Đề bài

Chỉ ra biện pháp tu từ so sánh trong các câu sau. Cho biết điểm tương đồng giữa các đối tượng được so sánh với nhau trong mỗi trường hợp và nêu ý nghĩa của sự tương đồng đó:

a. Tôi yêu sông xanh, núi tím; tôi yêu đôi mày ai như trăng mới in ngần và tôi cũng xây mộng ước mơ, nhưng yêu nhất màu xuân không phải là vì thế.

b. Cuối tháng Giêng có những đêm không mưa, trời sáng lung linh như ngọc, chỉ chừng mười giờ tối thì trăng mọc cao lên đỉnh đầu

Phương pháp giải

Em vận dụng những kiến thức về biện pháp tu từ so sánh để trả lời câu hỏi

Lời giải của GV Loigiaihay.com

a.

- So sánh: đôi mày ai - trăng mới in ngần

- Đôi mày ai như được trăng in ngần tạo thành hình dáng rất đẹp

=> Ý nghĩa: tăng thêm sức gợi hình gợi cảm cũng như tình yêu thiên nhiên của tác giả, chỉ sự thanh tân, tươi trẻ, dịu dàng

b.

- So sánh: Trời sáng lung linh - ngọc

- Điểm tương đồng giữa trời sáng lung linh với ngọc thì đều là những sự vật đẹp, có ánh sáng và màu sắc lung linh

=> Ý nghĩa: tăng thêm sức gợi hình gợi cảm cho màu sắc lung linh của bầu trời, chỉ vẻ đẹp của ánh sáng trong, thanh khiết, có sắc màu ảo diệu

Các bài tập cùng chuyên đề

Bài 1 :

Hãy nêu tác đụng của biện pháp tu từ so sánh trong câu văn sau và cho biết cách so sánh trong câu này có gì khác so với cách so sánh trong những câu văn ở bài tập 2:

   Nhựa sống ở trong người căng lên như máu cũng căng lên trong lọc của loài nai, như mầm non của cây cối, nằm im mãi không chịu được, phải trỗi ra thành những cái lá nhỏ tí ti giơ tay vẫy những cặp uyên ương đứng cạnh

Xem lời giải >>
Bài 2 :

Xác định và chỉ ra tác dụng của biện pháp tu từ được sử dụng trong những câu sau:

a. Tôi nâng chiếc bánh khúc lên như nâng một báu vật.

b. Nhưng có lẽ là tôi không thể nào bỏ đi cho dù là một hạt xôi nếp đẹp như một hạt ngọc và ngậy thơm làm vỏ dính trên chiếc bánh được.

(Nguyễn Quang Thiều, Hương khúc)

Xem lời giải >>
Bài 3 :

Nêu tác dụng miêu tả, biểu cảm của biện pháp tu từ so sánh được sử dụng trong khổ thơ dưới đây:

   Một miếng cau khô

Khô gầy như mẹ

 Con nâng trên tay

   Không cầm được lệ

                  (Đỗ Trung Lai)

Xem lời giải >>