Mô tả một số biện pháp cơ bản xử lí môi trường trước và sau nuôi thủy sản; các biện pháp quản lí môi trường nuôi thủy sản.
Dựa vào kiến thức về biện pháp xử lí môi trường nuôi thủy sản.
* Trước khi nuôi:
- Trước khi cấp nước vào ao, nền đáy ao nuôi cần được nạo vét, bón vôi và phơi đáy để khử trùng, diệt tạp và giảm độ chua.
- Lấy nước vào hệ thống nuôi qua túi lọc để loại bỏ sinh vật tạp và cặn vẫn.
- Khử trùng nước bằng hoá chất như chlorine, BKC, thuốc tím (KMnO4), Iodine,... để tiêu diệt vi sinh vật gây hại.
- Sử dụng chế phẩm sinh học để tạo hệ vi sinh có lợi sau khi khử trùng nước từ 2 đến 3 ngày
* Sau khi nuôi
- Sử dụng ao lắng:
Ao lắng cần được nạo vét định kỉ sau vài năm sử dụng để loại bỏ bùn đáy và tạo độ sâu cho ao, giúp duy trì khả năng chứa và lắng tụ chất thải. Có thể bổ sung chế phẩm sinh học hoặc trồng thực vật thuỷ sinh dễ tăng cường xử lí chất thải trong ao lắng. Ao cũng có thể được thả thêm một số loài cá ăn mùn bã hữu cơ hoặc ăn lọc tảo để tận dụng chất dinh dưỡng hữu cơ.
- Nước tưới cây trồng:
Ở một số vùng, nước thải từ ao nuôi cá nước ngọt có thể được sử dụng để tưới cho cây, còn gọi là mô hình nuôi kết hợp.
Các bài tập cùng chuyên đề
Trình bày các yêu cầu chính của môi trường thủy sản.
Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến môi trường nuôi thủy sản.
Trình bày ứng dụng công nghệ sinh học trong xử lí môi trường nuôi thủy sản. Liên hệ với thực tiễn nuôi thủy sản ở địa phương em.
Hãy hoàn thành sơ đồ theo mẫu dưới đây:
Nêu các yêu cầu chính của môi trường nuôi thủy sản.
Để nuôi thủy sản trong mùa đông ở miền Bắc, người ta cần phải làm gì?
Hãy nêu Phương pháp đo một số chỉ tiêu môi trường nước nuôi thủy sản.
Phân tích một số yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng môi trường nuôi thủy sản.
Mô tả các biện pháp quản lí môi trường nuôi thủy sản.
Mô tả một số biện pháp cơ bản xử lí môi trường nước trước và sau nuôi thủy sản.
Công nghệ vi sinh vật được ứng dụng trong xử lí môi trường nuôi thủy sản theo những hình thức nào?