Nêu nhiệm vụ của bảo vệ rừng.
Dựa vào kiến thức về nhiệm vụ của bảo vệ rừng.
Nhiệm vụ của chủ rừng:
+ Có trách nhiệm bảo vệ rừng theo quy định của pháp luật về theo dõi diễn biến rừng; bảo vệ thực vật rừng, động vật rừng, bảo vệ hệ sinh thái rừng, phòng cháy, chữa cháy rừng, phòng, trừ sinh vật gây hại rừng.
+ Chấp hành sự quản lí, thanh tra, kiểm tra, xử lí vi phạm của cơ quan nhà nước có thẩm quyền và các quy định khác của pháp luật.
- Nhiệm vụ của toàn dân:
+ Cần có trách nhiệm bảo vệ rừng theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường, bảo vệ thực vật rừng. động vật rừng, bảo vệ hệ sinh thái rừng, phòng cháy, chữa cháy rừng, bảo vệ và kiểm dịch thực vật, thú y và quy định khác của pháp luật có liên quan.
+ Cần có trách nhiệm thông bảo kịp thời cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền hoặc chủ rừng về các hành vi vi phạm quy định về quản lí, bảo vệ rừng, chấp hành sự huy động nhân lực, phương tiện của cơ quan nhà nước có thẩm quyền khi xảy ra cháy rừng
- Nhiệm vụ của các cấp quân lí
+ Cần thực hiện đúng chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn về quản lí, bảo vệ rừng theo quy định của pháp luật. Tổ chức, chỉ đạo thực hiện điều tra rừng, kiểm kê rừng, theo dõi diễn biển rừng, bảo tồn đa dạng sinh học rừng, phòng cháy và chữa cháy rừng phòng, trừ sinh vật gây hại rừng, công tác tuyên truyền, giáo dục pháp luật về bảo vệ và phát triển rừng.
+ Thanh tra, kiểm tra, xử lí vi phạm pháp luật, giải quyết tranh chấp, khiếu nại, tố cáo trong lĩnh vực lâm nghiệp theo quy định của pháp luật.
+ Thực hiện nhiệm vụ khác về quản lí, bảo vệ rừng được cơ quan nhà nước có thẩm quyền giao theo quy định của pháp luật.
Các bài tập cùng chuyên đề
Trình bày ý nghĩa, nhiệm vụ của việc bảo vệ và khai thác tài nguyên rừng bền vững.
Mô tả một số biện pháp bảo vệ và phương thức khai thác tài nguyên rừng phổ biến.
Đánh giá thực trạng trồng, chăm sóc, bảo vệ và khai thác rừng ở nước ta.
Đề xuất một số việc nên làm và không nên làm để bảo vệ tài nguyên rừng ở nước ta.
Nêu ý nghĩa của bảo vệ và khai thác tài nguyên rừng bền vững.
Nêu nhiệm vụ của khai thác tài nguyên rừng bền vững.
Nêu thực trạng trồng, chăm sóc, bảo vệ và khai thác rừng ở nước ta.
Hoạt động nào dưới đây không góp phần bảo vệ rừng?
A. Tuần tra rừng
B. Giao đất, giao rừng cho hộ gia đình
C. Phòng chống cháy rừng
D. Chuyển đổi diện tích rừng tự nhiên sang trồng ngô, sắn
E. Tuyên truyền, giáo dục pháp luật về bảo vệ rừng
Biện pháp tuyên truyền nhằm nâng cao ý thức bảo vệ rừng cho người dân có thể được thực hiện thông qua những hình thức nào?
Hãy so sánh đặc điểm của phương thức khai thác trắng, khai thác dần, khai thác chọn.
Phát biểu nào dưới đây đúng?
A. Khai thác trắng là phương thức tiến hành chặt toàn bộ những cây rừng đã đến tuổi thành thục trên khoảnh chặt, quá trình chặt được tiến hành làm nhiều lần sao cho trong thời gian chặt hạ, một thế hệ rừng mới được hình thành nhờ sự gieo giống và bảo vệ của rừng già.
B. Khai thác chọn là chặt toàn bộ những cây rừng đã thành thục trên một khoảnh chặt trong một mùa chặt, thông thường là dưới một năm
C. Sản lượng gỗ khai thác từ rừng tự nhiên ở Việt Nam tăng dần trong suốt giai đoạn 2008 – 2011
D. Khai thác trắng là phương thức tiến hành chặt từng cây hoặc đám cây thành thục
E. Sản lượng gỗ khai thác hằng năm từ rừng trồng tập trung ở Việt Nam chiếm tỉ trọng lớn trong tổng sản lượng gỗ khai thác toàn quốc và tăng liên tục trong suốt giai đoạn 2008 – 2020.
Hãy hoàn thành sơ đồ theo mẫu dưới đây
Ý nghĩa của bảo vệ và khai thác tài nguyên rừng bền vững
?: Duy trì và nâng cao chức năng phòng hộ và bảo vệ môi trường của rừng.
?: Bảo tồn đa dạng sinh học
?: Duy trì và nâng cao chức năng sản xuất của rừng
Nhiệm vụ của bảo vệ rừng
?: Nhiệm vụ của chủ rừng
?: Nhiệm vụ của toàn dân
?: Nhiệm vụ của các cấp quản lí
Nhiệm vụ của khai thác tài nguyên rừng bền vững
?: Khai thác lâm sản trong mỗi loại rừng cần thực hiện theo quy định của pháp luật về bảo vệ và phát triển rừng, bảo vệ môi trường và bảo tồn đa dạng sinh học.
?: Đảm bảo thực hiện các biện pháp tái sinh rừng và trồng lại rừng sau khai thác
?: Khai thác không lạm vào vốn rừng
?: Áp dụng các biện pháp, kĩ thuật khai thác lâm sản phù hợp nhằm hạn chế tác động xấu tới môi trường rừng và đa dạng sinh học, duy trì được chức năng phòng hộ của rừng
?: Cần tuân thủ nghiêm ngặt quy định của pháp luật đối với việc khai thác các loài thực vật, động vật rừng quý hiếm và các loài được ưu tiên bảo vệ.
Thực trạng trồng và chăm sóc rừng
?: Công tác trồng và chăm sóc rừng ở nước ta những năm gần đây đã có những chuyển biến tích cực, diện tích rừng trồng tăng liên tục.
Thực trạng bảo vệ và khai thác rừng
?: Thực trạng bảo vệ rừng
?: Thực trạng khai thác rừng
Một số biện pháp bảo vệ tài nguyên rừng
?: Tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về bảo vệ rừng nhằm nâng cao ý thức, trách nhiệm bảo vệ rừng cho người dân.
?: Ngăn chặn các hành vi gây suy thoái tài nguyên rừng
?: Chủ động thực hiện tốt công tác phòng cháy, chữa cháy rừng
?: Duy trì và củng cố hệ thống các khu bảo tồn thiên nhiên góp phần bảo tồn có hiệu quả các hệ sinh thái rừng, tài nguyên thực vật, động vật rừng
?: Rà soát, sửa đổi, bổ sung hoàn thiện hệ thống pháp luật, cơ chế, chính sách liên quan đến quản lí, bảo vệ và phát triển rừng nhằm đảm bảo sự đồng bộ, thống nhất, hiệu quả, khả thi, dễ tiếp cận
?: Tăng cường trồng cây xanh, trồng rừng góp phần bảo vệ và phát triển rừng.
Phương thức khai thác tài nguyên rừng
?: Khai thác trắng
?: Khai thác chọn
?: Khai thác dần