Đề bài

1. Hãy giới thiệu tên và nhiệm vụ thực hiện của một số ngành nghề liên quan đến lắp đặt mạng điện trong nhà

2.Người lao động làm việc trong những ngành nghề liên quan đến lắp đặt mạng điện trong nhà cần có phẩm chất và năng lực nào?

3.Em hãy lập bảng đánh giá và kết luận sự phù hợp với bản thân về khả năng, sở thích đối với một số nghề liên quan đến lắp đặt mạng điện trong nhà theo các tiêu chí ở Bảng 7.1 và Bảng 7.2

Phương pháp giải

Vận dụng kiến thức trong bài và kiến thức thực tế của bản thân để trả lời câu hỏi.

Lời giải của GV Loigiaihay.com

1. 

Tên và nhiệm vụ thực hiện của một số ngành nghề liên quan đến lắp đặt mạng điện trong nhà là:

Tên

Nhiệm vụ

Thợ điện

+ Lắp đặt, sửa chữa và bảo trì hệ thống điện trong nhà.

+ Đi dây điện, lắp đặt ổ cắm, công tắc, bóng đèn và các thiết bị điện khác.

+ Khắc phục sự cố về hệ thống điện.

+ Kỹ năng cần thiết:

. Kiến thức về nguyên lý điện, hệ thống điện và các thiết bị điện.

. Kỹ năng sử dụng dụng cụ và thiết bị điện.

. Kỹ năng giải quyết vấn đề và xử lý sự cố.

. Kỹ năng giao tiếp và làm việc nhóm.

Kỹ sư điện

+ Thiết kế hệ thống điện cho nhà mới hoặc nhà cải tạo.

+ Giám sát quá trình thi công lắp đặt hệ thống điện.

+ Thử nghiệm và nghiệm thu hệ thống điện.

+ Kỹ năng cần thiết:

. Kiến thức chuyên sâu về nguyên lý điện, hệ thống điện và các thiết bị điện.

. Kỹ năng sử dụng phần mềm thiết kế và mô phỏng hệ thống điện.

. Kỹ năng quản lý dự án và giám sát thi công.

. Kỹ năng giao tiếp và thuyết trình.

2.

Người lao động làm việc trong những ngành nghề liên quan đến lắp đặt mạng điện trong nhà cần có phẩm chất và năng lực là:

Phẩm chất

Năng lực

+ Cẩn thận, tỉ mỉ: Lắp đặt mạng điện là công việc đòi hỏi sự chính xác cao, vì vậy người thợ cần cẩn thận, tỉ mỉ trong từng thao tác để đảm bảo an toàn và chất lượng công trình.

+ Kỹ lưỡng: Cần có khả năng quan sát kỹ lưỡng, chú ý đến các chi tiết nhỏ để đảm bảo hệ thống điện được lắp đặt đúng kỹ thuật.

+ Trách nhiệm: Lắp đặt mạng điện ảnh hưởng trực tiếp đến an toàn của người sử dụng, do đó người thợ cần có ý thức trách nhiệm cao trong công việc.

+ Có tinh thần học hỏi: Ngành điện luôn phát triển với những công nghệ mới, do vậy người thợ cần có tinh thần học hỏi, cập nhật kiến thức thường xuyên để đáp ứng yêu cầu công việc.

+ Có khả năng làm việc độc lập và làm việc nhóm: Lắp đặt mạng điện có thể là công việc một mình hoặc phối hợp với nhiều người, do vậy người thợ cần có khả năng làm việc độc lập và làm việc nhóm hiệu quả.

+ Có kiến thức chuyên môn về điện: Hiểu biết về các nguyên tắc cơ bản của điện, các loại dây điện, thiết bị điện, cách thức hoạt động của hệ thống điện.

+ Có khả năng đọc hiểu bản vẽ kỹ thuật: Biết cách đọc hiểu bản vẽ kỹ thuật để thi công hệ thống điện theo đúng thiết kế.

