Đoạn lời thoại được thể hiện theo điệu “con gà rừng” cho biết những điều gì về cảnh ngộ đời sống cũng như niềm mong ước của Xúy Vân trong Xúy Vân giả dại?
- Đọc kĩ đoạn văn bản thể hiện theo điệu “con gà rừng”
- Liên hệ những lời nói, hành động ấy với tâm trạng được thể hiện trong văn bản của nhân vật
Cách 1
Đoạn lời thoại theo điệu “con gà rừng” đã cho thấy cảnh ngộ đời sống của Xúy Vân lúc này vừa “đắng cay” lại vừa uất ức, nàng đang phải sống trong nỗi đau đớn, tủi hổ vì bị người đời chê cười là bỏ chồng, dan díu với nhân ngãi, để tiếng xấu cho cha mẹ, bị láng giềng đàm tiếu, dị nghị, dằn vặt và hối hận vì hành động của mình.
Đoạn lời thoại này còn cho thấy mong ước về cuộc sống gia đình của Xúy Vân, nàng muốn chờ tới khi “bông lúa chín vàng”, “anh đi gặt”, “nàng mang cơm”, đây là hình ảnh về một cuộc sống hôn nhân hạnh phúc, gia đình hòa thuận, vợ chồng sớm tối có nhau, đồng thời cũng là mong ước của nhiều người phụ nữ trong xã hội phong kiến xưa.
Cách 2- Giữa hình ảnh con gà và con công ta sẽ thấy sự khác biệt về giống loài, tính chất. Vậy mà con gà rừng vẫn phải gắn liền với con công, thể hiện một nghịch lí xã hội, sự bất công mà Xúy Vân phải chịu đựng:
- “Bông bông dắt, bông bông díu
Xa xa lắc, xa xa líu”
Cho ta cảm nhận về một sự ràng buộc mâu thuẫn, không thể dung hòa giữa đạo đức con người và tình yêu đích thực.
- “Láng giềng ai hay , ức bởi xuân huyên”
”Ức bởi xuân huyên” thể hiện sự trách giận với chính bố mẹ nàng đã đẩy nàng vào tình cảnh giở khóc giở cười này. Câu hỏi thê lương không lời đáp:” Láng giềng ai hay?” càng khiến thân phận Xúy Vân đáng thương hơn nhiều.
- “Chờ cho bông lúa chín vàng
Để anh đi gặt để nàng mang cơm”
Đậm chất đồng quê, đây là ước mơ khát vọng bình dị được sum vầy êm ấm, hạnh phúc trong cảnh đời thường, đó cũng là định hướng trong tương lai của nàng
- “Rủ nhau lên núi Thiên Thai
Thấy hai con quạ đang ăn xoài trên cây”
Hình ảnh con quạ đang ăn xoài trên cây là hình ảnh rất đẹp, có gì đó gần gũi khăng khít, không thể tách rời. Việc rủ nhau lên núi Thiên thai là ước nguyện của Xúy Vân được cùng Trần Phương có một cuộc sống xa lánh phàm tục, có một cuộc sống chỉ có hai người
Các bài tập cùng chuyên đề
Giữa sự nở rộ của muôn vàn phương tiện nghe nhìn và các hoạt động giải trí hấp dẫn, bạn nghĩ như thế nào nếu ai đó đề nghị bạn bỏ chút thời gian xem một vở chèo cổ?
Bạn có thấy tò mò khi nghe đến tên lớp chèo Xúy Vân giả dại hay không? Hãy tận dụng các điều kiện hiện có của mình để xem lớp chèo này hoặc toàn bộ vở chèo Kim Nham.
Hình dung khi thể hiện lời thoại này trong Xúy Vân giả dại, diễn viên sẽ có động tác diễn xuất tương ứng như thế nào?
Lời thoại này trong Xúy Vân giả dại thể hiện trạng thái tâm lí gì của nhân vật?
