Đề bài

Một khung cửa sổ có dạng hình tròn với các chấn song tạo thành hình vuông ABCD, hai đường chéo của hình vuông cắt nhau tại O. Dưới ánh mặt trời, khung cửa và các chắn song đổ bóng lên sàn nhà (H.4.56a). Quan sát hình vẽ và trả lời các câu hỏi sau:

a) Các đường thẳng nối mỗi điểm A, B, C với bóng A’, B’, C’ có đôi một song song hay không?

b) Làm thế nào để xác định được bóng đổ trên sàn nhà của mỗi điểm trên khung cửa sổ?

Phương pháp giải

Cho mặt phẳng \(\left( \alpha  \right)\) và đường thẳng  cắt \(\left( \alpha  \right)\). Với mỗi điểm M trong không gian ta xác định điểm M’ như sau:

Nếu M thuộc d thì M’ là giao điểm của \(\left( \alpha  \right)\) và d.

Nếu M không thuộc d thì M’ là giao điểm của \(\left( \alpha  \right)\) và đường thẳng qua M song song với d.

Điểm M’ được gọi là hình chiếu song song của điểm M trên mặt phẳng \(\left( \alpha  \right)\) theo phương d.

Lời giải của GV Loigiaihay.com

a) Các đường thẳng nối mỗi điểm A, B, C với bóng A', B', C' có đôi một song song.

b) Để xác định được bóng đổ trên sàn nhà của mỗi điểm trên khung cửa sổ ta lấy một đường thẳng a cố định song song với ánh mặt trời.

Điểm O' là giao điểm của sàn nhà và đường thẳng đi qua O song song với a.

Tương tự, ta xác định được các điểm A', B', C', D'.

Các bài tập cùng chuyên đề

Bài 1 :

Cho hình hộp ABCD.EFGH (H.4.58). Xác định hình chiếu của điểm A trên mặt phẳng (CDHG) theo phương BC và theo phương BG.

Xem lời giải >>
Bài 2 :

Trong hình ảnh mở đầu, khi một bàn thắng được ghi thì hình chiếu của quả bóng trên mặt đất theo phương thẳng đứng có vị trí như thế nào với vạch vôi?

Xem lời giải >>
Bài 3 :

Trong HĐ1, làm thế nào để xác định được bóng của toàn bộ song cửa CD trên sàn nhà?

Xem lời giải >>
Bài 4 :

Một phép chiếu song song biến tam giác ABC thành tam giác A’B’C’, biến M thành M’. Chứng minh rằng phép chiếu đó biến đường trung bình của tam giác ABC thành đường trung bình của tam giác A’B’C’.

Xem lời giải >>
Bài 5 :

Cho hình hộp ABCD.A’B’C’D’A’C’ cắt B’D’ tại O’ Xác định ảnh của O’ qua phép chiếu song song lên mặt phẳng (ABCD) theo phương A’A.

Xem lời giải >>
Bài 6 :

Cho mặt phẳng (P) và đường thẳng l cắt mặt phẳng (P).

Qua mỗi điểm M trong không gian, có bao nhiêu đường thẳng song song hoặc trùng với đường thẳng l? Đường thẳng đó và mặt phẳng (P) có bao nhiêu điểm chung? (Hình 76)

 

Xem lời giải >>
Bài 7 :

Tìm ảnh của hình hộp \(ABEF.DCGH\) qua phép chiếu song song được mô tả trong Hình 3.

Xem lời giải >>
Bài 8 :

Tìm phương chiếu, mặt phẳng chiếu của phép chiếu song song được mô tả trong Hình 2.

Xem lời giải >>
Bài 9 :

Trong hoạt động mở đầu:

a) Các tia sáng \(AA',BB',DD'\) có song song với nhau hay không?

b) Nêu cách xác định bóng \(C'\) của điểm \(C\) trên mặt đường.

Xem lời giải >>
Bài 10 :

Cho hình hộp \(ABCD.A'B'C'D'\).

a) Hình chiếu song song của điểm \(B'\) trên mặt phẳng \(\left( {ABCD} \right)\) theo phương chiếu \(A'D\) là:

A. Điểm \(D\)                         

B. Điểm \(C\)                

C. Điểm \(B\)                

D. Điểm \(A\)

b) Hình chiếu song song của đoạn thẳng \(A'B\) trên mặt phẳng \(\left( {CDD'C'} \right)\) theo phương chiếu \(BC\) là:

A. Đoạn thẳng \(D'C\)                                            

B. Đoạn thẳng \(A'D'\)

C. Đoạn thẳng \(AB'\)                                            

D. Đoạn thẳng \(A'B\)

Xem lời giải >>
Bài 11 :

Cho hình chóp S.ABCD có đáy ABCD không là hình thang.

a) Xác định giao tuyến của hai mặt phẳng (SAB) và (SCD)

b) Xác định hình chiếu của điểm A qua phép chiếu song song lên mặt phẳng (SCD) theo phương SB.

Xem lời giải >>
Bài 12 :

Cho hình hộp chữ nhật ABCD.A’B’C’D’. Hình chiếu song song của điểm A trên mặt phẳng (CDD’C’) theo phương BC’ là:

A. D’                   

B. D                     

C. B                     

D. C’

Xem lời giải >>
Bài 13 :

Cho mặt phẳng (P), tam giác ABC và đường thẳng l cắt mặt phẳng (P) sao cho các đường thẳng AB, BC, CA đều không song song hoặc trùng với đường thẳng l. Xác định hình chiếu song song của tam giác ABC trên mặt phẳng (P) theo phương l trong mỗi trường hợp sau:

a) Mặt phẳng (ABC) không song song với l;

b) Mặt phẳng (ABC) song song hoặc chứa l.

Xem lời giải >>