Đề bài

Hãy chỉ ra các phương tiện liên kết được sử dụng trong đoạn trích sau và nêu chức năng của chúng:

     Cách chiếc tàu chiến một hải lí rưỡi, có một vật dài màu đen nổi lên khỏi mặt nước độ một mét. Đuôi nó quẫy mạnh làm nước biển sủi bọt. Chưa ai thấy đuôi cá quẫy sóng mạnh như vậy bao giờ! Con cá lượn hình vòng cung, để lại phía sau một vệt sáng lấp lánh. Chiếc tàu tiến lại gần. Tôi bắt đầu ngắm kĩ con cá. Báo cáo của tàu Hen-vơ-chi-a và San-nông hơi cường điệu kích thước của nó. Theo tôi, con cá không dài quá tám mươi mét. Chiều ngang hơi khó xác định, nhưng tôi có cảm tưởng rằng nó cân đối một cách lạ lùng về cả ba chiều.

Phương pháp giải

Em đọc đoạn văn, dựa vào kiến thức liên kết đoạn để trả lời câu hỏi

Lời giải của GV Loigiaihay.com

Các phương tiện liên kết:

- Phép thế: nó trong câu văn thứ hai thay cho vật dài màu đen trong câu thứ nhất; nó trong câu văn thứ bảy và thứ chín thay cho con cá trong câu văn thứ sau và thứ tám

- Từ đồng nghĩa trong ngữ cảnh: chiếc tàu trong câu văn thứ năm thay cho tàu chiến trong câu văn thứ nhất

- Phép lặp: con cá được lặp lại ba lần, trong các câu văn thứ tư, thứ sáu và thứ tám

=> Chức năng: bảo đảm sự kết nối về hình thức giữa các câu tạo thành một chỉnh thể thống nhất. Sự liên kết đó cùng với sự mạch lạc về nội dung làm cho các câu tạo thành một chỉnh thể thống nhất, chứ không phải là những câu rời rạc được sắp xếp cạnh nhau một cách cơ học.

Các bài tập cùng chuyên đề

Bài 1 :

Hãy phân tích tính mạch lạc của đoạn văn sau:

    Sáu giờ, trời hửng sáng. Cùng với những tia sáng đầu tiên của bình minh, ánh điện của con cá thiết kình cũng phụt tắt. Tới bảy giờ, trời gần sáng rõ. Nhưng sương mù dày đặc đang trải ra ở chân trời, và dùng ống nhòm loại tốt nhất cũng chẳng thấy rõ vật gì. Có thể hình dung được chúng tôi thất vọng và giận dữ đến mức nào!

Xem lời giải >>
Bài 2 :

Theo em, có thể sắp xếp các câu trong đoạn văn dưới đây theo một trật tự khác được không? Vì sao?

(1) Nhưng con cá cũng bơi với tốc độ y như vậy! (2) Trong suốt một giờ, chiếc tàu chiến không tiến gần thêm được một sải! (3) Thật là nhục nhã cho một trong những chiếc tàu chạy nhanh nhất của hạm đội Mỹ! (4) Anh em thủy thủ tức giận điên người. (5) Họ nguyền rủa quái vật, nhưng nó vẫn phớt lờ.

Xem lời giải >>
Bài 3 :

Viết đoạn văn (khoảng 5-7 câu) kể lại một tình huống trong Cuộc chạm trán trên đại dương. Thuyết minh ngắn gọn về mạch lạc và liên kết của đoạn văn

Xem lời giải >>
Bài 4 :

Em hãy tóm lược ý của từng đoạn văn trong một câu và cho biết nhờ tính chất gì của hai đoạn văn mà em tóm tắt được như vậy.

Xem lời giải >>
Bài 5 :

Chỉ ra phương tiện liên kết các câu trong đoạn thứ nhất và các câu trong đoạn thứ hai

Xem lời giải >>
Bài 6 :

Câu nào có tác dụng liên kết đoạn thứ hai với đoạn thứ nhất? Những phương tiện liên kết nào được sử dụng trong câu đó?