Chú ý cách nhân vật chèo xưng danh, tự giới thiệu trước khán giả trong Xúy Vân giả dại
Đọc Xúy Vân giả dại, hình ảnh vợ chồng quấn quýt xuất hiện ở đây có ý nghĩa gì?
Chú ý sự ý thức của nhân vật về chính mình trong Xúy Vân giả dại
Lưu ý ngôn ngữ và cách liên hệ bất thường của người điên hoặc giả điên trong văn bản Xúy Vân giả dại
Nêu nguyên nhân dẫn đến hành động giả dại của Xúy Vân trong Xúy Vân giả dại
Trong lớp chèo Xúy Vân giả dại, đoạn lời thoại nào thể hiện rõ nhất “ngôn ngữ điên” của nhân vật? Vì sao bạn xác định như vậy?
Hãy chọn phân tích một đoạn lời thoại để làm rõ những mâu thuẫn giằng xé trong nội tâm của nhân vật Xúy Vân trong Xúy Vân giả dại
Qua đoạn xưng danh của Xúy Vân trong Xúy Vân giả dại, có thể nhận ra được những đặc điểm gì của sân khấu chèo (cách xưng danh, sự tương tác giữa người xem và người diễn…)?
Nêu một số đặc điểm của ngôn ngữ chèo mà bạn nhận biết được qua đoạn trích Xúy Vân giả dại (thể thơ quen dùng; chất liệu ca dao, dân ca;…).
Qua lớp chèo Xúy Vân giả dại, bạn hiểu thêm được những điều gì về đời sống văn hóa làng xã Việt Nam thuở xưa?
Xúy Vân giả dại để che giấu điều gì? Bạn đánh giá như thế nào về hành động này của nhân vật?
Với văn bản lớp chèo Xúy Vân giả dại, ta chỉ cần khoảng 3 phút để đọc xong, nhưng để diễn trên sân khấu, cần tới gần 15 phút. Từ thực tế này, có thể rút ra được nhận xét gì về nghệ thuật chèo? (Gợi ý: chức năng của tích trò; tầm quan trọng của diễn xuất gồm hát, múa và các hình thức biểu cảm khác;…)
Viết đoạn văn (khoảng 150 chữ) trình bày suy nghĩ của bạn về nỗi niềm của nhân vật Xúy Vân được thể hiện qua lớp chèo Xúy Vân giả dại.
Văn bản Xúy Vân giả dại kể lại sự việc gì và diễn biến của sự việc đó như thế nào?
Nhân vật chính trong văn bản Xúy Vân giả dại là ai? Nhân vật được thể hiện qua các chi tiết ngôn ngữ, hành động, tâm trạng,... như thế nào?
Văn bản Xúy Vân giả dại có các chỉ dẫn sân khấu, các hình ảnh, từ ngữ, biện pháp tu từ ... nào được sử dụng? Các chỉ dẫn, biện pháp,...đó giúp em hình dung ra bối cạnh, hành động, tâm trạng,... của nhân vật ra sao?
Nhan đề đoạn trích Xúy Vân giả dại và hình ảnh vai diễn trên gợi cho em ấn tượng ban đầu như thế nào về nhân vật Xúy Vân?
Chú ý những chỉ dẫn sân khấu (trong ngoặc đơn) và ngôn ngữ của nhân vật để hình dung hành động cảm xúc, tâm trạng của Xúy Vân trong Xúy Vân giả dại
Đọc Xúy Vân giả dại và cho biết cách dùng từ ngữ trong lời hát của Xúy Vân ở đoạn này có gì độc đáo?
Trong lời xưng danh, Xúy Vân kể điều gì về bản thân?
Chú ý các hình ảnh thể hiện tình cảnh, mơ ước và tâm trạng của Xúy Vân trong Xúy Vân giả dại
Hình dung điệu múa, lời hát của Xúy Vân trên sân khấu?
Xúy Vân than về điều gì? Chú ý biện pháp tu từ ẩn dụ trong đoạn hát sắp trong Xúy Vân giả dại?