Đề bài

Tìm phó từ bổ sung ý nghĩa cho động từ, tính từ trong những câu sau và cho biết mỗi phó từ bổ sung ý nghĩa gì.

a. Và tôi không nghĩ ra được cách gì hơn là thay mặt bà An-tư-nai Xu-lai-ma-nô-va để kể hết chuyện này.

b. Các em ghé vào đây xem là hay lắm, các em chả sẽ học tập ở đây là gì?

c. Chúng tôi cũng đứng dậy cõng những bao ki-giắc lên lưng và rảo bước về làng.

d. An-tư-nai, cái tên hay quá, mà em thì chắc là ngoan lắm phải không?

Phương pháp giải

Dựa vào chức năng của phó từ để xác định

Lời giải của GV Loigiaihay.com

a. 

Phó từ: không bổ sung ý nghĩa phủ định cho động từ nghĩ

Phó từ: ra, được bổ sung ý nghĩa chỉ kết quả hành động nghĩ

b. 

Phó từ: lắm bổ sung ý nghĩa mức độ cho tính từ hay

Phó từ: chả bổ sung ý nghĩa phủ định cho động từ chẳng

Phó từ: sẽ bổ sung ý nghĩa thời gian tương lai cho động từ học tập

c. Phó từ: cũng bổ sung ý nghĩa tiếp diễn cho động từ đứng dậy 

d. 

Phó từ: quá bổ sung ý nghĩa mức độ cho tính từ hay

Phó từ: lắm bổ sung ý nghĩa mức độ cho tính từ ngoan

Các bài tập cùng chuyên đề

Bài 1 :

Tìm các phó từ bổ sung ý nghĩa cho danh từ trong các câu sau:

a. Tôi nghĩ không phải chỉ riêng bà con trong làng mà nói chung mọi người, nhất là lứa tuổi trẻ, đều cần biết câu chuyện này.

b. Những lúc ấy, thầy Đuy-sen đã bế các em qua suối

c. Tuy chúng tôi còn bé, nhưng tôi nghĩ rằng lúc đó chúng tôi đều đã hiểu được những điều ấy.

Xem lời giải >>
Bài 2 :

Trong phần (4) của văn bản Người thầy đầu tiên, phó từ hãy được lặp lại nhiều lần. Cho biết tác dụng của việc lặp lại phó từ này.

  Và những khi ấy tôi nghĩ: Hãy nhìn đi, hãy nghiên cứu, chọn lọc. Hãy vẽ hai cây phong của Đuy-sen và An-tư-nai, chính hai cây phong đã cho tuổi thơ của mày bất nhiêu giây phút sướng vui, mặc dù mày không biết rõ sự tích của chúng. Hãy vẽ một đứa bé đi chân không, da rám nắng. Nó trèo lên cao, thật là cao và ngồi lên một cành phong, đôi mắt hân hoan nhìn vào cõi xa xăm kì ảo.

   [...] Nếu không, thì hãy vẽ người thầy giáo tiễn An-tư-nai lên tỉnh. Mày còn nhớ khi  ông cất tiếng gọi An-tư-nai lần cuối cùng! Hãy vẽ một bức tranh như thế, sao cho bức tranh ấy giống như tiếng gọi của Đuy-sen mà đến nay An-tư-nai vẫn còn nghe vẳng lại, sẽ vang dội mãi trong lòng mỗi người.

Xem lời giải >>
Bài 3 :

Viết đoạn văn (khoảng 5-7 câu) trình bày cảm nhận của em về nhân vật thầy Đuy-sen hoặc An-tư-nai, trong đoạn văn có sử dụng ít nhất 3 phó từ.

