Việc tác giả ghép hai câu chuyện khác nhau vào trong cùng một văn bản Con hổ có nghĩa có ý nghĩa gì? Theo em, nếu bớt đi một câu chuyện, ý nghĩa của văn bản có thể bị ảnh hưởng như thế nào?
Em suy nghĩ để tìm câu trả lời
Tác giả ghép hai câu chuyện khác nhau vào trong cùng một văn bản để nhấn mạnh thêm ý nghĩa tư tưởng mà tác giả muốn truyền đạt. Tác giả đã ghép hai câu chuyện khác nhau nhưng cùng một nội dung về sự giúp đỡ của con người với loài hổ và sự báo đáp của chúng.
Nếu bớt đi một câu chuyện thì ý nghĩa của văn bản sẽ bị giảm bớt. Hai câu chuyện như bổ sung cho nhau, tác động qua lại với nhau. Chú hổ ở câu chuyện thứ nhất đại diện cho lối sống biết đền ơn cho người đã giúp đỡ mình lúc hoạn nạn. Chú hổ ở câu chuyện thứ hai không chỉ là sự biết ơn mà còn là tình nghĩa. Nhờ hai câu chuyện mà tác giả đã đề cao lối sống ân nghĩa trong đạo làm người
Cách 2- Điểm tương đồng của hai câu chuyện:
+ Có nhân vật con hổ (một loài vật hung dữ, có thể tấn công, làm hại con người) đang trong tình huống khó khăn, cần sự giúp đỡ.
+ Sau khi được con người giúp đỡ, con hổ cũng biết đến ơn đáp nghĩa bằng cảm xúc chân thành và sâu sắc.
- Bài học chung của hai câu chuyện: phải biết tri ân, biết đền đáp những người giúp đỡ mình, làm những điều tốt đẹp cho mình (nếu ai không biết đạo lí này thì không bằng loài dã thú).
- VB sẽ bị mất đi khả năng nhấn mạnh bài học đạo lí làm người (hai câu chuyện nhận ơn và trả ơn khi so với một câu chuyện đơn lẻ sẽ có khả năng nhấn mạnh cao hơn).
- VB sẽ khiến câu chuyện “con hổ có nghĩa” là câu chuyện cá biệt. Điều đó ảnh hưởng tới nhận thức đạo lí làm người mà ai cũng cần có – nhận ơn thì phải biết trả ơn.
Cách 3- Việc tác giả ghép hai câu chuyện khác nhau vào trong cùng một văn bản đều nhằm mục đích nói đến con người giúp đỡ hổ và được hổ báo ơn. Từ đó để thấy rằng:
+ Đến loài vật tưởng như hung dữ, đáng sợ như vẫn sống có nghĩa thì con người càng phải sống có nghĩa nhiều hơn.
+ Chuyện con hổ có nghĩa không chỉ có một câu chuyện mà nhiều câu chuyện, giúp cho văn bản trở nên đáng tin hơn.
- Theo em, nếu bớt đi một chuyện, văn bản sẽ chỉ kể đơn thuần về một câu chuyện con hổ được người khác giúp đỡ và nó cảm ơn. Đó chỉ là một con hổ, một câu chuyện đơn lẻ, không thể bật ra ý con hổ có nghĩa như ở nhan đề.
Các bài tập cùng chuyên đề
Các con hổ đã được bà đỡ Trần và bác tiều phu trong văn bản Con hổ có nghĩa giúp đỡ như thế nào?
Hổ đã làm những gì để tri ân người giúp đỡ mình trong văn bản Con hổ có nghĩa?
Em cảm nhận được điều gì về tiếng gầm của hai con hổ ở phần cuối mỗi câu chuyện Con hổ có nghĩa?
Mượn hình tượng con hổ có nghĩa, tác phẩm Con hổ có nghĩa đã gửi gắm bài học đạo lí nào cho con người?
Nêu cảm nghĩ về một chi tiết em thấy ấn tượng nhất trong truyện Con hổ có nghĩa.
Các con hổ trong văn bản Con hổ có nghĩa đã được bà đỡ Trần và bác tiều phu giúp đỡ khi gặp khó khăn:
Bà đỡ Trần:
- Cảm giác khi mới gặp hổ:
- Nhận ra khó khăn của hổ:
- Đã giúp đỡ hổ bằng cách:
Bác tiều:
- Cảm giác khi mới gặp hổ:
- Nhận ra khó khăn của hổ:
- Đã giúp đỡ hổ bằng cách:
Trong văn bản Con hổ có nghĩa:
Hổ đã thể hiện sự tri ân của mình với bà đỡ Trần:
Hổ đã thể hiện sự tri ân của mình đối với bác tiều:
Cảm nhận của em về tiếng gầm của hai con hổ ở phần cuối mỗi câu chuyện trong Con hổ có nghĩa?
Con hổ thứ nhất:
- Biểu hiện của tiếng gầm:
- Qua tiếng gầm ấy, hổ muốn thể hiện:
Con hổ thứ hai:
- Biểu hiện của tiếng gầm:
- Qua tiếng gầm ấy, hổ muốn thể hiện:
Mượn hình tượng con hổ có nghĩa, tác phẩm Con hổ có nghĩa đã gửi gắm bài học đạo lí nào cho con người. Đó là:…
Ý nghĩa của việc tác giả ghép hai câu chuyện khác nhau vào trong cùng một văn bản Con hổ có nghĩa:
Theo em, nếu bớt đi một câu chuyện, ý nghĩa của văn bản có thể ảnh hưởng như nào:
Trong truyện Con hổ có nghĩa, em thấy ấn tượng nhất chi tiết:
Chi tiết đó gây ấn tượng nhất với em vì:
Truyện Con hổ có nghĩa viết về vấn đề chính nào?