Mạch cảm xúc của tác giả được khơi dậy qua sự hồi tưởng về không gian trong văn bản Tháng Giêng, mơ về trăng non rét ngọt. Tìm chi tiết miêu tả không gian đặc trưng của mùa xuân Hà Nội (vào đầu tháng Giêng và sau rằm tháng Giêng) và chi tiết miêu tả không gian gia đình
Em đọc lại văn bản để nhận thấy được khung cảnh không gian đặc trưng của mùa xuân Hà Nội và không gian gia đình
Cách 1
- Những chi tiết miêu tả không gian Hà Nội vào mùa xuân khoảng đầu tháng Giêng: mưa riêu riêu; gió lành lạnh; tiếng nhạn kêu trong đêm xanh; tiếng trống chèo vọng lại từ những thôn xóm xa xa; câu hát huê tình, đất trời mang mang; đường sá không còn lầy lội nữa; cái rét ngọt ngào, chớ không còn tê buốt căm căm nữa;...
- Những chi tiết miêu tả không gian Hà Nội vào mùa xuân sau rằm tháng Giêng: đào hơi phai nhưng nhụy vẫn còn phong, cỏ không mướt xanh như cuối đông, đầu Giêng, nhưng trái lại lại nức một mùi hương man mác; mưa xuân bắt đầu thay thế cho mưa phùn, không còn làm cho nền trời đùng đục như màu pha lê mờ; bầu trời đã có những vệt xanh tươi; đã có hoa thiên lí, vài con ong siêng năng đã bay đi kiếm nhị hoa; nền trời trong có những làn sáng hồng;… Đặc biệt, khung cảnh đêm trăng tháng giêng trong rét ngọt đầu năm được miêu tả giàu sức gợi: đêm xanh biêng biếc, có mưa dây, nhìn rõ từng cánh sếu aby, trời vẫn rét một cách tình tứ nên thơ, có những đêm không mưa, trời sáng lung linh như ngọc…
- Chi tiết miêu tả không gian gia đình: nhang trầm, đèn nến, bầu không khí gia đình đoàn tụ êm đềm, trên kính dưới nhường, bàn thờ Phật, bàn thờ Thánh, bàn thờ Tổ tiên. Không gian ấy chuyển dịch về với sinh hoạt đời thường êm đềm sau Tết: bữa cơm giản dị có cà om với thịt thăn điểm những lá tía tô thái nhỏ hay bát canh trứng cua vắt chanh…
Cách 2- Chi tiết miêu tả không gian đặc trưng của mùa xuân Hà Nội vào đầu tháng Giêng:
+ Cây mai, cây đào, cây chổi mận tràn đầy nhựa sống
+ Mưa riêu riêu, không khí lành lạnh
+ Có tiếng nhạn kêu trong đêm, tiếng trống chèo, câu hát huê tình
- Chi tiết miêu tả không gian đặc trưng của mùa xuân Hà Nội sau rằm tháng Giêng
+ Đào hơi phai nhưng nhụy vẫn còn phong, cỏ không mướt như đầu Giêng nhưng nức một mùi hương man mác
+ Mưa xuân thay cho mưa phùn
+ Độ tám, chín giờ: nền trời sáng hồng hồng
+ Cuối tháng Giêng có những đêm trăng đẹp
- Chi tiết miêu tả không gian gia đình.
+ Đoàn tụ, êm đềm
+ Trên kính, dưới nhường
+ Bàn thờ Phật, Thánh, Tổ tiên khiến lòng ấm lạ
Cách 3Chi tiết miêu tả không gian đặc trưng của mùa xuân Hà Nội:
- Đầu tháng Giêng: “Mùa xuân của tôi – mùa xuân Bắc Việt, mùa xuân của Hà Nội – là mùa xuân có mưa riêu riêu, gió lành lạnh, có tiếng nhạn kêu trong đêm xanh, có tiếng trống chèo vọng lại từ những thôn xóm xa xa, có câu hát huê tình của cô gái đẹp như thơ mộng…”
- Sau rằm tháng Giêng:
- Đào hơi phai nhưng nhụy vẫn còn phong
- Cỏ không còn mát xanh nhưng để lại một mùi hương man mác
- Trời đã hết nồm, mưa xuân đã bắt đầu thay thế cho mưa phùn không còn làm cho nền trời đùng đục như pha lê mờ
- Những vệt xanh tươi hiện ở chân trời
- Trên giàn hoa lí, vài con ong siêng năng đã đi kiếm nhụy ho
- Trên nền trời trong xanh có những làn sóng hồng hồng rung động như cánh con ve mới lột.
- Không gian gia đình: “Nhang trầm, đèn nến, và nhất là bầu không khí gia đình đoàn tụ êm đềm, trên kính dưới nhường, trước những bàn thờ Phật, bàn thờ Thánh, bàn thờ Tổ tiên làm cho lòng anh ấm lạ ấm lùng, tuy miệng chẳng nói ra nhưng trong lòng thì cảm giác như có không biết bao nhiêu là hoa mới nở, bướm ra ràng mở hội liên hoan”.
Các bài tập cùng chuyên đề
Em biết những bài hát hay bức tranh, bức ảnh nào về mùa xuân? Hãy chia sẻ cùng các bạn.
Em thích nhất điều gì ở mùa xuân?
Có phải “ai cũng chuộng mùa xuân” không?
