Đề bài

Sự đồng cảm tạo nên vẻ đẹp gắn kết của thế giới. Hãy viết đoạn văn (khoảng 150 chữ) về chủ đề này

Phương pháp giải

- Giới thiệu ngắn gọn về sự đồng cảm.

- Giải thích ý nghĩa của sự đồng cảm.

- Đưa ra những luận điểm, lí lẽ, bằng chứng chứng minh quan điểm trên.

- Khái quát, khẳng định lại vấn đề.

Lời giải của GV Loigiaihay.com

Cách 1

Một nhà văn Nga đẫ từng nói: “Nơi lạnh nhất không phải là Bắc cực mà là nơi không có tình thương”. Con người cần có sự đồng cảm để sưởi ấm trái tim, gắn kết con người với con người, tạo nên một thế giới tươi đẹp. Đồng cảm là sự đồng điệu trong cảm xúc, là biết rung cảm trước những vui buồn của người khác, đặt mình vào hoàn cảnh của người khác để hiểu và cảm thông với họ. Sự đồng cảm không chỉ là giữa người với người mà còn là sự đồng cảm giữa người với vật; cần có sự đồng cảm với mọi vật trên đời để có một tấm lòng cao cả, có một mối quan hệ tốt đẹp và hơn hết là một cuộc sống luôn hạnh phúc. Sự đồng cảm được thể hiện qua hành động như xây dựng nên những tổ chức Quỹ chữ thập đỏ, Trái tim cho em, Phong trào kế hoạch nhỏ thu gom giấy vụn, … mang tấm lòng đồng cảm đến mọi người. Hay đồng cảm với sự vật bằng cách hòa mình vào chúng, mang theo cái nhìn đầy tình cảm để thưởng thức và ngắm nhìn mọi vật một cách nhân tính hóa. Sự đồng cảm có vai trò quan trọng góp phần hoàn thiện nhân cách con người, xây dựng một xã hội văn minh, nhân ái, làm cho mối quan hệ giữa người với người trở nên tốt đẹp hơn, thân thiện hơn, gắn bó hơn… Tuy nhiên thế hệ trẻ ngày nay vẫn còn một số bộ phận sống ích kỉ, thờ ơ với mọi thứ, gây ảnh hưởng đến sự phát triển của xã hội. Đồng cảm là một lối sống đẹp, một lối ứng xử giữa người với người cần được gìn giữ và phát huy. Lối ứng xử tốt đẹp đó không chỉ sưởi ấm lòng người khác, đem lại hạnh phúc cho chính mình mà đồng cảm còn tạo nên vẻ đẹp gắn kết của thế giới.

Cách 2

Sự đồng cảm là thái độ tôn trọng, thấu hiểu, sẻ chia giữa người với người và vạn vật xung quanh. Sự đồng cảm có ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với mỗi chúng ta trong cuộc sống. Nó không chỉ giúp cuộc đời mỗi người trở nên hạnh phúc, có giá trị mà còn góp phần gắn kết mối quan hệ giữa người với người, người với đời. Đồng cảm là khi ta biết trân trọng cuộc sống của chính bản thân mình, từ đó tôn trọng cuộc sống của người khác. Đồng cảm còn là khi ta có khả năng cảm nhận vẻ đẹp ẩn sâu bên trong vạn vật, luôn khám phá vạn vật ở cái chân thiện mĩ. Một xã hội có sự đồng cảm là một xã hội văn minh, phát triển. Vì vậy, hãy làm giàu tâm hồn mình bằng cách mở rộng tấm lòng, yêu thương bản thân và những người xung quanh, trân trọng cuộc sống và có ý thức bảo vệ cái đẹp. 

Các bài tập cùng chuyên đề

Bài 1 : Nội dung chính văn bản Yêu và đồng cảm là gì?
Xem lời giải >>
Bài 2 : Tóm tắt nội dung đoạn trích Yêu và đồng cảm
Xem lời giải >>
Bài 3 :

Bạn hiểu thế nào về sự đồng cảm trong cuộc sống? Khi bày tỏ sự đồng cảm với người khác hoặc khi nhận được sự đồng cảm của ai đó, bạn có tâm trạng như thế nào? 

Xem lời giải >>
Bài 4 :

Bạn thường có cảm xúc gì mỗi lần tiếp xúc với một tác phẩm nghệ thuật (văn học, hội họa, âm nhạc, ...)? thử lý giải vì sao bạn có cảm xúc ấy?

Xem lời giải >>
Bài 5 :

Tác giả mở đầu bài viết Yêu và đồng cảm bằng một câu chuyện, điều đó gây được ấn tượng gì với bạn?

Xem lời giải >>
Bài 6 :

Trong Yêu và đồng cảm, tác giả phục chú bé vì sự chăm chỉ hay vì điều gì khác?

Xem lời giải >>
Bài 7 :

Trong văn bản Yêu và đồng cảm, góc nhìn riêng về sự vật được thể hiện thế nào ở những người có nghề nghiệp khác nhau?

