Thực hành hoá giải mâu thuẫn, xung đột trong các tình huống.
TÌNH HUỐNG 1: Chiều muộn, bố đi làm về với khuôn mặt tư lự, mệt mỏi, ông đi lên phòng, thấy con gái đang mải mê vào mạng xã hội mà chưa nấu cơm. Bố bực bội quát lên: “Ngày nào bố cũng thấy con chơi thì thi cử thế nào! Việc nhà thì bỏ bê,...
TÌNH HUỐNG 2: Này T, hôm trước mẹ mắng tớ: "Nhà có hai mẹ con, mẹ hỏi gì thì trả lời, không chủ động chia sẻ việc học tập và bạn bè trên lớp với mẹ, cứ thích làm theo ý kiến riêng." Cậu có thường chia sẻ với mẹ không? Làm như thế nào để mẹ hiểu mình nhỉ?
TÌNH HUỐNG 3: Mấy hôm nay mẹ giận bố vì bố đã nhận lời đi du lịch cùng với các gia đình bạn của mẹ theo kế hoạch đặt ra từ trước, nhưng sau bố lại đổi ý để đi chơi với gia đình bên nội. Mẹ nói sẽ không thay đổi kế hoạch, còn tuỳ bố quyết định. Không biết mình nên đi du lịch cùng mẹ hay đi cùng bố. Mình vẫn chưa biết làm sao để giải quyết việc này.
Thực hành hoá giải mâu thuẫn, xung đột trong các tình huống.
Tình huống 1: Bạn gái trong tình huống cần thấu hiểu cho tâm trạng của bố. Trong lúc bố đang tức giận, bạn ấy cần xin lỗi bố và nhanh chóng đi nấu cơm. Sau giờ cơm, bạn ấy có thể tìm hiểu nguyên nhân khiến bố bực bội. Nếu bố vẫn đang mệt mỏi sau giờ làm, bạn ấy cần động viên bố.
Tình huống 2: Bạn ấy cần hiểu rằng mẹ muốn được chia sẻ thông tin và tương tác với con. Bạn ấy cũng có thể giải thích cho mẹ biết tại sao mình không chủ động chia sẻ, có thể do sợ mẹ bị lo lắng hoặc mất niềm tin vào mình. Sau đó, bạn có thể chia sẻ thông tin về việc học tập, bạn bè trên lớp một cách chủ động và hợp tác với mẹ trong việc này.
Tình huống 3: Bạn cần hỏi cả bố và mẹ về mong muốn của họ. Tìm hiểu lý do tại sao bố muốn đi du lịch cùng gia đình bên nội và tại sao mẹ không đồng ý. Cố gắng lắng nghe và hiểu quan điểm của cả hai bên. Sau khi hiểu quan điểm của cả hai bên, đề xuất một giải pháp mà cả bố và mẹ đều có thể đồng ý. Có thể đề xuất rằng bạn sẽ đi cùng mẹ lần này và hẹn bố sẽ có kế hoạch khác để cùng đi du lịch với gia đình bên nội vào lần sau.
Các bài tập cùng chuyên đề
Chia sẻ những việc làm đã thể hiện sự quan tâm, chăm sóc người thân trong gia đình.
Thảo luận để xác định những việc cần làm thể hiện sự quan tâm, chăm sóc thường xuyên đến người thân trong gia đình.
Chia sẻ về những tình huống em đã tham gia hóa giải mâu thuẫn, xung đột trong gia đình.
Tình huống 1: Hương mắng em trai vì mải chơi điện tử nên quên nhiệm vụ tưới cây. Bà nội đã bênh em và mắng Hương. Mẹ chứng kiến sự việc và giải thích với bà là Hương không sai, nhưng bà lại cho là mẹ cãi bà nên rất giận mẹ.
Nếu là Hương, em sẽ làm gì?
Tình huống 2: Em của Khánh đang ở tuổi dậy thì nên rất muốn khẳng định mình, em muốn được tự quyết định mọi việc từ học tập đến kết giao bạn bè....khiến bố mẹ rất lo lắng. Bố nhắc em bớt giao du với bạn, dành nhiều thời gian cho học tập, nhưng em cãi lại:"Bố đừng can thiệp vào việc của con, tự biết sắp xếp" Bố khánh rất tức giận.
Thảo luận để xác định cách hóa giải mâu thuẫn trong gia đình.
Thảo luận trường hợp:
Một ngày sinh hoạt, học tập và tham gia lao động của Phong
Nhận xét về ý thức tự giác tham gia lao động trong gia đình qua thời gian biểu của Phong
Xác định những căn cứ để Phong tự tin về việc tổ chức, sắp xếp hợp lí công việc của mình.
Thảo luận về cách tổ chức, sắp xếp hợp lí công việc để tự tin và tự giác, trách nhiệm tham gia lao động gia đình.
Chia sẻ về các khoản chi tiêu của gia đình em.
Thảo luận về kế hoạch chi tiêu phù hợp với thu nhập gia đình
Tình huống 1: Chiều tối, em gái mượn xe của Hiển sang nhà bạn, trên đường về nhà lốp xe đã bị chiếc đinh đâm vào nhưng không biết. Sáng hôm sau, Hiền lấy xe đi học thì phát hiện xe bị xẹp lốp. Trong tâm trạng lo lắng bị muộn học, Hiển đã mắng em là vô trách nhiệm, làm hỏng xe mà không nói để anh có thời gian sửa. Vi thế, hai anh em giận nhau, không trò chuyện, vui đùa như mọi khi nữa
Tình huống 2: Nhà Hương có ba chị em là Hương, Nam và em gái út. Có lần, Hương thấy em gái đọc trộm nhật kí của anh Nam và mách với mẹ là anh đang yêu. Bị mẹ máng, Nam rất tức giận định đánh em.
