Đề bài

Lập kế hoạch rèn luyện phẩm chất, năng lực, hứng thú, sở trường để theo đuổi đam mê.

Phương pháp giải

KẾ HOẠCH RÈN LUYỆN PHẨM CHẤT, NĂNG LỰC, HỨNG THÚ, SỞ TRƯỜNG ĐỂ TRỞ THÀNH NHÀ TÂM LÍ HỌC

 

Nội dung rèn luyện

Cách thức rèn luyện

Thời gian thực hiện

Kết quả cần đạt

Phẩm chất: Tôn trọng, trách nhiệm

 - Thể hiện sự quan tâm và hoà nhã với mọi người.

- Lắng nghe ý kiến của người khác.

- Không phân biệt đối xử.

- Nhận lỗi khi làm sai, không đổ lỗi cho người khác.

- Luôn sẵn sàng, cố gắng để hoàn thành công việc.

Thường xuyên

- Có lời nói, việc làm phù hợp với mọi người.

- Tiếp thu ý kiến của người khác.

- Hoà đồng với mọi người.

- Chịu trách nhiệm về hành vi, việc làm, lời nói của mình.

- Hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao trong mọi hoàn cảnh.

Năng lực: Giao tiếp, tham vấn.

- Lắng nghe tích cực khi giao  tiếp.

- Thể hiện sự tôn trọng trong giao tiếp ứng xử.

- Phân tích, đánh giá tình huống và sử dụng các phương tiện trong giao tiếp.

- Vận dụng kiến thức của khoa học tâm lí để giải quyết một số vấn đề và tham vấn hỗ trợ mọi người xung quanh.

Thường xuyên

- Có kĩ năng giao tiếp phù hợp với đối tượng.

- Giải quyết các vấn đề linh  hoạt và hiệu quả.

- Hỗ trợ trong giải quyết vấn đề của mọi người xung quanh.

 

Hứng thú: Khám phá, nghiên cứu thế giới nội tâm

- Đọc những cuốn sách hay về tâm lí.

- Tìm kiếm những thông tin về các vấn đề tâm lí thường gặp của học sinh trung học phổ thông.

-...

Thời gian rảnh rỗi

- Gia tăng kiến thức về tâm lí cho bản thân.

- Có thể sử dụng được các kiến thức tâm lí để tư vấn cho các bạn.

Lời giải của GV Loigiaihay.com

KẾ HOẠCH RÈN LUYỆN PHẨM CHẤT, NĂNG LỰC, HỨNG THÚ, SỞ TRƯỜNG ĐỂ TRỞ THÀNH GIÁO VIÊN

 

Nội dung rèn luyện

Cách thức rèn luyện

Thời gian thực hiện

Kết quả cần đạt

Phẩm chất: Tôn trọng, trách nhiệm

 - Thể hiện sự quan tâm và hoà nhã với mọi người.

- Lắng nghe ý kiến của người khác.

- Không phân biệt đối xử.

- Luôn sẵn sàng, cố gắng để hoàn thành công việc.

Thường xuyên

- Có lời nói, việc làm phù hợp với mọi người.

- Tiếp thu ý kiến của người khác.

- Hoà đồng với mọi người.

- Chịu trách nhiệm về hành vi, việc làm, lời nói của mình.

- Hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao trong mọi hoàn cảnh.

Phẩm chất: tự tin

- Thực hành giao tiếp trước đám đông.

- Chú ý chỉn chu về ngoại hình khi giao tiếp cho phù hợp với bối cảnh và nội dung giao tiếp

Thường xuyên

- Cảm thấy tự tin khi giao tiếp.

- Hoàn thành tốt các nhiệm vụ được giao.

Năng lực: Giao tiếp, tham vấn.

- Lắng nghe tích cực khi giao  tiếp.

- Thể hiện sự tôn trọng trong giao tiếp ứng xử.

- Phân tích, đánh giá tình huống và sử dụng các phương tiện trong giao tiếp.

Thường xuyên

- Có kĩ năng giao tiếp phù hợp với đối tượng.

- Giải quyết các vấn đề linh  hoạt và hiệu quả.

 

Hứng thú: Khám phá, nghiên cứu

- Đọc những cuốn sách hay về chuyên ngành mình theo học.

- Tìm kiếm những thông tin về các vấn đề tâm lí lứa tuổi trung học.

Thời gian rảnh rỗi

- Gia tăng kiến thức về chuyên môn.

- Có thể sử dụng được các kiến thức tâm lí để thấu hiểu học sinh trong quá trình giảng dạy.

 

Các bài tập cùng chuyên đề

Bài 1 :

Xác định những biểu hiện của sự đam mê.