Xem lời giải >>
Bài 8 :

Trong văn bản Yêu và đồng cảm, phải chăng sự đồng cảm là một phẩm chất không thể thiếu của người nghệ sĩ?

Xem lời giải >>
Bài 9 :

Trong sáng tạo nghệ thuật, sự đồng cảm được biểu hiện như thế nào? 

Xem lời giải >>
Bài 10 :

Trong văn bản Yêu và đồng cảm, người sáng tạo nghệ thuật học được ở trẻ em những điều gì?

Xem lời giải >>
Bài 11 :

Tìm trong văn bản Yêu và đồng cảm những đoạn, những câu nói về trẻ em và tuổi thơ. Vì sao tác giả lại nhắc nhiều đến trẻ em và tuổi thơ như vậy?

Xem lời giải >>
Bài 12 :

Mặc dù không ít lần nói tới danh xưng “họa sĩ”, nhưng trên thực tế, điều tác giả muốn bàn luận không chỉ bó hẹp trong phạm vi hội họa. Những từ ngữ nào trong văn bản Yêu và đồng cảm đã giúp bạn nhận ra điều đó? 

Xem lời giải >>
Bài 13 :

Xác định nội dung trọng tâm của từng phần đã được đánh số trong văn bản Yêu và đồng cảm và đánh giá sự liên kết giữa các phần.

Xem lời giải >>
Bài 14 :

Trong văn bản Yêu và đồng cảm, tác giả đã nêu lên những lí lẽ, bằng chứng nào để khẳng định tầm quan trọng của sự đồng cảm trong hoạt động sáng tạo nghệ thuật?

Xem lời giải >>
Bài 15 :

Trong văn bản, tác giả đã phát hiện ra những điều tương đồng gì giữa trẻ em và người nghệ sĩ? Sự khâm phục, trân trọng trẻ em của tác giả được hình thành trên cơ sở nào?

Xem lời giải >>
Bài 16 :

Theo bạn, nếu không có đoạn kể về chú bé giúp tác giả sắp xếp đồ đạc ở phần 1, sức hấp dẫn, thuyết phục của văn bản Yêu và đồng cảm sẽ bị ảnh hưởng như thế nào? 

Xem lời giải >>
Bài 17 :

Nhà thơ Xuân Diệu từng viết: “Hãy nhìn đời bằng đôi mắt xanh non” (Đôi mắt xanh non, trong tập Riêng chung, NXB Văn học, Hà Nội, 1960). Dựa vào nội dung văn bản Yêu và đồng cảm, hãy thử nêu lý do khiến nhà thơ Xuân Diệu đề nghị như vậy.

Xem lời giải >>
Bài 18 :

Nêu cảm nhận chung nhất của bạn về văn bản Yêu và đồng cảm.

Xem lời giải >>
Bài 19 :

Trong văn bản Yêu và đồng cảm, từ “đồng cảm” đã được tác giả giải thích như thế nào và từ góc độ nào? Đâu là khía cạnh được chú ý nhấn mạnh?

Xem lời giải >>
Bài 20 :

Văn bản Yêu và đồng cảm đã giúp bạn hiểu thêm gì về đặc trưng của nghệ thuật (trong đó có văn học)?

Xem lời giải >>
Bài 21 :

Trong văn bản Yêu và đồng cảm, yếu tố tự sự đã được tác giả sử dụng như thế nào và nhằm mục đích gì?

Xem lời giải >>
Bài 22 :

Đọc văn bản Yêu và đồng cảm, nêu đánh giá khái quát của bạn về hiệu quả thuyết phục của văn bản trên phương diện lập luận.

Xem lời giải >>
Bài 23 :

Nêu một số bằng chứng cho thấy tác giả đã rất quan tâm tới việc đảm bảo mạch lạc và liên kết khi viết văn bản Yêu và đồng cảm.

Xem lời giải >>
Bài 24 :

Làm rõ mạch triển khai nội dung đoạn văn trích trong Yêu và đồng cảm bằng một sơ đồ đơn giản.

Xem lời giải >>
Bài 25 :

Trong văn bản Yêu và đồng cảm, tác giả đã “sực nhận ra” những vấn đề quan trọng gì qua cuộc tiếp xúc với chú bé?

Xem lời giải >>
Bài 26 :

Theo những gì được nói tới trong đoạn văn trích trong Yêu và đồng cảm, bạn hiểu như thế nào về ý nghĩa của sự đồng cảm?

Xem lời giải >>
Bài 27 :

Đọc Yêu và đồng cảm, nêu suy đoán của bạn về những điều sẽ được tác giả tiếp tục triển khai sau đoạn văn ở trên. Dựa vào đâu mà bạn có suy đoán như vậy?

Xem lời giải >>
Bài 28 :

Đọc Yêu và đồng cảm và chỉ ra các phương tiện liên kết được sử dụng trong đoạn văn.

Xem lời giải >>