Tính diện tích bề mặt và thể tích của một số đồ vật có dạng hình hộp chữ nhật như quyển vở, quyển sách, hộp bút, cặp sách.
Mỗi học sinh quan sát đối tượng đo của mình.
- Ghi tên đồ vật
- Ước lượng kích thước các đồ vật
- Chọn thước phù hợp để đo kích thước của các đồ vật rồi tính diện tích, thể tích các đồ vật đó, ghi kết quả vào phiếu học tập.
Chọn đối tượng có dạng hình hộp chữ nhật
Diện tích hình hộp là tổng diện tích 6 mặt của hình hộp, trong đó cứ 2 mặt đối diện có diện tích bằng nhau
Thể tích của hình hộp chữ nhật có chiều dài, rộng, cao là a,b,c là: V = a.b.c
Đồ vật |
Ước lượng kích thước |
Kích thước đo được |
Diện tích |
Thể tích |
Quyển sách |
Chiều dài: 25 cm Chiều rộng: 20 cm Độ dày: 0,5 cm |
Chiều dài: 26,5 cm Chiều rộng: 19 cm Độ dày: 0,5 cm |
S = 2. 26,5.19 + 2. 19. 0,5 + 2. 26,5. 0,5 = 1052,5 cm2 |
V = 26,5 . 19 . 0,5 = 251,75 cm3 |
Hộp bút |
|
|
|
|
Các bài tập cùng chuyên đề
Tính diện tích xung quanh và thể tích của phòng học.
Chia lớp thành các nhóm để đo kích thước của phòng học.
+ Ghi tên phòng học cần đo.
+ Ước lượng kích thước phòng học khi đo.
+ Tính diện tích xung quanh và thể tích từ số đo ước lượng và số đo thực tế.
+ Ghi cả 2 kết quả vào phiếu học tập để so sánh và rút kinh nghiệm.
Treo phiếu học tập với kết quả của cá nhân và nhóm. So sánh kích thước ước lượng và kích thước sau khi đo, rút ra bài học kinh nghiệm. Giáo viên và học sinh đánh giá và tự đánh giá, nhận xét kết quả học tập của cá nhân, nhóm và kết luận buổi làm việc.