Đề bài

Thanh OM quay ngược chiều kim đồng hồ quanh trục O của nó trên một mặt phẳng thẳng đứng và in bóng vuông góc xuống mặt đất như Hình 12. Vị trí ban đầu của thanh là OA. Hỏi độ dài bóng O’M’ của OM khi thanh quay được \(3\frac{1}{{10}}\) vòng là bao nhiêu, biết thanh độ dài OM là 15cm? Kết quả làm trong đến hàng phần mười.

 

Phương pháp giải

 Dựa vào hàm lượng giác cơ bản để tính

Lời giải của GV Loigiaihay.com

Thanh OM quay được \(3\frac{1}{{10}}\) \( \Rightarrow \alpha  = 3\frac{1}{{10}}.360^\circ  = 1116^\circ \)

Kẻ MH vuông góc Ox

Khi đó \(\begin{array}{l}M\left( {15.\cos 1116^\circ ;15.\sin 1116^\circ } \right)\\ \Rightarrow OH = \left| {\cos 1116^\circ } \right|.15 \approx 12,1\end{array}\)

Vậy độ dài bóng O’M’ của OM khi thanh quay được \(3\frac{1}{{10}}\) là 12,1cm

Các bài tập cùng chuyên đề

Bài 1 :

Một người đi xe đạp với vận tốc không đổi, biết rằng bánh xe đạp quay được 11 vòng trong 5 giây.

a) Tính góc (theo độ và rađian) mà bánh xe quay được trong 1 giây.

b) Tính độ dài quãng đường mà người đi xe đã đi được trong 1 phút, biết rằng đường kính của bánh xe đạp là 680 mm.

Xem lời giải >>
Bài 2 :

Chứng minh các đẳng thức:

a) \({\cos ^4}\alpha  - {\sin ^4}\alpha  = 2{\cos ^2}\alpha  - 1\);                

b) \(\frac{{{{\cos }^2}\alpha  + {{\tan }^2}\alpha  - 1}}{{{{\sin }^2}\alpha }} = {\tan ^2}\alpha \).

Xem lời giải >>
Bài 3 :

Cho α + β = π. Tính:

a) A = sin2α + cos2β;

b) B = (sinα + cosβ)2 + (cosα + sinβ)2.

 

Xem lời giải >>
Bài 4 :

Một vệ tinh được định vị tại vị trí A trong không gian. Từ vị trí A, vệ tinh bắt đầu chuyển động quanh Trái Đất theo quỹ đạo là đường tròn với tâm là tâm O của Trái Đất, bán kính 9 000 km. Biết rằng vệ tinh chuyển động hết một vòng của quỹ đạo trong 2 h.

a) Hãy tính quãng đường vệ tinh đã chuyển động được sau: 1 h; 3 h; 5 h.

b) Vệ tinh chuyển động được quãng đường 200 000 km sau bao nhiêu giờ (làm tròn kết quả đến hàng đơn vị)?

Xem lời giải >>
Bài 5 :

Rút gọn các biểu thức sau:

a)    \(\frac{1}{{\tan \alpha  + 1}} + \frac{1}{{\cot \alpha  + 1}}\)

b)    \(\cos \left( {\frac{\pi }{2} - \alpha } \right) - \sin \left( {\pi  + \alpha } \right)\)

c)    \(\sin \left( {\alpha  - \frac{\pi }{2}} \right) + \cos \left( { - \alpha  + 6\pi } \right) - \tan \left( {\alpha  + \pi } \right)\cot \left( {3\pi  - \alpha } \right)\)

Xem lời giải >>
Bài 6 :

Khi xe đạp di chuyển, van V của bánh xe quay quanh trục O theo chiều kim đồng hồ với tốc độ góc không đổi là 11 rad/s (Hình 13). Ban đầu van nằm ở vị trí A. Hỏi sau một phút di chuyển, khoảng cách từ van đến mặt đất là bao nhiêu, biết bán kính OA = 58cm? Giả sử độ dày của lốp xe không đáng kể. Kết quả làm trong đến hàng phần mười.

