Đề bài

Người cha đã nhìn nhận như thế nào về mối quan hệ giữa “con” với gia đình, quê hương, sứ xở trong văn bản Nói với con? Những mối quan hệ ấy có ý nghĩa gì đối với sự trưởng thành của “con”?

Phương pháp giải

Em đọc nội dung của toàn bài để trả lời câu hỏi

Lời giải của GV Loigiaihay.com

- Mối quan hệ giữa “con” với gia đình là quan hệ hết sức tự nhiên và sâu sắc. Con được cha mẹ sinh ra, nuôi dưỡng, bao bọc. Bước đi chập chững, tiếng nói đầu đời của con đem đến cho cha mẹ niềm vui, hạnh phúc (Một bước chạm tiếng nói/ Hai bước tới tiếng cười). Trên từng bước trưởng thành của con, đều có sự bảo ban và ánh mắt dõi theo đầy hi vọng của cha mẹ (Lên đường/ Không bao nhỏ bé được/ Nghe con).

- Mối quan hệ giữa “con” với quê hương: Quê hương không chỉ là nơi con được sinh ra, lớn lên, mà còn là nơi hun đúc, nuôi dưỡng nghị lực sống và tâm hồn con (Đan lờ cài nan hoa/ Vách nhà ken câu hát/ Rừng cho hoa/ Con đường cho những tấm lòng; Còn quê hương thì làm phong tục). Đặc biệt, nói đến quê hương là nói đến những con người xứng đáng là mẫu hình về mọi mặt cho con noi theo để trưởng thành.

Cách 2

- Người cha đã nhìn nhận về mối quan hệ giữa "con" với gia đình, quê hương, xứ sở:

+ Mối quan hệ giữa "con" với gia đình: gắn bó, ngập tràn tình yêu thương, sự vui vẻ.

+ Mối quan hệ giữa "con" với quê hương, xứ sở: quê hương, xứ sở cho những vẻ đẹp thiên nhiên và vẻ đẹp của tình người, của ý chí, khát vọng sống.

- Những mối quan hệ ấy giúp người con có được thái độ sống đúng đắn: tích cực, biết vượt lên những khó khăn, biết tự hào về quê hương. Điều đó chính là ý nghĩa đối với sự trưởng thành của "con".

Cách 3

- Mối quan hệ giữa “con” với gia đình là quan hệ hết sức tự nhiên và sâu sắc. Con được cha mẹ sinh ra, nuôi dưỡng, bao bọc. Bước đi chập chững, tiếng nói đầu đời của con đem đến cho cha mẹ niềm vui, hạnh phúc (Một bước chạm tiếng nói/ Hai bước tới tiếng cười). Trên từng bước trưởng thành của con, đều có sự bảo ban và ánh mắt dõi theo đầy hi vọng của cha mẹ (Lên đường Không bao giờ nhỏ bé được Nghe con).

- Mối quan hệ giữa “con” với quê hương: Quê hương không chỉ là nơi con được sinh ra, lớn lên, mà còn là nơi hun đúc, nuôi dưỡng nghị lực sống và tâm hồn con (Đan lờ cài nan hoa/ Vách nhà ken câu hát; Rừng cho hoa Con đường cho những tấm lòng: Còn quê hương thì làm phong tục). Đặc biệt, nói đến quê hương là nói đến những con người xứng đáng là mẫu hình về mọi mặt cho con noi theo để trưởng thành.

Các bài tập cùng chuyên đề

Bài 1 :

Nội dung chính của văn bản Nói với con là gì?

Xem lời giải >>
Bài 2 :

Nói với con thể hiện tình cảm của người cha đối với con, nhưng qua đó, nhà thơ còn hướng tới những đối tượng nào khác?

Xem lời giải >>
Bài 3 :

Qua những lời tâm tình, căn dặn, người cha muốn nói với con về những điều gì trong văn bản Nói với con?

Xem lời giải >>
Bài 4 :

Vẻ đẹp tâm hồn và sức sống mãnh liệt, bền bỉ của “người đồng mình” được thể hiện như thế nào trong bài thơ Nói với con? Nói về “người đồng mình”, người cha muốn nhắn gửi con điều gì?

Xem lời giải >>
Bài 5 :

Nêu cảm nhận của em về nghệ thuật của bài thơ Nói với con

Xem lời giải >>
Bài 6 :

Bên cạnh việc thể hiện tình cảm của một người cha đối với con, bài thơ Nói với con còn hướng tới các đối tượng:

Xem lời giải >>
Bài 7 :

Qua những lời tâm tình, căn dặn trong bài thơ Nói với con, người cha muốn nói với con về:

Xem lời giải >>
Bài 8 :

Người cha đã nhìn nhận như thế nào về mối quan hệ giữa “con” với gia đình, quê hương, xứ sở trong bài thơ Nói với con:

Ý nghĩa của những mối quan hệ ấy có ý nghĩa gì đối với sự trưởng thành của “con”:

Xem lời giải >>
Bài 9 :

Vẻ đẹp tâm hồn và sức sống mãnh liệt, bền bỉ của “người đồng mình” được thể hiện trong bài thơ Nói với con:

 Nói về “người đồng mình”, người cha muốn nhắn gửi con:

Xem lời giải >>
Bài 10 :

Cảm nhận về nghệ thuật của bài thơ Nói với con:

Xem lời giải >>
Bài 11 :

Y Phương phục vụ quân đội trong thời kì nào?

Xem lời giải >>
Bài 12 :

Y Phương từng giữ chức chủ tịch Hội văn nghệ Cao Bằng từ năm bao nhiêu?

Xem lời giải >>