+ Có kỹ năng sử dụng dụng cụ: Sử dụng thành thạo các dụng cụ thi công điện như kìm, tua vít, máy cắt dây,...

+ Có khả năng xử lý sự cố: Xử lý nhanh chóng và hiệu quả các sự cố điện đơn giản.

+ Có sức khỏe tốt: Công việc thi công điện thường đòi hỏi phải làm việc với cường độ cao, do vậy người thợ cần có sức khỏe tốt để đáp ứng yêu cầu công việc.

3.

- Tiêu chí đánh giá khả năng của bản thân đối với một số ngành nghề liên quan đến lắp đặt mạng điện trong nhà:

STT

Mô tả khả năng

Mức độ đánh giá

Không có khả năng

Có khả năng

Có khả năng cao

1

Cẩn thận, tỉ mỉ

 

×

 

2

Luôn tuân thủ quy định, quy trình

 

×

 

3

Sức khỏe tốt; không bị mắc các bệnh về tim mạch, huyết áp.

   

×

4

Không sợ độ cao

 

×

 

5

Phân tích, đánh giá và tư duy sáng tạo

 

×

 

6

Làm việc độc lập, làm việc theo nhóm, tự chủ, tự học

 

×

 

7

Thiết kế, vận hành, bảo dưỡng hệ thống phân phối điện

 

×

 

8

Lắp đặt, bảo dưỡng, sửa chữa đường dây truyền tải điện của mạng điện sinh hoạt và sản xuất

 

×

 

9

Lắp đặt, bảo dưỡng, sửa chữa mạng điện trong nhà

 

×

 

10

Lắp đặt, bảo dưỡng, sửa chữa thiết bị điện và đồ dùng điện trong gia đình

 

×

 

- Tiêu chí đánh giá sở thích của bản thân đối với một số ngành nghề liên quan đến lắp đặt mạng điện trong nhà

STT

Mô tả khả năng

Mức độ đánh giá

Không thích

Thích

Rất thích

1

Thích học môn Công nghệ

   

×

2

Thích học môn Toán

   

×

3

Thích học môn Khoa học tự nhiên

 

×

 

4

Thích làm việc với máy móc, thiết bị, dụng cụ điện

 

×

 

5

Thích sửa chữa thiết bị điện và đồ dùng điện gia dụng trong gia đình

 

×

 

6

Thích quan sát, tìm tòi, khám phá, học hỏi

 

×

 

7

Thích điều tra, phân tích

 

×

 

8

Thích đánh giá, giải quyết vấn đề

 

×

 

9

Thích làm việc trong nhà hoặc ngoài trời

 

×

 

10

Thích thường xuyên di chuyển nơi làm việc

×



 

Các bài tập cùng chuyên đề

Bài 1 :

Hãy kể tên các vật liệu, thiết bị và dụng cụ lắp đặt mạng điện trong Hình 6.1.

Xem lời giải >>
Bài 2 :

Trong mạch công tắc ba pha điều khiển hai đèn cần thực hiện mối nối rẽ nhánh trên đường dây trung tính để cấp cho mỗi đèn. Em có thể không thực hiện mối nối rẽ nhánh này mà thực hiện cách nối dây sau:

Từ điểm nối dây trung tính của đèn 2 nối tiếp sang dây trung tính đèn 1. Nối dây từ trung tính của nguồn đến đèn 1 (Hình 6.11). Theo em cách nào sẽ tiết kiệm dây dẫn hơn?

Xem lời giải >>
Bài 3 :

Mạch điều khiển 2 đèn sáng luân phiên có thể được dùng để chiếu sáng khu vực sinh hoạt nào trong gia đình?

Xem lời giải >>
Bài 4 :

 Em hãy quan sát Hình 6.1 và cho biết lắp mạch điện này như thế nào?

Em hãy quan sát Hình 6.1 và cho biết lắp mạch điện này như thế nào?

Xem lời giải >>
Bài 5 :

Bảng điện một công tắc điều khiển một đèn như Hình 6.2 thường được lắp đặt ở đâu trong nhà?