Nếu là Hương, em sẽ giải quyết xung đột giữa hai em mình như thế nào?
Tình huống 3: Mấy ngày nay bố vẫn đi làm đều nhưng Linh nhận thấy bố có vẻ mệt, ăn ít và gấy hơn. Linh hỏi bố để tìm hiểu thêm, nhưng bố nói: Con cứ yên tâm, bố không sao”. Linh hiểu rằng bố không muốn Linh phải lo lắng.
Nếu là Linh, em sẽ làm gì?
Tình huống 4: Minh là người sống tình cảm, luôn quan tâm đến mẹ. Hôm nay, Minh để ý thấy tâm trạng mẹ có wẻ bất ổn, không như mọi ngày. Từ tối, mẹ nhiều tần thở dài, nét mặt hiện nỗi buốn và lo lắng. Minh hỏi chị gái xem có biết nguyên nhân không, chị nói: "Mẹ vừa nhận được tin bà ngoại ốm nặng mà mẹ không còn tiền”.
Nếu là Minh, em sẽ làm gì để thể hiện sự quan tâm ,chăm sóc người thân trong gia đình?
Em hãy sắp xếp hợp lí và tự giác thực hiện công việc gia đình, những hoạt động khác mà em thấy có trách nhiệm tham gia
Dựa vào thu nhập thực tế của gia đình, em hãy lập kế hoạch chi tiêu phù hợp
Tình huống 1: Gia đình Sương đã xây dựng được kế hoạch chi tiêu trog tháng phù hợp với thu nhập của gia đình, trong đó dành 5% cho tiết kiệm và thống nhất cùng thực hiện. Đến giữ tháng, mẹ Sương phát hiện khoản chi cho"ăn uongs" đã vượt so với dự kiến 1 000 000 đồng.
Nếu là Sương, em sẽ đề xuất biện pháp nào để gai đình thực hiện được mục tiêu tiết kiệm trong kế hoạch?
Tình huống 2: Trong kế hoạch chi tiêu phù hợp với thu nhập của gia đình, hằng tháng, gia đình Phùng đã giành 7% để tiết kiệm. Sau 20 ngày thực hiện, bố Phùng phát hiện ra khoản chi tiêu không thường xuyên đã vượt quá giới hạn cho phép 2 000 000 đồng nhưng tất cả những khoản chi đó đều cần thiết.
Nếu là Phùng, em sẽ đề xuất biện pháp nào để gia đình thực hiện được mục tiêu tiết kiệm trong kế hoạch?
Giải thích lí do vì sao các thành viên phải cùng tham gia tổ chức cuộc sống gia đình
Chia sẻ các công việc trong gia đình mà em đã tự tin hoặc chưa tự tin khi tổ chức, sắp xếp thực hiện.
Chỉ ra những kĩ năng được hình thành khi tự tin thực hiện các công việc trong tổ chức cuộc sống gia đình.
Thảo luận cách sắp xếp hợp lí giữa công việc cá nhân và gia đình để tổ chức cuộc sống gia đình tốt hơn
Thực hành sắp xếp công việc, tổ chức cuộc sống gia đình em vào những dịp lễ, tết, kì nghỉ,...
Chia sẻ những yếu tố ảnh hưởng đến việc sắp xếp các công việc gia đình
Thảo luận về các cách giúp thấu hiểu để quan tâm, chăm sóc người thân.
Thảo luận và xác định những việc làm thể hiện sự quan tâm, chăm sóc thường xuyên người thân trong gia đình.
Đóng vai nhân vật trong tình huống dưới đây để thể hiện sự quan tâm, chăm sóc người thân.
TÌNH HUỐNG 1: Ngoài học tập trên lớp, N còn tham gia học nhóm, sinh hoạt Câu lạc bộ Nghệ thuật vào các buổi chiều trong tuần và thứ Bảy. Công việc nhà thường chỉ có mẹ làm mỗi ngày, bố cũng hay đi làm về muộn. Mấy hôm nay mẹ ốm, nhà của bề bộn, không có người lo cơm nước, phần lớn các bữa ăn N và bố chỉ chuẩn bị qua loa. N cần quan tâm thường xuyên hơn tới gia đình bằng cách nào?
TÌNH HUỐNG 2: Ông nội từ quê lên khám bệnh và nghỉ ngơi ở nhà Q vào đúng dịp bố nhiều việc nên thời gian để trò chuyện, đưa ông đi chơi cũng ít hơn. Q nghĩ: “Nhà mình ở chung cư, không có vườn để ông chăm sóc, hàng xóm thì đi làm cả ngày ít người để trò chuyện, chắc ông nhớ quê rồi. Mình có thể làm gì mỗi ngày đề ông vui hơn nhỉ?" Nếu là Q em sẽ làm gì?
Chia sẻ cảm xúc của em và người thân khi được quan tâm, chăm sóc thường xuyên
Xác định những mâu thuẫn, xung đột có thể xảy ra giữa các thành viên trong gia đình
Phân tích nguyên nhân của các mâu thuẫn, xung đột trong gia đình