Trong phần đầu bài thơ Mùa xuân nho nhỏ, tác giả xưng “tôi” nhưng sang phần sau lại xưng “ta”. Theo em, việc thay đổi cách xưng hô như thế có ý nghĩa gì?
Đọc kĩ hai khổ thơ chứa các đại từ này, chú ý biểu tượng của từng khổ thơ
Cách 1
Tôi: biểu hiện một cái “tôi” cụ thể, rất riêng của nhà thơ; ta: thể hiện khát khao không chỉ của riêng tác giả mà còn của nhiều người, của số đông. Việc chuyển đổi này biểu hiện sự hòa quyện giữa cái riêng và cái chung. Cái “tôi” của tác giả đã nói thay cho nhiều cái “tôi” khác, nó hóa thân thành cái “ta”. Cái “tôi” đã hòa vào cái “ta” chung. Trong cái “ta” chung vẫn có cái “tôi” riêng
Cách 2- Trong phần đầu, tác giả dùng đại từ “Tôi”, sang phần sau, tác giả lại dùng đại từ “Ta”. Đây không phải là việc sử dụng đại từ ngẫu nhiên trong bài thơ của mình mà tác giả sử dụng sự thay đổi đó để thể hiện tư tưởng của mình.
+ Chữ tôi trong câu thơ “Tôi đưa tay tôi hứng” ở khổ thơ đầu thể hiện cảm xúc cá nhân của tác giả trước cảnh đẹp và sức sống của mùa xuân. Là cái tôi yêu thiên nhiên, rung đông trước cái đẹp của đất trời.
+ Còn đến những khổ thơ sau, chữ “tôi” được tác giả thay bằng chữ “ta” để bày tỏ điều tâm niệm tha thiết, khao khát được sống cống hiến cho đời. Chữ “ta” để thể hiện khát khao không chỉ của riêng tác giả mà còn của nhiều người
→ Như vậy sự chuyển biến từ cái tôi cá nhân đến một tập thể cùng chung suy nghĩ và lí tưởng: sống cống hiến không chỉ là khát vọng của một người, của riêng một mình nhà thơ, mà còn là của nhiều người, của chung cộng đồng, nhân dân, đất nước.
Cách 3- Trong phần đầu, tác giả dùng đại từ “Tôi”, sang phần sau, tác giả lại dùng đại từ “Ta”. Đây không phải là việc sử dụng đại từ ngẫu nhiên trong bài thơ của mình mà tác giả sử dụng sự thay đổi đó để thể hiện tư tưởng của mình.
+ Chữ tôi trong câu thơ “Tôi đưa tay tôi hứng” ở khổ thơ đầu thể hiện cảm xúc cá nhân của tác giả trước cảnh đẹp và sức sống của mùa xuân. Là cái tôi yêu thiên nhiên, rung động trước cái đẹp của đất trời.
+ Còn đến những khổ thơ sau, chữ “tôi” được tác giả thay bằng chữ “ta” để bày tỏ điều tâm niệm tha thiết, khao khát được sống cống hiến cho đời. Chữ “ta” để thể hiện khát khao không chỉ của riêng tác giả mà còn của nhiều người, nhiều cái “tôi” lý tưởng khác
→ Như vậy sự chuyển biến từ cái tôi cá nhân đến một tập thể cùng chung suy nghĩ và lí tưởng: sống cống hiến không chỉ là khát vọng của một người, của riêng một mình nhà thơ, mà còn là của nhiều người, của chung cộng đồng, nhân dân, đất nước.
Các bài tập cùng chuyên đề
Nội dung chính của bài thơ Mùa xuân nho nhỏ là gì?
Mùa xuân trong cảm nhận của em có gì đáng nhớ?
Hãy đọc một vài đoạn thơ mà em yêu thích viết về mùa xuân
Hình dung những màu sắc, âm thanh được gợi lên trong khổ thơ đầu bài thơ Mùa xuân nho nhỏ
Vẻ đẹp mùa xuân qua hình ảnh “lộc” trong bài thơ Mùa xuân nho nhỏ
Hình ảnh con chim, cành hoa, nốt trầm, mùa xuân nho nhỏ trong bài thơ Mùa xuân nho nhỏ
Trong khổ thơ đầu bài thơ Mùa xuân nho nhỏ, nhà thơ miêu tả mùa xuân qua những hình ảnh nào? Những hình ảnh đó gợi cho em cảm nhận gì về mùa xuân?
Cảm xúc của nhà thơ trước vẻ đẹp của mùa xuân được thể hiện như thế nào qua những dòng thơ: Ơi, con chim chiền chiện/ Hót chi mà vang trời/ Từng giọt long lanh rơi/ Tôi đưa tay tôi hứng?