Bảng điện một công tắc điều khiển một đèn như Hình 6.2 thường được lắp đặt ở đâu trong nhà?

Xem lời giải >>
Bài 6 :

Mạch đèn cầu thang như Hình 6.5 có thể điều khiển một bóng đèn ở mấy vị trí?

Mạch đèn cầu thang như Hình 6.5 có thể điều khiển một bóng đèn ở mấy vị trí?

Xem lời giải >>
Bài 7 :

Để lắp đặt được mạch điện điều khiển hai bóng đèn sáng luân phiên như Hình 6.8, em cần chuẩn bị các vật liệu và thiết bị gì?

Để lắp đặt được mạch điện điều khiển hai bóng đèn sáng luân phiên như Hình 6.8

Xem lời giải >>
Bài 8 :

1. Hãy nêu tên các bước thực hành lắp đặt mạng điện trong nhà theo thiết kế

2. Hãy vẽ sơ đồ nguyên lí và sơ đồ lắp đặt mạch điện gồm bảng điện lắp một CB để đóng, cắt nguồn điện và bảo vệ an toàn cho mạch điện; hai công tắc 2 cực điều khiển hai bóng đèn sáng, tắt độc lập nhau; một ổ cắm điện để cấp điện cho các đồ dùng điện di động trong gia đình.

Xem lời giải >>
Bài 9 :

Hãy tìm hiểu mạch điện có sơ đồ nguyên lí như ở Hình 6.11 để thực hành các bước lắp đặt mạng điện trong nhà theo thiết kế


Hãy tìm hiểu mạch điện có sơ đồ nguyên lí như ở Hình 6.11 để thực hành

Xem lời giải >>
Bài 10 :

Em hãy chọn một nghề liên quan đến lắp đặt mạng điện trong nhà để tìm hiểu và chia sẻ với bạn bè về đặc điểm và yêu cầu đối với người lao động.

Xem lời giải >>
Bài 11 :

Khi lắp đặt mạng điện trong nhà, cần thực hiện những công việc gì?

Xem lời giải >>
Bài 12 :

Các thiết bị điện trong Hình 6.2 được nối với nhau như thế nào?

Các thiết bị điện trong Hình 6.2 được nối với nhau như thế nào

Xem lời giải >>
Bài 13 :

Các thiết bị điện trong Hình 6.5 được nối với nhau như thế nào?

Các thiết bị điện trong Hình 6.5 được nối với nhau như thế nào

Xem lời giải >>
Bài 14 :

Hoàn thiện vào vở của em sơ đồ lắp đặt ở Hình 6.6.

Hoàn thiện vào vở của em sơ đồ lắp đặt  ở Hình 6.6 trang 36 Công nghệ 9

Xem lời giải >>
Bài 15 :

Các thiết bị điện trong Hình 6.7 được nối với nhau như thế nào?

Các thiết bị điện trong Hình 6.7 được nối với nhau như thế nào

Xem lời giải >>
Bài 16 :

 Dựa vào sơ đồ nguyên lí mạch điện điều khiển hai đèn sáng luân phiên trên Hình 6.7, hãy vẽ sơ đồ lắp đặt của mạch điện.

Dựa vào sơ đồ nguyên lí mạch điện điều khiển hai đèn sáng luân phiên trên Hình 6.7

Xem lời giải >>
Bài 17 :

 Dựa vào sơ đồ lắp đặt mạch điện điều khiển hai đèn sáng luân phiên, em hãy hoàn thành Bảng 6.4.

Dựa vào sơ đồ lắp đặt mạch điện điều khiển hai đèn sáng luân phiên

Xem lời giải >>
Bài 18 :

Em hãy tìm hiểu thông tin về:

- Cấu tạo và thông số kĩ thuật của công tắc cảm biến ánh sáng.

- Sơ đồ lắp đặt mạch điện chiếu sáng sử dụng công tắc cảm biến ánh sáng.

Xem lời giải >>