Đề bài

Cho đề bài: Phân tích tâm trạng của nhân vật Thanh để làm nổi bật chủ đề truyện Dưới bóng hoàng lan.

a) Tìm ý và lập dàn ý cho đề bài trên.

b) Viết đoạn văn mở bài và một đoạn văn thuộc phần thân bài.

Phương pháp giải

- Đọc kĩ tác phẩm Dưới bóng hoàng lan.

- Chú ý những chi tiết nói về nhân vật Thanh để lập dàn ý và thực hành viết theo yêu cầu đề bài.

Lời giải của GV Loigiaihay.com

a) Tìm ý và lập dàn ý:

- Tìm ý: triển khai luận điểm rõ ràng, mạch lạc:

+ Thanh vốn mồ côi cha mẹ từ nhỏ, người thân yêu duy nhất của Thanh đó là bà, tuổi thơ của Thanh là một cuộc sống vất vả nhưng luôn tràn đầy hơi ấm, tình yêu, sự chở che của người bà. Vì vậy mà với Thanh, người bà vừa là người cha, người mẹ, cũng là người thân duy nhất của anh.

+ Thanh là nhân vật trung tâm của tác phẩm, anh có một tình yêu quê hương da diết, một thứ tình cảm gắn bó thiêng liêng với ngôi nhà, mà trên tất cả là với người bà mà anh rất mực yêu thương, kính trọng.

+ Theo bước chân Thanh, người đọc như được hòa nhập làm một với nhân vật, cùng trải qua bao trạng thái, cảm xúc, từ bồi hồi, mừng rỡ đến hạnh phúc ngập tràn khi gặp lại người bà của mình. Chỉ một câu nói của bà “Đi vào trong nhà không nắng cháu” cũng có thể khiến cho người đọc cảm thấy xúc động vô cùng, sự quan tâm của bà dù rất nhỏ bé nhưng nó chứa đựng tình cảm, tấm lòng bao la của người bà đối với Thanh.

+ Câu chuyện tình yêu nhẹ nhàng giữa Thanh và Nga cũng khiến cho người đọc cảm thấy xúc động bởi đó là một tình yêu trong sáng và cũng rất đáng yêu. Từ những lời đối thoại của Thanh và Nga, những lời yêu chưa từng được nói ra, tâm trạng bồi hồi khi đi cùng nhau, người đọc có thể cảm nhận được bao nhiêu tình ý chứa đựng trong đó.

Dàn ý chi tiết

1. Mở bài

     Giới thiệu tác giả, tác phẩm, chủ đề bài viết.

2. Thân bài

- Khái quát về tác phẩm.

- Giới thiệu nội dung của tác phẩm: Truyện ngắn Dưới bóng hoàng lan viết về nhân vật Thanh thông qua một lần trở về quê hương, thăm bà, gặp lại những người anh luôn yêu thương, tôn trọng.

- Phân tích nhân vật để làm rõ chủ đề:

+ Giới thiệu về hoàn cảnh nhân vật xuất hiện và giới thiệu về nhân vật: không gian, thời gian. ngoại hình, tính cách nhân vật.

+ Tâm trạng của nhân vật Thanh theo trình tự thời gian của tác phẩm: khi bước vào nhà, trong lúc nói chuyện với người bà, trong lúc nói chuyện với nhân vật Nga.

+ Tâm trạng của nhân vật Thanh có ảnh hưởng gì đến việc thể hiện chủ đề của tác phẩm.

- Ý nghĩa nhân vật, chủ đề đem lại: Truyện ngắn Dưới bóng hoàng lan là một câu chuyện nhẹ nhàng, giản dị nhưng đầy tinh tế, sâu sắc, bởi nó mang đến cho người đọc cảm giác thư thái, nhẹ nhàng thông qua câu chuyện của Thanh.