Xem lời giải >>
Bài 7 :

Bánh xe của người đi xe đạp quay được 12 vòng trong 6 giây.

a) Tính góc (theo độ và radian) mà bánh xe quay được trong vòng 1 giây;

b) Tính quãng đường mà người đi xe đã đi được trong 1 phút, biết rằng đường kính bánh xe đạp là 860mm.

Xem lời giải >>
Bài 8 :

Một thanh xà gồ hình chữ hộp chữ nhật được cắt ra từ một khối gỗ hình trụ có đường kính 30cm.

a) Chứng minh rằng diện tích mặt cắt của thanh xà gồ được tính bởi công thức \(S\left( \theta  \right) = 450\sin 2\theta \left( {c{m^2}} \right);\) ở đó góc \(\theta \) được chỉ ra trong hình vẽ dưới đây.

b) Tìm góc \(\theta \) để diện tích mặt cầu của thanh xà gồ lớn nhất.

Xem lời giải >>
Bài 9 :

Cho góc $\alpha $ thỏa mãn $\sin 2\alpha = \frac{2}{3}$. Tính $P = {\sin ^4}\alpha + {\cos ^4}\alpha $.

Xem lời giải >>
Bài 10 :

Cho lục giác đều \(ABCDEF\)nội tiếp trong đường tròn lượng giác (thứ tự đi từ \(A\) đến các đỉnh theo chiều ngược chiều kim đồng hồ). Tính số đo của các góc lượng giác \(\left( {OA,OB} \right)\), \(\left( {OA,OC} \right)\), \(\left( {OA,OD} \right)\), \(\left( {OA,OE} \right)\), \(\left( {OA,OF} \right)\).

Xem lời giải >>
Bài 11 :

Cho lục giác đều \(ABCDEF\) nội tiếp trong đường tròn lượng giác (thứ tự đi từ \(A\) đến các đỉnh theo chiều dương). Khi đó, số đo của góc lượng giác \(\left( {OA,OC} \right)\) bằng:

A. \(\frac{{2\pi }}{3} + k2\pi \)                                              

B. \( - \frac{{2\pi }}{3} + k2\pi \)

C. \(\frac{\pi }{3} + k2\pi \)                                         

D. \( - \frac{\pi }{3} + k2\pi \)

Xem lời giải >>
Bài 12 :

Cho \(\tan \alpha  = 2\). Giá trị của biểu thức \(A = \frac{{3\sin \alpha  + \cos \alpha }}{{\sin \alpha  - \cos \alpha }}\) bằng bao nhiêu?

Xem lời giải >>
Bài 13 :

Giá trị của biểu thức \(A = {\left( {2\sin x - \cos x} \right)^2} + {\left( {2\cos x + \sin x} \right)^2}\) bằng:

A. 5                               

B. 3                     

C. 4                               

D. 2

Xem lời giải >>
Bài 14 :

Viết công thức tổng quát của số đo góc lượng giác (Om, On) dưới dạng \({a^0} + k{360^0}\left( {k \in \mathbb{Z}} \right)\) với \(0 \le a < 360\), biết một góc lượng giác với tia đầu Om, tia cuối On có số đo:

a) \({1935^0}\);

b) \( - {450^0}\);

c) \( - {1440^0}\);

d) \(754,{5^0}\).

Xem lời giải >>
Bài 15 :

Độ dài của ngày từ lúc Mặt Trời mọc đến lúc Mặt Trời lặn ở một thành phố X trong ngày thứ t của năm được tính xấp xỉ bởi công thức \(d\left( t \right) = 4\sin \left[ {\frac{{2\pi }}{{365}}\left( {t - 80} \right)} \right] + 12\) với \(t \in \mathbb{Z}\) và \(1 \le t \le 365\).

Thành phố X vào ngày 31 tháng 1 có bao nhiêu giờ có Mặt Trời chiếu sáng? Làm tròn kết quả đến hàng phần mười.

Xem lời giải >>