Xem lời giải >>
Bài 2 :

Chia sẻ những biểu hiện thể hiện sự đam mê của em. 

Xem lời giải >>
Bài 3 :

Chỉ ra một số biểu hiện của ý chí. 

Xem lời giải >>
Bài 4 :

Mô tả một số việc làm thể hiện ý chí của em.

Xem lời giải >>
Bài 5 :

Chia sẻ những biểu hiện của phẩm chất ý chí trong thực hiện đam mê với nghề yêu thích.

Xem lời giải >>
Bài 6 :

Thảo luận về một số cơ sở xác định phẩm chất, năng lực, hứng thú, sở trường của em liên quan đến ngành, nghề lựa chọn.

Xem lời giải >>
Bài 7 :

Xác định phẩm chất, năng lực, hứng thú, sở trường phù hợp với ngành, nghề lựa chọn.

Xem lời giải >>
Bài 8 :

Đánh giá sự phù hợp của nghề với khả năng và sở thích của em.

Xem lời giải >>
Bài 9 :

Xác định những biểu hiện của bản lĩnh theo đuổi đam mê với nghề yêu thích.

Xem lời giải >>
Bài 10 :

Đóng vai thể hiện bản lĩnh theo đuổi đam mê với nghề yêu thích trong các tình huống.

TÌNH HUỐNG 1: M mong muốn sau này trở thành nhà tâm lí học. Mọi người trong gia đình cho rằng M là người sống trung thực, biết cảm thông và chia sẻ với người khác, nhưng khả năng kiểm soát cảm xúc chưa tốt. Cả nhà khuyên M nên chọn nghề khác.

Nếu là M, em sẽ làm gì?

TÌNH HUỐNG 2: Từ nhỏ H đã mong ước trở thành một phóng viên. Tuy nhiên, sức khoẻ của H chưa tốt nên bố mẹ rất lo lắng nếu H theo đuổi công việc này thì sẽ gặp nhiều khó khăn do đặc thù công việc.

Nếu là H, em sẽ làm gì?

TÌNH HUỐNG 3 N luôn mong muốn trở thành một đầu bếp để có thể chế biến ra nhiều món ăn ngon. Cả nhà ai cũng khen ngợi tài nấu ăn và bày biện khéo léo của N. Tuy nhiên, N cũng có sở trường về công nghệ nên bố mẹ và người thân trong gia đình đều phản đối N trở thành đầu bếp, mọi người khuyên N nên lựa chọn nghề kĩ sư công nghệ viễn thông.

Nếu là N, em sẽ làm gì?

Xem lời giải >>
Bài 11 :

Xác định những biểu hiện của sự tự tin về bản thân.

Xem lời giải >>
Bài 12 :

Đề xuất các cách rèn luyện sự tự tin trong những trường hợp sau:

- Trường hợp 1: Em học tốt, tích cực phát biểu và thảo luận trong giờ học của một số môn học nhưng chưa tự tin tham gia hoạt động tập thể.

- Trường hợp 2: Em được phân công thuyết trình về đề tài nghiên cứu của cả nhóm, nhưng em lại chưa quen với việc trình bày vấn đề trước đông người.

- Trường hợp 3. Em được giao nhiệm vụ thể hiện sở trường nhảy hip hop trong buổi sinh hoạt tập thể do lớp phụ trách, nhưng em chưa quen thể hiện trước đông người.

Xem lời giải >>
Bài 13 :

Thực hiện các cách rèn luyện sự tự tin về bản thân và chia sẻ cảm nghĩ của em.

Xem lời giải >>
Bài 14 :

Thể hiện sự tự tin khi chia sẻ về định hướng nghề nghiệp.

Xem lời giải >>
Bài 15 :

Chia sẻ về những việc cần làm tiếp theo để em tự tin hơn trong định hướng nghề nghiệp của bản thân. 

Xem lời giải >>
Bài 16 :

Thực hiện kế hoạch và chia sẻ kết quả rèn luyện để theo đuổi đam mê

Xem lời giải >>
Bài 17 :

Đánh giá mức độ đạt được trong việc thực hiện các mục tiêu của chủ đề.

Xem lời giải >>
Bài 18 :

Chỉ ra một số biểu hiện của phẩm chất ý chí. 

Xem lời giải >>
Bài 19 :

Thảo luận về biểu hiện của đam mê. 

Xem lời giải >>
Bài 20 :

Thảo luận về cách rèn luyện ý chí và đam mê

Xem lời giải >>
Bài 21 :

Thực hành xử lí tình huống để rèn luyện ý chí và đam mê.

Tình huống 1.

