Đọc trước văn bản Lễ hội dân gian đặc sắc của dân tộc Chăm ở Ninh Thuận. Tìm đọc và ghi chép lại những thông tin cơ bản, ngắn gọn về dân tộc Chăm. Hãy cho biết nguồn thông tin mà em đã truy xuất.
- Đọc trước văn bản
- Chọn lọc thông tin
- Trích dẫn tài liệu
Cách 1
- Chăm Panduranga hay Đông Chăm gồm những người Chăm cư trú ở Ninh Thuận, Bình Thuận, có tên gọi là Chăm Panduranga (Chăm Phan Rang); tổng số khoảng 119.000 người (Ninh thuận: 72.000; Bình Thuận: 47.000), đây là nhóm cộng đồng Chăm lớn nhất chiếm khoảng 67,60% tổng số người Chăm ở Việt Nam. (nguồn: vi.wikipedia.org)
- Người Chăm sinh sống ở Ninh Thuận nhiều nhất so với các tỉnh, thành phố trong cả nước. Vì thế, văn hóa Chăm ở đây khá đậm chất được thể hiện qua chữ viết, trang phục, nghệ thuật kiến trúc, điêu khắc, nghề gốm, dệt thổ cẩm. (ngồn: baoninhthuan.com.vn).
- Văn hóa Chăm còn thể hiện sự độc đáo và đặc sắc ở chỗ cho đến nay người Chăm vẫn giữ các nghi lễ như: lễ Katê, lễ Rija Nưgar, lễ Rija Praung, lễ khai mương, lễ xuống gặt, lễ mừng cơm mới... (ngồn: baoninhthuan.com.vn).
- Không gian văn hóa Chăm có sức lôi cuốn đặc biệt, từ phong tục tập quán theo chế độ mẫu hệ, đến những nghi lễ, tín ngưỡng cùng nhiều nghệ thuật dân gian truyền thống khác. (nguồn: baoninhthuan.com.vn).
Cách 2Người Chăm, người Chăm Pa hay người Champa (tiếng Chăm: Urang Campa; tiếng Khmer: ជនជាតិចាម, Chónchèat Cham), còn gọi là người Chàm, người Chiêm, người Chiêm Thành, người Hời..., hiện cư ngụ chủ yếu tại Campuchia, Việt Nam, Malaysia, Thái Lan và Hoa Kỳ. Người Chăm thuộc nhóm chủng tộc Austronesia (người Nam Đảo) có nguồn gốc từ Đông Nam Á. Từ thế kỷ 2 đến giữa thế kỷ 15, người Chăm cư trú tại Chăm Pa, một lãnh thổ tiếp giáp của các quốc gia độc lập ở miền Trung và miền Nam Việt Nam. Họ nói ngôn ngữ Chăm, thứ ngôn ngữ mà trước đây vẫn được người Chăm nói, và ngôn ngữ Tsat được dùng bởi con cháu người Utsul của họ trên đảo Hải Nam của Trung Quốc, hai ngôn ngữ Chamic từ ngữ tộc Mã Lai-Đa Đảo của ngữ hệ Nam Đảo. Người Chăm và người Mã Lai là những dân tộc Nam Đảo lớn duy nhất định cư ở lục địa Đông Nam Á thời kỳ đồ sắt trong số những cư dân Nam Á (Austroasiatic) cổ hơn.
Dân số người Chăm tại Việt Nam theo số liệu Tổng điều tra dân số và nhà ở năm 2019 là 178.948 người, năm 2009 là 161.729 người, xếp thứ 14 về dân số trong cộng đồng các dân tộc Việt Nam.Theo phân loại của Joshua Project có hai nhánh là Chăm Tây với tổng dân số 321 ngàn cư trú ở Việt Nam, Campuchia và các nước khác, và Chăm Đông với tổng dân số 132 ngàn cư trú chủ yếu ở Việt Nam và Hoa Kỳ.
Nguồn: Bách khoa toàn thư mở Wikipedia,
https://vi.wikipedia.org/wiki/Người_Chăm
Các bài tập cùng chuyên đề
Phần in đậm này trong văn bản Lễ hội dân gian đặc sắc của dân tộc Chăm ở Ninh Thuận có tác dụng gì?
