Đề bài

Chỉ ra hiệu quả của một số biện pháp tu từ được tác giả sử dụng để miêu tả hình ảnh con thuyền lúc ra khơi trong bài thơ Quê hương

Phương pháp giải

Chú ý các chi tiết miêu tả hình ảnh con thuyền lúc ra khơi

Lời giải của GV Loigiaihay.com

Cách 1

Một số biện pháp tu từ được tác giả sử dụng để miêu tả hình ảnh con thuyền lúc ra khơi là:

- Hình ảnh so sánh “Chiếc thuyền nhẹ băng như con tuấn mã/ Phăng mái chèo, mạnh mẽ vượt trường giang => Tác dụng: tái hiện vẻ đẹp của con thuyền lúc ra khơi như một sinh thể sống động, đẹp đẽ, tràn đầy sức mạnh, lướt băng băng vượt qua dòng sông hướng về biển lớn; đồng thời gợi lên vẻ đẹp của con người lao động - hiên ngang, hào hùng như những kĩ sĩ, tráng sĩ

- Hình ảnh so sánh kết hợp nhân hóa “Cánh buồm giương to như mảnh hồn làng/ Rướn thân trắng bao la thâu góp gió” => Tác dụng:

+ Giúp hình dung rõ hơn một điều tưởng vô hình là cái hồn, cái chất riêng của làng chài và những con người nơi đây.

+ Gợi được vẻ đẹp của người dân làng chài với tình yêu lao động, tâm hồn phóng khoáng, lãng mạn, tình cảm gắn bó sâu nặng với quê hương

Cách 2

Một số biện pháp tu từ được tác giả sử dụng để miêu tả hình ảnh con thuyền lúc ra khơi:

+ So sánh: chiếc thuyền nhẹ băng như con tuấn mã/ cánh buồm giương to như mảnh hồn làng => Sự mạnh mẽ của con thuyền ra khơi được ví như con tuấn mã, thể hiện niềm vui và phấn khởi của những người dân chài. Khí thế băng tới vô cùng dũng mãnh của con thuyền toát lên một sức sống tràn trề, đầy nhiệt huyết. Vượt lên sóng. Vượt lên gió.

+ Nhân hóa, hoán dụ: Rướn thân trắng bao la thu góp gió=> cánh buồm được nhân hóa mang những đặc điểm của con người: rướn, thu góp. Biện pháp hoán dụ lấy dấu hiệu của sự vật “thân trắng” để nhận biết sự vật “cánh buồm”=> sự mạnh mẽ vượt biển khơi của con thuyền, cánh buồm hay cũng chính là tâm thế của con người ra khơi: phán khởi mạnh mẽ.

Cách 3

Biện pháp tu từ so sánh kết hợp với nhân hóa:

  • “Chiếc thuyền nhẹ hăng như con tuấn mã/Phăng mái chèo mạnh mẽ vượt trường giang”: Vẻ đẹp của con thuyền giống như một sinh thể sống động, có linh hồn, mạnh mẽ và tràn đầy sức sống.
  • “Cánh buồm giương to như mảnh hồn làng/Rướn thân trắng bao la thâu góp gió”: Hình ảnh cánh buồm khỏe khoắn “rướn” căng hết sức để đón gió để mạnh mẽ vượt biển khơi, cũng như tinh thần phóng khoáng, kiên cường của người dân miền biển chính là linh hồn của làng quê.

Các bài tập cùng chuyên đề

Bài 1 : Nội dung chính của văn bản Quê hương là gì?
Xem lời giải >>
Bài 2 :

Tìm trong bài thơ Quê hương những chi tiết có thể giúp em nhận biết quê hương của tác giả là một làng chài ven biển

Xem lời giải >>
Bài 3 :

Em hãy chọn phân tích một số từ ngữ, hình ảnh đặc sắc trong đoạn thơ sau:

  Dân chài lưới, làn da ngăm rám nắng

  Cả thân hình nồng thở vị xa xăm

  Chiếc thuyền im bến mỏi trở về nằm

  Nghe chất muối thấm dần trong thớ vỏ

Xem lời giải >>
Bài 4 :

Đọc bài thơ Quê hương, em cảm nhận được những vẻ đẹp nào của con người và cuộc sống nơi làng chài?

Xem lời giải >>
Bài 5 :

Tình cảm của tác giả với quê hương được thể hiện như thế nào trong bài thơ Quê hương?

Xem lời giải >>
Bài 6 :

Điền các từ ngữ thích hợp vào chỗ trống để hoàn thành thông tin về bài thơ Quê hương.

- Bài thơ Quê hương gồm…khổ thơ. Mỗi dòng thơ có…tiếng

- Bài thơ viết về:

- Hình ảnh xuyên suốt bài thơ:

Xem lời giải >>
Bài 7 :

Hiệu quả của một số biện pháp tu từ được tác giả sử dụng để miêu tả hình ảnh con thuyền lúc ra khơi trong đoạn thơ từ Khi trời trong, gió nhẹ, sớm mai hồng, đến Rướn thân trắng bao la thâu góp gió của bài thơ Quê hương

Xem lời giải >>
Bài 8 :

Chọn phân tích một số từ ngữ, hình ảnh đặc sắc trong đoạn thơ từ Dân chài lưới, làn da ngăm rám nắng đến Nghe chất muối thần dần trong thớ vỏ trong bài thơ Quê hương

Xem lời giải >>
Bài 9 :

Cảm nhận về vẻ đẹp của con người và cuộc sống nơi làng chài trong bài thơ Quê hương.

Xem lời giải >>
Bài 10 :

Tình cảm của tác giả với quê hương được thể hiện trong bài thơ Quê hương.

Xem lời giải >>