Xem lời giải >>
Bài 4 :

Tìm phó từ trong những trường hợp sau. Các phó từ ấy bổ sung ý nghĩa cho danh từ, động từ, tính từ nào?

a. Chưa gieo xuống đất

    Hạt nằm lặng thinh

(Trần Hữu Thung, Lời của cây)

b. Mầm đã thì thầm

   Ghé tai nghe rõ

(Trần Hữu Thung, Lời của cây)

c. Vẫn còn bao nhiêu nắng

   Đã vơi dần cơn mưa

  Sấm cũng bớt bất ngờ

  Trên hàng cây đứng tuổi

(Hữu Thỉnh, Sang thu)

d. Những buổi chiều tôi hay nhắm mắt sờ những bông hoa rồi tập đoán. Tôi đoán được hai loại hoa: hoa mồng gà và hoa hướng dương. Bố cười khà khà khen tiến bộ lắm! Một hôm khác, tôi đoán được ba loại hoa.

(Nguyễn Ngọc Thuần, Vừa nhắm măt vừa mở cửa sổ)

đ. Nó vẫn giúp người quả tượng phá rẫy, kéo gỗ, nhưng chỉ khuây khỏa những lúc làm việc rồi sau đó lại đứng buồn thiu

(Vũ Hùng, Phía tây Trường Sơn)

e. Khi biết mọi tiếng rống gọi đều vô ích, con voi lồng chạy vào nhà.

(Vũ Hùng, Phía tây Trường Sơn)

Xem lời giải >>
Bài 5 :

Trong những trường hợp sau, phó từ được in đậm bổ sung ý nghĩa cho động từ hoặc tính từ nào? Xác định ý nghĩa bổ sung trong từng trường hợp.

a. Rằng các bạn ơi

 Cây chính là tôi

 Nay mai sẽ lớn

 Góp xanh đất trời

(Trần Hữu Thung, Lời của cây)

b. Sương chùng chình qua ngõ

   Hình như thu đã về

(Hữu Thỉnh, Sang thu)

c. Ngày nào ông cũng cho nó ăn thêm hai vác mía to, hai thùng cháo

(Vũ Hùng, Phía tây Trường Sơn)

d. Ông quen nó quá, khó xa rời nó được

(Vũ Hùng, Phía tây Trường Sơn)

Xem lời giải >>
Bài 6 :

Cho 2 câu sau:

a. Trời tối

b. Bọn trẻ đá bóng ngoài sân

Dùng phó từ để mở rộng các câu trên. Nhận xét sự khác nhau về nghĩa giữa câu đã cho và câu mở rộng trong từng trương hợp.

Xem lời giải >>
Bài 7 :

Tìm phó từ trong các câu sau. Cho biết chúng đi kèm từ loại nào và bổ sung ý nghĩa gì cho từ trung tâm

a) Con vật khủng khiếp quá! (Véc-nơ)

b) Đúng là tàu đang đỗ ở chỗ nước trong… (Véc-nơ)

c) Vòi và đuôi bạch tuộc có khả năng mọc lại. (Véc-nơ)

d) … Anh đừng để tâm đến chuyện hôm nay. (Brét-bơ-ry)

Xem lời giải >>
Bài 8 :

Viết một đoạn văn (khoảng 5-7 dòng) nêu cảm nghĩ của em sau khi học văn bản Bạch tuộc (Véc-nơ), trong đó có sử dụng phó từ và số từ. Xác định nghĩa mà phó từ, số từ bổ sung cho danh từ trung tâm trong đoạn văn đó.

Xem lời giải >>
Bài 9 :

Tìm phó từ trong câu sau và cho biết ý nghĩa của phó từ đó.

“Trong lúc đó, rùa vẫn miệt mài chạy, chạy, chạy mãi không bao giờ dừng.”

Xem lời giải >>
Bài 10 :

Tìm và xác định loại phó từ được sử dụng trong câu sau:

Xem lời giải >>
Bài 11 :

Tìm phó từ trong câu sau. Cho biết chúng đi kèm từ loại nào và bổ sung ý nghĩa gì cho từ trung tâm.

         Một ngày nào đó, nếu những bông hoa của tôi có thể nở ra được thì bọn trẻ con cũng sẽ vặt lấy mà đùa nghịch thôi.

Xem lời giải >>
Bài 12 :

Phó từ là gì?

Xem lời giải >>
Bài 13 :

Hãy nêu lại khái niệm phó từ. Chức năng của phó từ là gì? Lấy ví dụ cụ thể.

Xem lời giải >>