Phần 1 văn bản Lễ hội dân gian đặc sắc của dân tộc Chăm ở Ninh Thuận cung cấp thông tin nào cho người đọc?
Trong văn bản Lễ hội dân gian đặc sắc của dân tộc Chăm ở Ninh Thuận, hoạt động nào của lễ hội Ka-tê được thể hiện qua bức ảnh này?
Trong văn bản Lễ hội dân gian đặc sắc của dân tộc Chăm ở Ninh Thuận, bức ảnh cho thấy hoạt động nào của phần hội?
Tìm chi tiết kể về nét độc đáo trong lễ hội Ka-tê của người Chăm trong văn bản Lễ hội dân gian đặc sắc của dân tộc Chăm ở Ninh Thuận
Trong văn bản Lễ hội dân gian đặc sắc của dân tộc Chăm ở Ninh Thuận, qua lễ hội Ka-tê, người Chăm hướng tới đều gì?
Nhan đề cung cấp những thông tin ban đầu nào về nội dung văn bản Lễ hội dân gian đặc sắc của dân tộc Chăm ở Ninh Thuận? Vì sao tác giả không đưa tên gọi của lễ hội (Ka - tê) vào nhan đề?
Qua văn bản Lễ hội dân gian đặc sắc của dân tộc Chăm ở Ninh Thuận, tác giả đã đem đến những thông tin cơ bản nào về lễ hội Ka – tê của người Chăm ở Ninh Thuận? Hãy chỉ ra điểm đặc sắc của lễ hội này.
Theo em, phương thức miêu tả và tự sự có tác dụng như thế nào đối với việc truyền tải thông tin ở văn bản Lễ hội dân gian đặc sắc của dân tộc Chăm ở Ninh Thuận?
Tìm điểm giống nhau giữa phong tục của người Chăm (qua lễ hội Ka-tê) và phong tục của người Kinh (qua Tết âm lịch truyền thống). Nêu nhận xét của em về điểm giống nhau đó.
Nếu viết một văn bản thông tin tổng hợp giới thiệu ngày Tết âm lịch ở quê hương mình, em sẽ giới thiệu những thông tin cơ bản gì và sử dụng những hình ảnh nào để minh họa?
Lễ hội dân gian đặc sắc của dân tộc Chăm ở Ninh Thuận là …
Bố cục bài viết Lễ hội dân gian đặc sắc của dân tộc Chăm ở Ninh Thuận gồm:
Đoạn văn sau trong văn bản Lễ hội dân gian đặc sắc của dân tộc Chăm ở Ninh Thuận cho biết thông tin gì?
Người Chăm rất tự hào khi sở hữu một kho tàng văn hoá dân gian đặc sắc và lễ hội Ka-tê là một minh chứng rõ nét nhất. Trong thời gian diễn ra lễ hội, mọi người lại có dịp thể hiện sự tri ân đối với tổ tiên, các bậc tiền bối đã có công tạo dựng và bảo vệ cuộc sống cho họ. Đây cũng là khoảng thời gian những thành viên trong gia đình vui Tết đoàn viên, đến thăm họ hàng, bè bạn.
Theo em, phương thức miêu tả và tự sự có tác dụng như thế nào đối với việc truyền tải thông tin ở văn bản Lễ hội dân gian đặc sắc của dân tộc Chăm ở Ninh Thuận?
Đọc văn bản Lễ hội dân gian đặc sắc của dân tộc Chăm ở Ninh Thuận, tìm điểm giống nhau giữa phong tục của người Chăm (qua lễ hội Ka-tê) và phong tục của người Kinh (qua Tết âm lịch truyền thống). Nêu nhận xét của em về điểm giống nhau đó.
Tìm một văn bản thông tin khác giới thiệu về lễ hội Ka-tê của đồng bào Chăm ở Ninh Thuận hoặc đồng bào Chăm ở vùng miền khác.
Nếu viết một văn bản thông tin tổng hợp giới thiệu ngày Tết âm lịch ở quê hương mình, em sẽ giới thiệu những thông tin cơ bản gì và sử dụng những hình ảnh nào để minh họa?