Công nghệ sinh học được ứng dụng trong chẩn đoán bệnh thủy sản như thế nào?
Dựa vào kiến thức về công nghệ sinh học được ứng dụng trong chẩn đoán bệnh thủy sản.
Có hai ứng dụng công sinh học phổ biến:
a. KIT chẩn đoán
- KIT chẩn đoán dựa trên nguyên lí sắc kí miễn dịch, phát hiện tác nhân gây bệnh một cách gián tiếp thông qua phát hiện kháng thể, kháng nguyên hoặc dịch tiết sinh học trong mẫu bệnh phẩm.
- Phương pháp này giúp kiểm tra sự có mặt của tác nhân gây bệnh một cách nhanh chóng, cho kết quả sau 10 đến 30 phút, từ đó có thể xử lí bệnh kịp thời; quy trình thực hiện đơn giản, không yêu cầu kĩ thuật cao, tiện lợi, có thể sử dụng ngay tại ao, đầm nuôi, tiết kiệm thời gian vận chuyển mẫu.
- KIT chẩn đoán đã được phát triển và ứng dụng để phát hiện một số bệnh trong thuỷ sản như bệnh đốm trắng, bệnh đầu vàng trên tôm, bệnh xuất huyết do virus trên cá hồi, bệnh virus Herpes trên cá koi,...
b. Kĩ thuật PCR
- Ưu điểm: Kĩ thuật này giúp phát hiện tác nhân gây bệnh ngay ở mật độ thấp, giai đoạn nhiễm nhẹ, có độ nhạy và mức độ chính xác cao.
- Nhược điểm: chi phí cao, yêu cầu trang thiết bị hiện đại và thực hiện ở phòng thí nghiệm đạt tiêu chuẩn; kĩ thuật viên thực hiện cần có trình độ chuyên môn cao, thời gian xét nghiệm dài hơn so với KIT chẩn đoán.
Các bài tập cùng chuyên đề
Trình bày vai trò của việc phòng, trị bệnh thủy sản
Mô tả đặc điểm, nêu được nguyên nhân và biện pháp phòng, trị một số loại bệnh thủy sản phổ biến.
Trình bày ứng dụng công nghệ sinh học trong phòng, trị bệnh thủy sản. Liên hệ với thực tiễn phòng, trị bệnh thủy sản ở địa phương em.
Hãy hoàn thành sơ đồ theo mẫu dưới đây:
Trình bày một số vai trò của phòng, trị bệnh thủy sản.
Trình bày một số ứng dụng của công nghệ sinh học trong phòng bệnh và điều trị bệnh thủy sản.
Kể tên và cách sử dụng một số loại thảo dược được ứng dụng trong điều trị bệnh thủy sản mà em biết.
Em hãy đưa ra biện pháp phòng bệnh đốm trắng do virus cho ao nuôi tôm sú.
Em sẽ xử lí như thế nào khi ao nuôi cá tra bị nhiễm bệnh gan thận mủ?