Xem lời giải >>
Bài 7 :

Em thử đổi vị trí các câu trong đoạn thứ nhất và đoạn thứ hai theo một trật tự bất kì, chẳng hạn 2,4,1,5,3 (đoạn thứ nhất) và 7,3,4,6,1,5,2 (đoạn thứ hai). Hãy đọc lại các câu theo trật tự đã thay đổi và rút ra nhận xét.

Xem lời giải >>
Bài 8 :

Hai đoạn văn trên sắp xếp đúng trật tự trong văn bản. Em thử hoán đổi vị trí hai đoạn cho nhau và rút ra nhận xét

Xem lời giải >>
Bài 9 :

Đọc lại văn bản Cốm Vòng và trả lời các câu hỏi sau:

a. Chủ đề xuyên suốt các đoạn, các câu trong văn bản là gì?

b. Trình tự sắp xếp các đoạn, các câu trong văn bản có giúp chủ đề được liền mạch, thông suốt hay không? Tại sao?

Xem lời giải >>
Bài 10 :

Theo em, nếu thay đổi trật tự các đoạn trong Cốm Vòng thì có ảnh hưởng gì đến nội dung văn bản? Hãy thử thay đổi trật tự theo các cách khác nhau và trao đổi với các bạn ý kiến của mình

Xem lời giải >>
Bài 11 :

Văn bản Mùa thu về Trùng Khánh nghe hạt dẻ hát đề cập đến nhiều vấn đề như: hạt dẻ, cốm hạt dẻ, rừng cây mùa thu, du lịch Trùng Khánh, con người ở quê sống lâu và hiền hòa,... Như vậy có phải là văn bản thiếu mạch lạc không? Tại sao?

Xem lời giải >>
Bài 12 :

Xác định các từ ngữ địa phương theo vùng miền bằng cách đánh dấu chéo (X) vào ô phù hợp

Từ ngữ

Miền Bắc

Miền Trung

Miền Nam

ba má

     

đìa

     

thức quà

     

chè xanh

     

răng rứa

     

mô tê

     

 

Xem lời giải >>
Bài 13 :

Hãy làm rõ tính mạch lạc của văn bản Tinh thần yêu nước của nhân dân ta (Hồ Chí Minh) bằng cách chứng minh các phần, các đoạn, các câu của văn bản này đều nói về một chủ đề và được sắp xếp theo một trình tự rất hợp lí.

Xem lời giải >>
Bài 14 :

Phân tích tính liên kết của văn bản Tinh thần yêu nước của nhân dân ta (Hồ Chí Minh):

a) Các câu trong đoạn văn thứ nhất (từ đầu đến “lũ cướp nước”) và đoạn văn thứ hai (từ “Lịch sử ta” đến “dân tộc anh hùng”) được liên kết với nhau bằng những từ ngữ nào? Hãy chỉ ra những từ ngữ đó.

b) Xác định những câu có tác dụng liên kết đoạn văn chứa chúng với đoạn văn đứng trước trong văn bản trên.

Xem lời giải >>
Bài 15 :

Viết một đoạn văn (khoảng 8-10 dòng) nêu cảm nghĩ của em về một văn bản nghị luận đã học. Chỉ ra tính mạch lạc và các biện pháp liên kết được sử dụng trong đoạn văn đó.

Xem lời giải >>
Bài 16 :
 

Liên kết và mạch lạc trong văn bản là:

- Liên kết là.........................................................

của văn bản phương tiện ngôn ngữ thích hợp.

- Mạch lạc là.......................................................................

Một văn bản được coi là có tính mạch lạc.........................................

được sắp xếp theo một trình tự hợp lí.

Xem lời giải >>
Bài 17 :

Cho biết các câu lục bát sau sai ở đâu và sửa lại cho đúng luật.

– Vườn em cây quý đủ loài
Có cam, có quýt, có bòng, có na.
– Thiếu nhi là tuổi học hành
Chúng em phấn đấu tiến lên hàng đầu.

Xem lời giải >>