Hình ảnh người cầm súng, người ra đồng trong bài thơ Mùa xuân nho nhỏ gợi cho em nghĩ đến ai? Vì sao khi nói về mùa xuân của đất nước, nhà thơ lại nhắc đến hình ảnh người cầm súng và người ra đồng?
Hãy chỉ ra đặc điểm về cách gieo vần và ngắt nhịp trong khổ thơ sau:
Đất nước bốn ngàn năm
Vất vả và gian lao
Đất nước như vì sao
Cứ đi lên phía trước.
Theo em, vì sao tác giả muốn làm “con chim”, “một cành hoa”, “một nốt trầm”? Liên hệ với hoàn cảnh sáng tác của bài thơ Mùa xuân nho nhỏ, em có cảm nhận gì về ước nguyện mà nhà thơ muốn gửi gắm qua những hình ảnh này?
Sau khi đọc và tìm hiểu bài thơ Mùa xuân nho nhỏ, em có nhận xét gì về cách dùng từ trong nhan đề Mùa xuân nho nhỏ? Nhan đề đó gợi cho em những cảm xúc, suy nghĩ gì?
Viết đoạn văn (khoảng 5 – 7 câu) nêu cảm nhận về một đoạn thơ mà em yêu thích trong bài thơ Mùa xuân nho nhỏ
Nêu hoàn cảnh sáng tác của bài thơ Mùa xuân nho nhỏ. Hoàn cảnh đó góp phần giúp người đọc hiểu hơn bài thơ như thế nào?
Trong khổ thơ đầu bài thơ Mùa xuân nho nhỏ, nhà thơ đã cảm nhận bức tranh mùa xuân bằng những giác quan nào?
Trong bài thơ Mùa xuân nho nhỏ có những hình ảnh mùa xuân nào? Từ việc chỉ ra những hình ảnh đó, em hãy cho biết bố cục của bài thơ được triển khai ra sao.
Em hãy liệt kê những hình ảnh nhà thơ sử dụng để bộc lộ khát vọng được hòa nhập, được cống hiến cho đời
Chỉ ra các biện pháp tu từ trong hai dòng thơ sau và nêu tác dụng của chúng:
Đất nước như vì sao
Cứ đi lên phía trước
Theo em, từ xôn xao trong dòng thơ: Tất cả như xôn xao có thể thay thế bằng từ lao xao được không? Vì sao?
Nêu cảm nhận của em về ước nguyện của nhà thơ được thể hiện trong khổ thơ sau:
Ta làm con chim hót
Ta làm một cành hoa
Ta nhập vào hòa ca
Một nốt trầm xao xuyến
Chỉ ra biện pháp tu từ điệp ngữ trong khổ thơ sau và nêu tác dụng của biện pháp tu từ đó:
Ta làm con chim hót
Ta làm một cành hoa
Ta nhập vào hòa ca
Một nốt trầm xao xuyến
Nhận xét về cách gieo vẫn và ngắt nhịp trong khổ thơ cuối của bài thơ Mùa xuân nho nhỏ
Bài thơ Mùa xuân nho nhỏ kết thúc bằng việc nhắc đến những điệu ca Huế. Cách kết thúc ấy gợi cho em cảm nhận gì về vẻ đẹp tâm hồn của nhà thơ?
Từ nội dung của đoạn thơ Mùa xuân nho nhỏ, hãy trình bày ngắn gọn suy nghĩ của em về lẽ sống dâng cho đời của tuổi trẻ trong thời đại ngày nay
Chỉ ra các từ láy được tác giả sử dụng trong bài thơ Mùa xuân nho nhỏ và giải nghĩa các từ láy đó
Trong khổ thơ đầu bài thơ Mùa xuân nho nhỏ, nhà thơ miêu tả mùa xuân qua hình ảnh:
Cảm nhận về mùa xuân mà những hình ảnh đó gợi cho em:
Cảm xúc của nhà thơ trước vẻ đẹp của mùa xuân được thể hiện qua những dòng thơ Ơi, con chim chiền chiện/ Hót chi mà vang trời/ Từng giọt long lanh rơi/ Tôi đưa tay tôi hứng.
Khi nói về mùa xuân của đất nước trong Mùa xuân nho nhỏ, nhà thơ nhắc đến hai hình ảnh người cầm súng và người ra đồng vì:
Đọc khổ ba bài thơ Mùa xuân nho nhỏ và điền thông tin phù hợp vào bảng sau:
Tác giả muốn làm “con chim”, “một cành hoa”, “một nốt trầm”, “một mùa xuân nho nhỏ” vì: