Đề bài

Tiến hành: Rót nước vào cốc, đặt tấm nylon cứng che kín miệng cốc, dùng tay giữ chặt tấm nylon cứng trên miệng cốc và từ từ úp ngược miệng cốc xuống (H16.7)

Từ từ đưa nhẹ tay ra khỏi miệng cốc quan sát xem tấm nylon có bị nước đẩy rời khỏi miệng cốc không. Giải thích hiện tượng quan sát được

Phương pháp giải
Vận dụng kiến thức đã học.
Lời giải của GV Loigiaihay.com

Hiện tượng: Tấm nylon không bị nước đẩy rời khỏi miệng cốc 

Giải thích: Do áp lực tạo bởi áp suất khí quyển tác dụng lên tấm nylon từ phía dưới lên lớn hơn trọng lượng của phần nước trong cốc nên tấm nylon không bị nước đẩy rời khỏi miệng cốc 

Các bài tập cùng chuyên đề

Bài 1 :

Sử dụng một ống thủy tinh ở hai đầu và một cốc nước (hình 16.8) dùng ống thủy tinh vào cốc nước đầy nước dâng lên một phần của ống, rồi lấy ngón tay bịt vào đầu trên và kéo xuống ra khỏi nước. Quan sát xem nước có chảy ra khỏi ống hay không. Vẫn giữ tay bịt đầu trên của ống và nghiêng ống theo phương khác nhau, khi đó nước có chảy ra khỏi ống hay không? Giải thích hiện tượng

Xem lời giải >>
Bài 2 :

Em hãy tìm ví dụ và mô tả hiện tượng thực tế về sự tạo thành tiếng động trong tai khi thay đổi áp suất đột ngột

Xem lời giải >>
Bài 3 :

Tìm thêm ví dụ về giác mút trong thực tế và giải thích hoạt động của nó.

Xem lời giải >>
Bài 4 :

Hãy tìm trong thực tế những dụng cụ hoạt động theo nguyên lý của bình xịt cho biết chúng được sử dụng vào công việc gì.

Xem lời giải >>
Bài 5 :

Tiến hành thí nghiệm như hình 17.8, giải thích vì sao khi một đầu của ống bị bịt kín và nghiêng theo các phương các nhau mà nước vẫn không chảy ra khỏi ống.

Xem lời giải >>
Bài 6 :

1. Nêu ví dụ thực tế chứng tỏ sự tồn tại của áp suất khí quyển.

2. Tính áp lực do khí quyển tác dụng lên một mặt bàn có kích thước 60 cm x 120 cm. Để tạo ra một áp lực tương tự, ta phải đặt lên mặt bàn một vật có khối lượng bao nhiêu?

Xem lời giải >>
Bài 7 :

Ta cũng có thể cảm nhận tiếng động mạnh trong tai trong trường hợp máy bay đang giảm nhanh độ cao để hạ cánh hay xe đi từ núi cao xuống. Giải thích hiện tượng này.

Xem lời giải >>
Bài 8 :

Vì sao không sử dụng được giác mút với tường nhám?

Xem lời giải >>
Bài 9 :

Một số bình xịt đã cạn dung dịch, khi ấn nút xịt, ta có thể nghe thấy tiếng xì mạnh. Vì sao?

Xem lời giải >>
Bài 10 :

Năm 1654, nhà khoa học Ghê-rich (Otto von Guericke) - Thị trưởng của Magdebourg tiến hành một thí nghiệm lịch sử: Úp chặt hai bán cầu bằng đồng rỗng, đường kính khoẳng 30cm với nhau và hút không khí trong không gian giữa hai bán cầu. Hai đàn ngựa, mỗi đàn tám con kéo từng bán cầu cũng không tách được hai bán cầu này rời ra. Giải thích thí nghiệm này

Xem lời giải >>
Bài 11 :

Nêu và phân tích một số ứng dụng về áp suất không khí trong đời sống

Xem lời giải >>
Bài 12 :

Vì sao khi uống sữa trong hộp sữa giấy bằng ống hút, nếu hút bớt không khí trong hộp, hộp sẽ bị bẹp theo nhiều phía?

Xem lời giải >>
Bài 13 :

Trong các hiện tượng sau đây, hiện tượng nào không do áp suất khí quyển gây ra?

Xem lời giải >>
Bài 14 :

Trường hợp nào sau đây không do áp suất khí quyển gây ra?

A. Hút sữa từ cốc vào miệng bằng một ống nhựa nhỏ.

B. Cắm một ống thuỷ tinh nhỏ hở hai đầu ngập trong nước, rồi lấy ngón tay bịt kín đầu phía trên và kéo ống ra khỏi nước, thấy nước không chảy ra khỏi ống.

C. Trên nắp ấm trà thường có một lỗ hở nhỏ để khi rót nước sẽ chảy ra liên tục từ vòi ấm.

D. Quả bóng bàn bị bẹp thả vào nước nóng sẽ phồng lên như cũ.

Xem lời giải >>
Bài 15 :

Trường hợp nào sau đây do áp suất khí quyển gây ra?

A. Thổi hơi vào quả bóng bay, quả bóng bay sẽ phổng lên.

B. Khi bị xì hơi, quả bóng bay xẹp lại.

C. Ấn tay vào quả bóng bay, quả bóng bị lõm xuống.

D. Khi được bơm, lốp xe đạp phồng lên.

Xem lời giải >>
Bài 16 :

Các bọt bong bóng xà phòng thường có dạng hình cầu bởi vì

A. không khí bị giữ bên trong bọt có áp suất lớn.

B. không khí bị giữ bên trong bọt có áp suất thấp.

C. không khí bị giữ trong bọt tác dụng áp suất như nhau theo mọi hướng.

D. không khí bị giữ trong bọt không tác dụng áp suất lên màng bong bóng.

Xem lời giải >>
Bài 17 :

Áp suất khí quyển

Áp suất khí quyển là áp suất do lớp không khí bao quanh Trái Đất tác dụng lên mọi vật trên Trái Đất.

Càng lên cao áp suất càng giảm. Điều này dễ dàng nhận thấy khi chúng ta đi máy bay khi vừa cẩt cánh, sự chênh lệch áp suất làm chúng ta khó thở, ù tai, cảm thấy khó chịu hơn,... bởi chúng ta đang quen sống trong môi trường áp suất không khí 1 atm.

Người ta đo được áp suất khí quyển gần mặt đất là 1 atm (1 atm = 1,013.1 o5 N/m2), tức là cứ mỗi mét vuông thì khí quyển đã "đè lên" với một áp lực hơn 10 000 N. Diện tích bề mặt con người khoảng 2 m2. Như vậy, cơ thể người phải chịu một áp lực tương đương với 20 000 N. Nhưng tại sao chúng ta không bị khí quyển "bóp bẹp"?

Trong cơ thể con người, các chất rắn, chất lỏng và chất khí thuộc các bộ phận cũng có áp suất gây ra một áp lực tương đương với áp lực bên ngoài của khí quyển. Do đó có sự cân bằng áp lực, nên chúng ta không cảm thấy tác dụng gì của áp suất khí quyển.

a) Phát biểu nào sau đây về áp suất khí quyển là đúng?

A. Độ lớn áp suất khí quyển luôn bằng nhau ở mọi nơi.

B. Càng lên cao áp suất khí quyển càng giảm.

C. Càng lên cao áp suất khí quyển càng tăng.

D. Áp suất khí quyển ở cùng một độ cao tại mọi nơi trên Trái Đất đều bằng nhau.

b) Nội dung nào sau đây nói về áp suất khí quyển là không đúng?

A. Con người và vạn vật trên Trái Đất đều chịu áp suất khí quyển theo mọi phương.

B. Con người và vạn vật trên Trái Đất đều chịu áp suất khí quyển chỉ theo phương thẳng đứng.

C. Áp suất khí quyển tác dụng theo mọi phương.

D. Đơn vị đo áp suất khí quyển là Pa hoặc mmHg.

c) Tại sao khi xuống hang sâu không có nước, ta vẫn bị tức ngực?

d) Tại sao các nhà du hành vũ trụ đi ra ngoài khoảng không vũ trụ phải mặc bộ trang phục chuyên dụng?

Xem lời giải >>
Bài 18 :

Hãy biểu diễn các lực tác dụng vào viên bi, ốc vít kim loại, miếng xốp khi chúng ở vị trí trong hình 17.2

Xem lời giải >>
Bài 19 :

Hãy rút ra điều kiện để một vật chìm xuống hoặc nổi lên khi đặt trong chất lỏng

Xem lời giải >>
Bài 20 :

Mô tả sự thay đổi lực đẩy của nước lên quả bóng trong hình 17.1 SGK KHTN 8 từ khi bắt đầu nhấn quả bóng vào nước, đến khi quả bóng chìm hoàn toàn trong nước

Xem lời giải >>
Bài 21 :

Dựa vào kết quả thí nghiệm xác định độ lớn lực đẩy Archimedes, hãy hoàn thành bảng 17.1

Thể tích chất lỏng bị chiếm chỗ

Lực đẩy Archimedes của nước

Trọng lượng nước bị vật chiếm chỗ

Lực đẩy Archimedes của nước muối

Trọng lượng của nước muối bị vật chiếm chỗ

20 cm3

40 cm3

60 cm3

80 cm3

Xem lời giải >>
Bài 22 :

Từ bảng 17.1 ta có thể rút ra kết luận gì về độ lớn lực đẩy Archimedes

Xem lời giải >>
Bài 23 :

Vận dụng công thức định luật Archimedes, hãy giải thích vì sao cùng một viên đất nặn với hình dạng khác nhau lại có thể lúc thì chìm lúc thì nổi

Xem lời giải >>
Bài 24 :

Đặt viên bi sắt, ốc vít kim loại, nắp chai nhựa vào một cốc thủy tinh. Vì sao khi đổ nước vào cốc, nắp chai nhựa lại nổi lên còn viên bi, ốc vít kim loại vẫn nằm ở đáy cốc.

Xem lời giải >>
Bài 25 :

Hãy so sánh trọng lượng riêng của vật và trọng lượng riêng của nước khi vật chìm, vật nổi

Xem lời giải >>
Bài 26 :

So sánh lực đẩy Archimedes tác dụng lên ba vật được làm bằng sắt, nhôm, đồng có hình dạng khác nhau nhưng có thể tích bằng nhau cùng được nhúng ngập trong nước

Xem lời giải >>
Bài 27 :

Phát biểu nào sau đây là đúng khi nói về áp suất khí quyển?

Xem lời giải >>
Bài 28 :

Trường hợp nào sau đây do áp suất khí quyển gây ra?

Xem lời giải >>