Thói quen chơi điện tử của K gây ảnh hưởng rất nhiều đến học tập và các mối quan hệ. K muốn từ bỏ thói quen này nhưng cảm thấy lo lắng vì đòi hỏi sự nỗ lực của ý chí, điều mà K cho là điểm hạn chế của mình. Bên cạnh đó, bạn thân của K cũng khuyên K nên từ bỏ thói quen này.

Nếu là K, em sẽ làm gì để từ bỏ được thói quen chơi điện tử?

Tình huống 2.

H nhận thấy các bạn trong nhóm học tập ai cũng có niềm đam mê riêng. Bạn A thích bóng đá, bạn C thích tìm hiểu văn hoá các dân tộc, bạn D thích hội hoạ. H thấy mình đều thích những thứ này nhưng sau một thời gian lại chán. H muốn có một đam mê cụ thể để theo đuổi.

Nếu là H, em sẽ làm gì?

Tình huống 3.

Q rất thích chơi bóng chuyền và thường xuyên tham gia sinh hoạt ở câu lạc bộ bóng chuyền trong trường và ở địa phương. Q muốn đi theo con đường bóng chuyền chuyên nghiệp nhưng mọi người nói rằng. "Nếu theo con đường bóng chuyền chuyên nghiệp thì cần rèn luyện sức khoẻ để nâng cao độ bền, sự khéo léo". Đây là điều mà Q còn hạn chế.

Nếu là Q, em sẽ làm gì để đạt được mục tiêu đề ra?

Xem lời giải >>
Bài 22 :

Thực hiện những việc làm thể hiện ý chí và đam mê của em trong cuộc sống và chia sẻ kết quả.

Xem lời giải >>
Bài 23 :

Chỉ ra biểu hiện của sự tự tin về bản thân và tự tin với định hướng nghề nghiệp của mình. 

Xem lời giải >>
Bài 24 :

Xác định cách rèn luyện giúp em tự tin về bản thân và tự tin với định hướng nghề nghiệp.

Xem lời giải >>
Bài 25 :

Thực hiện một số cách giúp thể hiện sự tự tin về bản thân trong các tình huống.

Tình huống 1. N rất đam mê nghiên cứu khoa học và là trưởng nhóm thực hiện một đề tài nghiên cứu về vấn đề môi trường. Đề tài của nhóm N đã được chọn tham gia cuộc thi cấp tỉnh, sau khi vượt qua nhiều đề tài khác. Tuy nhiên, ở cuộc thi cấp tỉnh, nhóm N phải trình bày báo cáo trước Ban giám khảo. N rất lo lắng về khả năng thuyết trình trước đám đông và sợ ảnh hưởng đến kết quả của nhóm.

Nếu là N, em sẽ làm gì để tự tin hơn?

Tình huống 2. D là học sinh thiếu tự tin trong lớp. D ít khi phát biểu và thường rụt rè khi tham gia các hoạt động chung cùng với các bạn. D tự nhận thấy điều này và rất mong muốn bản thân trở nên tự tin.

Nếu là D, em sẽ làm như thế nào để trở nên tự tin?

Xem lời giải >>
Bài 26 :

Thể hiện sự tự tin với định hướng nghề nghiệp nếu em là nhân vật trong các trường hợp.

Trường hợp 1. M chưa thực sự tự tin với lựa chọn nghề của mình. Trong lớp, M biết V là người khá tự tin về định hướng nghề nghiệp của bạn ấy. M muốn V chia sẻ kinh nghiệm

Nếu là V, em sẽ thể hiện sự tự tin với định hướng nghề nghiệp của mình như thế nào?

Trường hợp 2. G đam mê hội hoạ và về khá đẹp. G rất thích ngành Kiến trúc nhưng chưa có nhiều thông tin về ngành này.

Nếu là G, em sẽ làm gì để tự tin trong định hướng nghề nghiệp?

Xem lời giải >>
Bài 27 :

Chia sẻ những việc làm của em để rèn luyện sự tự tin về bản thân và tự tin với định hướng nghề nghiệp.

Xem lời giải >>
Bài 28 :

Chỉ ra những biểu hiện của bản lĩnh trong việc thực hiện đam mê theo đuổi nghề yêu thích. 

Xem lời giải >>
Bài 29 :

Chia sẻ về nghề nghiệp mà em yêu thích và cách thể hiện bản lĩnh để thực hiện đam mê theo đuổi nghề nghiệp đó.

Xem lời giải >>
Bài 30 :

Thảo luận về cách rèn luyện bản lĩnh thực hiện đam mê theo đuổi nghề yêu thích. 

Xem lời giải >>