Hình dung những loài cây sắp trổ lá đơm hoa vào mùa xuân trong văn bản Tháng Giêng, mơ về trăng non rét ngọt
Hình dung không gian đặc trưng của mùa xuân của miền Bắc trong văn bản Tháng Giêng, mơ về trăng non rét ngọt
Hình dung bức tranh mùa xuân tuyệt đẹp thời điểm sau Rằm tháng Giêng trong văn bản Tháng Giêng, mơ về trăng non rét ngọt
Hình dung khung cảnh đêm trăng tháng Giêng trong văn bản Tháng Giêng, mơ về trăng non rét ngọt
Trong cái rét ngọt đầu xuân, sức sống của thiên nhiên và con người được khơi dậy trong văn bản Tháng Giêng, mơ về trăng non rét ngọt như thế nào?
Nêu nhận xét của em về cách tác giả diễn tả cảm giác của lòng mình khi mùa xuân đến trong văn bản Tháng Giêng, mơ về trăng non rét ngọt
Tác giả văn bản Tháng Giêng, mơ về trăng non rét ngọt đã triển khai bài tùy bút theo mạch chủ đề về mùa xuân bắt đầu từ “ai cũng chuộng mùa xuân” như thế nào?
Trong đoạn trích Tháng Giêng, mơ về trăng non rét ngọt, khi nói về mùa xuân, tác giả dùng các cụm từ như mùa xuân của tôi, mùa xuân thần thánh của tôi, mùa xuân của Hà Nội thân yêu. Cách viết này cho em hiểu điều gì về cuộc sống và tình cảm riêng của người viết?
Chọn một câu văn cho thấy lời văn của bài tùy bút Tháng Giêng, mơ về trăng non rét ngọt như lời trò chuyện tâm tình. Theo em, đặc điểm đó của lời văn có tác động như thế nào đến cảm nhận của người đọc?
Viết đoạn văn (khoảng 5-7 câu) nêu cảm nhận về cảnh sắc và không khí mùa xuân.
Trong hai đoạn văn đầu của văn bản Tháng Giêng, mơ về trăng non rét ngọt, tác giả muốn khẳng định điều gì? Em có đồng ý với quan điểm của tác giả không?
Em cảm nhận được điều gì về không gian mùa xuân miền Bắc qua các chi tiết mưa riêu riêu, gió lành lạnh, tiếng trống chèo, cái rét ngọt, mùi hương man mác trong văn bản Tháng Giêng, mơ về trăng non rét ngọt? Hãy chia sẻ về không gian mùa xuân ở quê em.
Những chi tiết trong văn bản Tháng Giêng, mơ về trăng non rét ngọt như những vệt xanh tươi hiện ở trên trời, những làn sáng hồng hồng báo hiệu điều gì về sự chuyển đổi của thời gian và không gian? Từ đó, nêu nhận xét của em về khả năng cảm nhận thế giới bên ngoài của nhà văn.
Theo em, vì sao tác giả văn bản Tháng Giêng, mơ về trăng non rét ngọt lại viết là mùa xuân thần thánh?
Những biến đổi trong tâm hồn khi mùa xuân đến được tác giả diễn tả trong Tháng Giêng, mơ về trăng non rét ngọt như thế nào?
Bầu trời đêm tháng Giêng hiện lên như thế nào? Theo em, vì sai tác giả gọi trăng tháng Giêng là trăng non?
Hãy giải thích nhan đề bài tùy bút Tháng Giêng, mơ về trăng non rét ngọt
Chỉ ra những biện pháp tu từ được sử dụng ở những cụm từ in đậm trong câu văn dưới đây và nêu tác dụng của chúng:
Ai bảo được non đừng thương nước, bướm đừng thương hoa, trăng đừng thương gió; ai cấm được trai thương gái, ai cấm được mẹ yêu con, ai cấm được cô gái còn son nhớ chồng thì mói hết được người mê luyến mùa xuân.
Tác giả đưa ra những lí lẽ gì để khẳng định ai cũng chuộng mùa xuân trong văn bản Tháng Giêng, mơ về trăng non rét ngọt?
Vì sao tác giả lại đưa ra các đối tượng sóng đôi: non-nước, bướm-hoa, trăng-gió, trai-gái, mẹ-con, cô gái còn son (vợ)-chồng để khẳng định mối quan hệ giữa con người và mùa xuân trong văn bản Tháng Giêng, mơ về trăng non rét ngọt? Cách nói này tác động như thế nào đến cảm nhận của người đọc?
Cách tác giả nói về "lí do" yêu mùa xuân của những đối tượng khác nhau trong đoạn trích Tháng Giêng, mơ về trăng non rét ngọt có gì đặc biệt? Hãy diễn tả liên tưởng của em về hoàn cảnh riêng trong cuộc sống của từng đối tượng ấy.
Những cụm từ nghe thấy rạo rực nhựa sống, đồi núi chuyển mình, sông hồ rung động, mùa xanh lên hi vọng trong văn bản Tháng Giêng, mơ về trăng non rét ngọt cho thấy khả năng cảm nhận thế giới xung quanh của tác giả như thế nào?
Chỉ ra biện pháp tu từ được dùng ở cụm từ in đậm trong câu văn sau và nêu tác dụng:
Mà người thiếu phụ nọ ở chân trời góc biển yêu mùa xuân có phải là vì đấy là mùa xanh lên hi vọng được trở về nơi bến đợi sông chờ để ngâm lại khúc bạc đầu với người ra đi chưa biết ngày nào trở lại?
Hai đoạn văn trong đoạn trích Tháng Giêng, mơ về trăng non rét ngọt miêu tả không gian nào?
Bước đi của thời gian biểu hiện như thế nào qua cách miêu tả không gian trong Tháng Giêng, mơ về trăng non rét ngọt?
Nét đẹp của đời sống gia đình được tác giả cảm nhận trong Tháng Giêng, mơ về trăng non rét ngọt ra sao?