Đề bài

Trình bày kĩ thuật trồng, chăm sóc cây nhãn. Nêu một số biện pháp kĩ thuật kích thích cây nhãn ra hoa, đậu quả.

Phương pháp giải

Em tìm kiếm thông tin trên internet để trả lời câu hỏi

Lời giải của GV Loigiaihay.com

* Kĩ thuật trồng cây nhãn:

- Thời vụ:

+ Vùng đồng bằng sông Cửu Long, Đông Nam Bộ và Tây Nguyên: trồng từ tháng 6 đến tháng 7.

+ Vùng Duyên hải Nam Trung Bộ: trồng từ tháng 8 đến tháng 9.

+ Miền Bắc: trồng vụ xuân (tháng 2 đến tháng 4) và vụ thu (tháng 8 đến tháng 10).

- Mật độ, khoảng cách: cây cách cây và hàng cách hàng từ 6m đến 7m, mật độ khoảng 280 cây/ha.

- Chuẩn bị hố trồng: đào hố có đường kính 80 – 100cm, sâu 40cm. Trộn đều đất với phân bón lót (phân hữu cơ 20 – 50kg, phân lân 0,5 – 1kg, vôi bột 0,5kg) rồi lấp lại hố trồng.

- Trồng cây: Tạo một hố nhỏ chính giữa hố trồng, xé bỏ túi bầu và đặt cây xuống, lấp đất cao hơn mặt bầu từ 2 – 3 cm, nén chặt gốc cây. Vun đất mặt vào quanh gốc cây, cắm cọc vào quanh gốc và buộc cố định cho cây. Phủ gốc bằng xác thực vật khô và tưới đẫm nước xung quanh.

* Kĩ thuật chăm sóc cây nhãn:

- Làm cỏ, vun xới: 2 – 3 lần/năm trong phạm vi tán cây.

- Bón phân thúc:

+ Thời kì kiến thiết cơ bản: chia làm 4 đến 5 lần, bón vào tháng 2 đến tháng 8. Bón bằng cách rạch rãnh xung quanh tán cây, rải phân rồi lấp đất hoặc hòa loãng vào nước rồi tưới xung quanh gốc cây.

 + Thời kì kinh doanh: chia làm 4 lần (sau thu hoạch, khi cây bắt đầu ra hoa, khi cây đậu quả và sau lần 3 từ 1,5 đến 2 tháng). Bón bằng cách đào rãnh xung quanh cây theo hình chiếu của tán rộng, rải phân hữu cơ xuống trước, phân vô cơ sau, sau đó lấp đát và tưới nước, giữ ẩm.

- Tưới nước:

+ Thời kì kiến thiết cơ bản: thường xuyên đủ nước, tùy theo tuổi cây, mỗi lần tưới từ 10 lít đến 30 lít/cây.

+ Thời kì kinh doanh: giai đoạn phân hóa mầm hoa và giai đoạn quả thành thục và chín chỉ tưới nước khi có hiện tượng héo hoặc đất khô hạn kéo dài, các giai đoạn còn lại tưới định kì 15 ngày/lần, lượng nước từ 50 – 80 lít/cây.

* Một số biện pháp kĩ thuật điều khiển ra hoa, tạo quả:

- Thúc đẩy khả năng ra hoa:

+ Khoanh vỏ: thời gian khoanh là tháng 12, dùng dụng cụ chuyên dụng khoành một vòng khép kín tại cành cấp 1 hoặc cấp 2 ở độ cao từ 0,5 đến 1,5m so với mặt đất, độ rộng từ 0,3 – 0,5cm.

+ Chặn rễ: làm đứt bớt các rễ ở phần bề mặt nhằm ức chế sinh trưởng của cây.

+ Sử dụng hóa chất: tưới vào giai đoạn lộc thành thục.

- Tăng khả năng đậu quả: vào thời kì ra hoa, đậu quả bón bổ sung qua lá một số loại phân bón đa lượng (N, P, K…), vi lượng (Bo, Mn, Mo, Cu, Zn…) và chất điều hòa sinh trưởng (a-NAA, ,…).

Các bài tập cùng chuyên đề

Bài 1 :

Quan sát Hình 4.1 và mô tả một số đặc điểm thực vật học của cây nhẵn. Em có biết, quả nhãn được thu hoạch vào tháng nào trong năm?

 
Xem lời giải >>
Bài 2 :

 Quan sát hình 4.2 và nêu đặc điểm thực vật học của cây nhãn tương ứng với các ảnh trong hình.

Xem lời giải >>
Bài 3 :

Sử dụng internet, sách, báo…kể tên một số vùng trồng nhãn chính của Việt Nam.

Xem lời giải >>
Bài 4 :

Nêu thời vụ trồng nhãn thích hợp ở một số địa phương mà em biết.

Xem lời giải >>
Bài 5 :

Vì sao bón phân cho nhãn lại bón xung quanh gốc cây theo hình chiếu của tán?

Xem lời giải >>
Bài 6 :

Giải thích vai trò của việc cắt tỉa sau khi thu hoạch nhãn.

Xem lời giải >>
Bài 7 :

Phân tích đặc điểm thực vật học và yêu cầu ngoại cảnh của cây nhãn.

Xem lời giải >>
Bài 8 :

Vận dụng kiến thức để thực hiện việc trồng và chăm sóc cây nhãn ở địa phương em.

Xem lời giải >>
Bài 9 :

 Kể tên một giống nhãn mà em biết. Giống nhãn đó có đặc điểm thực vật học như thế nào?

Xem lời giải >>
Bài 10 :

Hãy phân tích đặc điểm thực vật học của cây nhãn.

Xem lời giải >>
Bài 11 :

1. Quả nhãn được hình thành từ loại hoa nào?

2. Dựa vào đặc điểm nào để nhận biết được quả nhãn chín?

Xem lời giải >>
Bài 12 :

Hãy phân tích những yêu cầu ngoại cảnh ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển của cây nhãn.

Xem lời giải >>
Bài 13 :

 Hãy nêu tên các bước của quy trình trồng, chăm sóc cây nhãn.

Xem lời giải >>
Bài 14 :

Em hãy trình bày các loại sâu, bệnh hại chính trên cây nhãn và cách phòng trừ.

Xem lời giải >>
Bài 15 :

Ở địa phương em, có những loại sâu, bệnh nào phổ biến trên cây nhãn? Nêu cách phòng trừ.

Xem lời giải >>
Bài 16 :

Nêu các kĩ thuật tỉa cành, tạo tán ở cây nhãn.

Xem lời giải >>
Bài 17 :

Em hãy trình bày mục đích của việc tỉa cành và tạo tán ở cây nhãn.

Xem lời giải >>
Bài 18 :

Nêu các kĩ thuật điều khiển sự ra hoa và đậu quả ở cây nhãn.

Xem lời giải >>
Bài 19 :

 Những biện pháp kĩ thuật nào cần được áp dụng để thu hoạch được quả nhãn to hơn?

Xem lời giải >>