường đại học thì bố của anh bỗng nhiên lâm bệnh nặng, không lao động được, vừa phải chữa chạy tốn kém lại không có người chăm sóc. Anh K cảm thấy rất hoang mang, lo lắng trước thay đổi đột xuất đến với mình và gia đình.
a. Em hãy xác định những thay đổi trong cuộc sống của các nhân vật trong các tình huống trên.
b. Những thay đổi này có thể ảnh hưởng đến cuộc sống của các cá nhân và gia đình như thế nào?
Em hãy quan sát bảng thông tin và trả lời câu hỏi
Thông tin
a. Để thích ứng với sự thay đổi, em cần rèn luyện những kĩ năng nào? Vì sao?
b. Dựa vào những kĩ năng trên, em hãy tư vấn cho các nhân vật trong từng trường hợp ở hoạt động 1 biện pháp phù hợp để thích ứng với sự thay đổi
c. Theo em, việc thích ứng với những thay đổi đó có ý nghĩa như thế nào?
Em hãy dự đoán những thay đổi có khả năng xảy ra trong cuộc sống
STT |
Lĩnh vực |
Những khả năng có thể xảy ra |
1 |
Môi trường tự nhiên |
|
2 |
Gia đình |
|
3 |
Tác động của khoa học công nghệ |
|
4 |
Yếu tố tâm sinh lí lứa tuổi |
|
Em hãy cho biết các trường hợp dưới đây đề cập đến thay đổi nào có thể xảy ra. Em hãy dựa vào những biện pháp thích ứng để tư vấn biện pháp thích ứng với sự thay đổi đó
a. Đất nông nghiệp ở quê em được thu hồi để xây dựng khu công nghiệp, vì vậy, bố mẹ em phải chuyển đổi công việc
b. Do hoàn cảnh khó khăn, bố mẹ N phải đi làm ăn xa, ở nhà chỉ còn hai anh em N và ông bà
Em hãy bày tỏ quan điểm của mình về các ý kiến dưới đây và giải thích lí do.
A. Tất cả những thay đổi có khả năng xảy ra trong cuộc sống của bản thân và gia đình đều là thay đổi tiêu cực
B. Khi thay đổi xảy ra, chúng ta cứ duy trì cuộc sống như hiện tại, không nhất thiết phải thích ứng
C. Hãy coi những sự thay đổi có thể xảy ra trong cuộc sống là cơ hội, động lực để rèn luyện bản thân và trưởng thành
Có ý kiến cho rằng, sự thay đổi là không thể tránh khỏi trong cuộc sống của chúng ta. Vì vậy, vượt qua sự sợ hãi, bi quan là một trong những biện pháp quan trọng để thích ứng.
Em hãy liệt kê những cách để vượt qua sự sợ hãi, bi quan khi đối mặt với những thay đổi bất lợi và nêu ví dụ để làm rõ điều đó.
Em hãy sưu tầm các tài liệu về thích ứng với sự thay đổi để xác định những kĩ năng cần rèn luyện và báo cáo kết quả trước lớp
Em hãy vận dụng một số biện pháp thích ứng với sự thay đổi vào một trường hợp cụ thể và nêu hiệu quả của việc áp dụng biện pháp đó