3. Kết luận

b) Viết đoạn văn mở bài và đầu thân bài

- Mở bài:

     Giữa bộn bề ngột ngạt của cuộc sống xô bồ, tìm về với những áng văn Thạch Lam viết về thiên nhiên thơ mộng trữ tình, ta thấy lòng nhẹ nhõm và bình yên đến lạ! Bức tranh quê trong đa số tác phẩm truyện ngắn Thạch Lam, luôn chứa đựng những gì tinh khôi và đẹp đẽ nhất, Thạch Lam là một cây bút được coi là hàng đầu của văn xuôi Việt Nam. Thạch Lam đã để lại rất nhiều tác phẩm có giá trị trong đó có tác phẩm Dưới bóng hoàng lan. tác phẩm là truyện ngắn không có cốt truyện. Nó không kể một câu chuyện mà nó gợi sâu suy nghĩ. Thời gian đọng lại không gian tĩnh lặng hé lộ kín đáo bi kịch đời người màn người đọc phải cảm nhận kĩ mới cảm nhận được. Đó chính là cái thú vị cái đặc sắc của tác phẩm.

- Đoạn văn thân bài:

     Chuyện kể về một chàng trai mồ côi cha mẹ, hai bà một cháu quấn quýt nhau. Thanh ra tỉnh làm rồi đi về hàng năm, các ngày nghỉ. Lần trở về này đã cách kỳ trước hai năm. Có phải đời sống thị thành đã nhiều lúc khiến Thanh quên bằng người bà tóc bạc phơ đang sống những ngày cuối cùng trong đời mỏi mắt trông chờ anh, đáp lại tiếng gọi bà ơi một cái bóng nhẹ từ bên trong vụt ra rơi xuống mặt bàn anh chàng định thần nhìn con mèo của nhà anh chàng. Thanh mỉm cười lại gần vuốt ve con mèo “Bà mày đâu”. Cũng như bao lần Thanh trở lại ngôi nhà cũ nhưng dường như ngôi nhà thân thuộc ấy phần nào lại khiến cho anh chàng cảm thấy hồi hộp bồi hồi đến kì lạ khiến chàng thấy cảm động quá. Chốn Thanh về mọi thứ đều già cỗi và không đổi. Thời gian như quay ngược lại, không gian đứng lặng. Phong cảnh vẫn y nguyên, gian nhà vẫn tịch mịch và bà chàng vẫn tóc bạc phơ và hiền từ. Trong cảnh bình yên và thong thả của chốn xưa, một hình ảnh tươi mát hiện lên. Khu vườn xưa hiện lên trước mắt anh chàng với con đường Bát Tràng rêu phủ với những vòm ánh sáng lọt qua vòm cây với bức tường hoa thấp chạy thẳng đến đầu nhà với cả một mùi lá tươi non phảng phất trong không khí. Tất cả hiện lên trước mắt chàng thanh niên vốn quen thuộc nhưng lại rất mát mẻ và dịu dàng đối với người anh đến lạ thường. Và hình ảnh những cô thiếu nữ xinh xắn trong tà áo trắng, mái tóc đen lánh buông trên cổ nhỏ, bên cạnh mái tóc bạc trắng của bà chàng cũng khiến chàng thanh niên trẻ xốn xang và hơi dao động phần nào. Chàng cảm thấy không gian náo nhiệt ồn ào ngoài kia như đang dừng lại trên bậc cửa.

Các bài tập cùng chuyên đề

Bài 1 :

Ba truyện kể Thần Trụ Trời, Thần Sét, Thần Gió giúp bạn hiểu được gì về đặc điểm nội dung và nghệ thuật của truyện thần thọai?

Xem lời giải >>
Bài 2 :

Vẽ sơ đồ hoặc bảng tổng hợp về các văn bản đã học theo gợi ý sau.

Xem lời giải >>
Bài 3 :

Tìm đọc một số truyện thần thoại Việt Nam và thế giới. Chọn một tác phẩm mà bạn yêu thích để chỉ ra các yếu tố đặc trưng của truyện thần thoại: cốt truyện, thời gian, không gian, nhân vật, lời kể,…

Xem lời giải >>
Bài 4 :

Viết đoạn văn (khoảng 150 chữ) phân tích một chi tiết tiêu biểu trong tác phẩm Chuyện chức phán sự đền Tản Viên (Nguyễn Dữ) hoặc Chữ người tử tù (Nguyễn Tuân).

Xem lời giải >>
Bài 5 :

Ba văn bản đọc trong bài (Hiền tài là nguyên khí của quốc gia, Yêu và đồng cảm, Chữ bầu lên nhà thơ) đã giúp bạn hiểu được gì về đặc điểm nội dung và hình thức của văn nghị luận?

Xem lời giải >>
Bài 6 :

Theo bạn, trong văn nghị luận, yếu tố tự sự có thể sử dụng ở những trường hợp nào và với mức độ ra sao?

Xem lời giải >>
Bài 7 :

Hãy lập bảng hoặc sơ đồ tư duy để so sánh các văn bản trong bài theo một số điểm gợi ý sau: luận đề; cách triển khai luận điểm; cách nêu lí lẽ và bằng chứng; lí do chọn cách triển khai luận điểm và nêu lí lẽ, bằng chứng; …

Xem lời giải >>
Bài 8 :

Thảo luận nhóm về cách nhận diện đặc điểm riêng của văn bản nghị luận xã hội

Xem lời giải >>
Bài 9 :

Tìm đọc thêm một số văn bản nghị luận đề cập những vấn đề có liên quan tới nội dung các văn bản đã học trong bài. Chú ý xác định quan hệ kết nối giữa các văn bản và tập hợp chúng vào các nhóm có đặc điểm nội dung hoặc hình thức gần gũi (ví dụ: nhóm văn bản bàn về việc trọng dụng nhân tài, nhóm văn bản bàn về những vấn đề cơ bản của sáng tạo nghệ thuật, …)

Xem lời giải >>
Bài 10 :

Lập bảng tổng hợp những đặc trưng của sử thi được thể hiện trong hai đoạn trích Héc-to từ biệt Ăng-đrô-mácĐăm Săn đi bắt Nữ Thần Mặt Trời trên các phương diện: nhân vật, cốt truyện, không gian, thời gian, người kể chuyện.

Xem lời giải >>
Bài 11 :

Tìm đọc thêm các tài liệu viết về Hy Lạp và Ấn Độ thời cổ đại. Tóm tắt nội dung chính và trích dẫn những thông tin quan trọng trong các tài liệu, có sử dụng cước chú.

Xem lời giải >>
Bài 12 :

Tập thuyết trình về một vấn đề văn hóa, lịch sử Tây Nguyên và lắng nghe phản hồi của bạn về bài thuyết trình của mình.

Xem lời giải >>
Bài 13 :

Đọc thêm các tác phẩm văn học hiện đại mang âm hưởng sử thi hoặc lấy cảm hứng từ các nhân vật, sự kiện, địa điểm trong sử thi (Ví dụ: Bài ca chim Chơ-rao của Thu Bổn, Đất nước của Nguyễn Đình Thi, Đất nước của Nguyễn Khoa Điềm,…) và nhận xét về ảnh hưởng của thể loại sử thi trong văn học Việt Nam hiện đại.

Xem lời giải >>
Bài 14 :

Nêu ngắn gọn những điều bạn đã biết về chèo, tuồng dân gian qua bài học này. Bạn muốn trang bị thêm những kiến thức gì để có thể khám phá thế giới độc đáo của sân khấu chèo, tuồng?

Xem lời giải >>
Bài 15 :

Sau khi học bài học này, bạn có thái độ, tình cảm như thế nào đối với các loại hình nghệ thuật sân khấu dân gian như chèo, tuồng, múa rối nước?

Xem lời giải >>
Bài 16 :

Chọn một đề tài phù hợp được gợi ý trong phần Viết để hoàn thành bản báo cáo kết quả nghiên cứu mới (ngoài báo cáo đã viết)

Xem lời giải >>
Bài 17 :

Dành thời gian để xem trực tiếp hoặc xem qua internet các vở diễn chèo, tuồng nổi tiếng. Có thể tìm đọc thêm một số tài liệu nghiên cứu chèo, tuồng để bổ sung kiến thức về các loại hình nghệ thuật sân khấu đặc sắc này của dân tộc.

- Về chèo, có thể tìm đọc: Trần Việt Ngữ, Về nghệ thuật chèo, NXB Sân khấu, Hà Nội, 2013; Bùi Đức Hạnh, 150 làn điệu chèo cổ, NXB Văn hóa dân tộc, Hà Nội, 2006; Hà Văn Cầu, Hề chèo, NXB trẻ, TP. Hồ Chí Minh, 2005;…

- Về tuồng, có thể tìm đọc: Mịch Quang, Tìm hiểu nghệ thuật tuồng, NXB Quân đội nhân dân, hà Nội, 2017; Hoàng Châu ký (Chủ biên), Tổng tập Văn học Việt Nam, tập 15A, NXB Khoa học xã hội, Hà Nội, 1994; Trung tâm Khoa học xã hội và Nhân văn quốc gia, Tổng tập văn học Việt Nam, tập 12, NXB Khoa học xã hội, Hà Nội, 2000;…

Xem lời giải >>
Bài 18 :

Qua bài học này, theo bạn, những điều gì làm nên vẻ đẹp của thơ ca?

Xem lời giải >>
Bài 19 :

Thảo luận nhóm về một trong các chủ đề: (1) Tại sao nên đọc thơ? (2) Thế nào là một bài thơ hay? 

Xem lời giải >>
Bài 20 :

Đọc lại tất cả những tác phẩm thơ đã học trong bài. Sưu tầm hoặc tập hợp một số bài thơ khác cùng thể thơ hoặc cùng đề tài và ghi chép ngắn gọn những điều bạn tâm đắc khi đọc bài thơ đó.

Xem lời giải >>
Bài 21 :

Tìm đọc thêm một số bài phân tích thơ, từ đó rút ra những kinh nghiệm về cảm nhận và phân tích thơ ca.

Xem lời giải >>
Bài 22 :

Hãy phân tích một bài thơ được đánh giá là hay (ngoài bài đã được phân tích trong phần Viết của bài học).

Xem lời giải >>
Bài 23 :

Từ những hiểu biết về tác phẩm Bình Ngô đại cáo của Nguyễn Trãi, hãy nêu các yếu tố cơ bản làm nên sức thuyết phục của một văn bản chính luận.

Xem lời giải >>
Bài 24 :

Các văn bản đọc (Tác gia Nguyễn Trãi, Bình Ngô đại cáo, Bảo kính cảnh giới - bài 43, Dục Thúy Sơn) đã giúp bạn có thêm hiểu biết gì về đóng góp của Nguyễn Trãi cho nền văn học, văn hóa dân tộc?

Xem lời giải >>
Bài 25 :

Tìm đọc một số tác phẩm của Nguyễn Trãi thuộc các mảng sáng tác khác nhau: văn chính luận, thơ chữ Hán và thơ chữ Nôm. Chỉ ra đặc điểm cơ bản về thể loại của trong một tác phẩm tự chọn.

Xem lời giải >>
Bài 26 :

Học thuộc lòng một số đoạn trong bản dịch Bình Ngô đại cáo và các bài thơ của Nguyễn Trãi có trong bài học này (Bảo kính cảnh giới - bài 43 Dục Thúy Sơn)

Xem lời giải >>
Bài 27 :

Hãy chọn viết về một đề tài xã hội mà bạn quan tâm. Dựa vào bài viết này để lập dàn ý cho một bài thuyết trình và tập thuyết trình trên cơ sở dàn ý đó.

Xem lời giải >>
Bài 28 :

Căn cứ vào ba văn bản đã đọc, lập bảng tổng hợp hoặc vẽ sơ đồ theo gợi ý sau:

Nội dung

Người cầm quyền khôi phục uy quyền

Dưới bóng hoàng lan

Một chuyện đùa nho nhỏ

Ngôi của người kể chuyện

 

 

 

Nhân vật chính

 

 

 

Điểm nhìn

 

 

 

Chủ đề

 

 

 

Xem lời giải >>
Bài 29 :

Từ các văn bản đã học trong bài, lập bảng tổng hợp về đặc điểm của các ngôi kể theo gợi ý sau:

Nội dung

Người kể chuyện thứ nhất

Người kể chuyện thứ ba

Dấu hiệu để nhận biết

 

 

Chức năng của lời kể

 

 

Khả năng bao quát điểm nhìn

 

 

Quan hệ với các nhân vật trong truyện

 

 

Khả năng tác động đến người đọc

 

 

Xem lời giải >>
Bài 30 :

Nêu những dấu hiệu có thể giúp ta nhận biết lời nhân vật trong tác phẩm truyện. Lời nhân vật trong truyện thường tổn tại ở những dạng nào?

Xem lời giải >>