Xác định biện pháp tu từ điệp ngữ trong bài thơ Đồng dao mùa xuân và nêu tác dụng
Em nhớ lại kiến thức về biện pháp điệp ngữ, đọc lại bài thơ Đồng dao mùa xuân để tìm biện pháp tu từ này và nêu tác dụng của nó đối với văn bản
- Điệp ngữ: “Có một người lính”
=> Tác dụng: Như một lời nhắc nhở ngời đọc luôn nhớ về anh - một con người từng sống, chiến đấu và đã anh dũng hi sinh, tạo ra một thế đối lập với dòng thơ Anh không về nữa khiến người đọc cảm nhận thấm thía hơn những mất mát lớn
- Điệp ngữ: "Anh không về nữa", "anh ngồi"
=> Tác dụng:
+ Điệp ngữ Anh không về nữa đã khắc họa trong lòng người đọc về sự ra đi của người lính trẻ, nhấn mạnh nỗi ngậm ngùi, thương tiếc của nhân dân, đồng đội và của nhà thơ dành cho người lính.
+ Điệp từ anh ngồi khiến hình tượng người lính hiện lên như một bức tượng giữa rừng núi Trường Sơn hùng vĩ. Chiến công, sự hi sinh vì dân, vì nước của người chiến sĩ mãi được ghi tạc trong trái tim mỗi người dân như một tượng đài bất diệt
Các bài tập cùng chuyên đề
Đọc câu văn sau và thực hiện các yêu cầu:
Ai bảo được non đừng thương nước, bướm đừng thương hoa, trăng đừng thương gió: ai cấm được trai thương gái, ai cấm được mẹ yêu con, ai cấm được cô giá còn son nhớ chồng thì mới hết được người mê luyến mùa xuân
a. Chỉ ra biện pháp tu từ ở những cụm từ in đậm trong câu văn trên.
b. Biện pháp tu từ đó còn được thể hiện ở những từ ngữ nào khác trong câu?
c. Nêu tác dụng của biện pháp tu từ đó
Xác định kiểu điệp ngữ trong đoạn thơ dưới đây
"Nhóm bếp lửa ấp iu nồng đượm
Nhóm niềm yêu thương khoai sắn ngọt bùi
Nhóm nồi xôi gạo mới sẻ chung vui
Nhóm dậy cả những tâm tình tuổi nhỏ."
Điệp từ nào được sử dụng trong đoạn thơ dưới đây?
Có ri ri tiếng dế mèn
Có bầy đom đóm thắp đèn đêm thâu
Có con cuốc ở bờ lau
Kêu dài ngày hạn, kêu nhàu ngày mưa