Đề bài

Mục tiêu đấu tranh của phong trào Nghĩa Hòa Đoàn ở Trung Quốc cuối thế kỉ XIX là

  • A.

    Chống triều đình phong kiến Mãn Thanh

     

  • B.

    Chống sự xâm lược của các nước đế quốc

     

  • C.

    Chống lại Từ Hi Thái Hậu vì ra lệnh bắt vua Quang Tự

     

  • D.

    Chống lại các thế lực phong kiến cát cứ ở Trung Quốc

Lời giải của GV Loigiaihay.com

Gần như đồng thời với phong trào Duy tân, một cuộc khởi nghĩa vũ trang nông dân chống đế quốc đã diễn ra ở Bắc Trung Quốc đó là Phong trào Nghĩa Hòa Đoàn.

Ngày 20 tháng 6 năm 1900, các thành viên phong trào, lúc này lên tới hơn 100.000 người và được dẫn đầu bởi người của Từ Hi Thái Hậu, đã bao vây người nước ngoài trong khu ngoại giao đoàn Bắc Kinh, đốt các nhà thờ Thiên chúa giáo của thành phố, và phá hủy tuyến đường sắt Bắc Kinh-Thiên Tân. Khi các cường quốc phương Tây và Nhật Bản tổ chức một lực lượng đa quốc gia để đè bẹp cuộc nổi loạn, cuộc bao vây các công sứ quán Bắc Kinh đã kéo dài hàng tuần, và các nhà ngoại giao cùng gia đình họ cùng các lính gác đã phải chịu đói và các điều kiện xuống cấp khi họ chiến đấu để ngăn cản bước tiến của cuộc khởi nghĩa. Vào ngày 14/8, một lực lượng quốc tế, gồm binh lính Anh, Nga, Mỹ, Nhật Bản, Pháp, và Đức, đã phá vòng vây ở Bắc Kinh sau khi chiến đấu để tiến quân xuyên qua phần lớn miền bắc Trung Quốc.

Do sự cạnh tranh lẫn nhau giữa các cường quốc, họ đã đồng ý không phân chia Trung Quốc thêm nữa, và vào tháng 9/1901, Nghị định thư Bắc Kinh đã được ký, chính thức chấm dứt cuộc nổi dậy Nghĩa Hòa Đoàn. Theo các điều khoản của thỏa thuận, các cường quốc nước ngoài sẽ được hưởng các điều ước thương mại cực kỳ có lợi trong quan hệ với Trung Quốc, quân đội nước ngoài được đồn trú lâu dài tại Bắc Kinh, và Trung Quốc bị buộc phải trả một khoản 333 triệu đô la tiền phạt vì cuộc nổi loạn. Trung Quốc về cơ bản đã trở thành một quốc gia phụ thuộc.

Đáp án : B

Các bài tập cùng chuyên đề

Bài 1 :

Tính chất xã hội Trung Quốc đã có sự biến đổi như thế nào sau khi triều đình Mãn Thanh kí với các nước đế quốc Điều ước Tân Sửu (1901)?

Xem lời giải >>
Bài 2 :

Đâu là cuộc khởi nghĩa nông dân lớn nhất trong lịch sử phong kiến Trung Quốc?

Xem lời giải >>
Bài 3 :

Cuộc vận động Duy tân Mậu Tuất ở Trung Quốc (1898) phát triển chủ yếu trong lực lượng nào?

Xem lời giải >>
Bài 4 :

Sự kiện nào đã châm ngòi cho sự bùng nổ của cuộc cách mạng Tân Hợi (1911)?

Xem lời giải >>
Bài 5 :

Đâu là chính đảng của giai cấp tư sản Trung Quốc được thành lập năm 1905?

Xem lời giải >>
Bài 6 :

Sự kiện nào chứng tỏ cách mạng Tân Hợi ở Trung Quốc năm 1911 trên thực tế đã chấm dứt?

Xem lời giải >>
Bài 7 :

Mâu thuẫn dân tộc cơ bản nhất trong xã hội Trung Quốc cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX là mâu thuẫn giữa

Xem lời giải >>
Bài 8 :

Nguyên nhân chính dẫn đến sự thất bại nhanh chóng của cuộc vận động Duy tân ở Trung Quốc là

Xem lời giải >>
Bài 9 :

Chủ nghĩa dân tộc trong học thuyết Tam dân của Tôn Trung Sơn bao hàm nội dung nào?

Xem lời giải >>
Bài 10 :

Ý nghĩa quan trọng nhất của cách mạng Tân Hợi ở Trung Quốc năm 1911 là

Xem lời giải >>
Bài 11 :

Ý nào không thể hiện đúng mục tiêu hoạt động của tổ chức Trung Quốc Đồng minh hội?

Xem lời giải >>
Bài 12 :

Theo anh (chị), bản chất của sắc lệnh “Quốc hữu hoá đường sắt” (tháng 5/ 1911) của chính quyền Mãn Thanh là gì?

Xem lời giải >>
Bài 13 :

Đâu không phải lý do để khẳng định cách mạng Tân Hợi năm 1911 ở Trung Quốc là một cuộc cách mạng tư sản không triệt để?

Xem lời giải >>
Bài 14 :

Nguyên nhân quyết định nào khiến cho cuộc vận động Duy Tân ở Trung Quốc (1898) thất bại, còn cuộc Duy tân Minh trị ở Nhật Bản (từ năm 1868) lại thành công?

Xem lời giải >>
Bài 15 :

Đâu là điểm khác biệt cơ bản giữa cuộc khởi nghĩa Thái Bình Thiên quốc và phong trào Nghĩa hòa đoàn ở Trung Quốc cuối thế kỉ XIX?

Xem lời giải >>
Bài 16 :

Điểm giống nhau trong các phong trào đấu tranh của nhân dân Trung Quốc từ giữa thế kỉ XIX đến đầu thế kỉ XX (cuộc vận động Duy tân, Nghĩa Hòa đoàn, cách mạng Tân Hợi) là

Xem lời giải >>
Bài 17 :

Đâu là điểm hạn chế trong mục tiêu đấu tranh của Trung Quốc Đồng minh hội?

Xem lời giải >>
Bài 18 :

Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến hạn chế của Cách mạng Tân Hợi 1911 là

Xem lời giải >>
Bài 19 :

Đâu không phải là nguyên nhân chung dẫn tới sự thất bại của các phong trào đấu tranh ở Trung Quốc cuối thế kỉ XIX- đầu thế kỉ XX?

Xem lời giải >>
Bài 20 :

Mâu thuẫn chủ yếu trong xã hội Trung Quốc cuối thế kỉ XIX – đầu thế kỉ XX là mâu thuẫn giữa các lực lượng nào?

Xem lời giải >>