Đề bài

Nhận xét về tỉ số khối lượng và thể tích của các thỏi sắt, nhôm, đồng.

Phương pháp giải

Vận dụng kiến thức đã học

Lời giải của GV Loigiaihay.com

Tỉ số khối lượng và thể tích của các thỏi sắt, nhôm, đồng không giống nhau khi thể tích bằng nhau.

Các bài tập cùng chuyên đề

Bài 1 :

Trong đời sống ta thường nói sắt nặng hơn nhôm. Nói như thế có đúng không? Làm thế nào để trả lời câu hỏi này?

Xem lời giải >>
Bài 2 :
  1. Hãy nhận xét về tỉ số khối lượng và thể tích của ba thỏi sắt.
  2. Dự đoán về tỉ số này với các vật liệu khác nhau.
Xem lời giải >>
Bài 3 :
  1. Dựa vào đại lượng nào, người ta nói sắt nặng hơn nhôm?
  2. Một khối gang hình chữ nhật có chiều dài các cạnh tương ứng là 2cm, 3cm, 5cm và có khối lượng 210g. Hãy tính khối lượng riêng của gang.
Xem lời giải >>
Bài 4 :

Để xác định khối lượng riêng của một chất tạo nên vật cần phải xác định được những đại lượng nào? Theo em, cách xác định khối lượng riêng của một vật rắn không thấm nước và của một lượng chất lỏng có khác nhau hay không?

Xem lời giải >>
Bài 5 :

Hoàn thành bảng ghi kết quả thí nghiệm vào vở theo mẫu bảng 14.1

Xem lời giải >>
Bài 6 :

Hoàn thành bảng ghi kết quả thí nghiệm vào vở theo mẫu bảng 14.2

Xem lời giải >>
Bài 7 :

Hoàn thành bảng ghi kết quả thí nghiệm vào vở theo mẫu bảng 14.3.

Xem lời giải >>
Bài 8 :

Trong một số trường hợp, có thể tính được khối lượng của một vật qua kích thước của nó mà không cần dùng cân. Ví dụ, có thể tính được khối lượng của nước trong bể bơi khi biết kích thước của bể. Dựa trên cơ sở nào mà có thể làm được điều đó?

Xem lời giải >>
Bài 9 :

So sánh khối lượng nước chứa trong một bình 20L và trong một chai 0.5L

Xem lời giải >>
Bài 10 :

Nêu một số đơn vị đo khối lượng riêng.

Xem lời giải >>
Bài 11 :

Một bể bơi có chiều dài 20m, chiều rộng 8m, độ sâu của nước là 1,5m, tính khối lượng của nước trong bể.

Xem lời giải >>
Bài 12 :

Thảo luận, đề xuất các cách xác định khối lượng riêng của một lượng chất lỏng.

Xem lời giải >>
Bài 13 :

Cần lưu ý điều gì khi đọc giá trị thể tích chất lỏng trên cốc đong?

Xem lời giải >>
Bài 14 :

Tính khối lượng của một khối nhôm hình hộp chữ nhật, có chiều dài 10 cm, chiều rộng 3 cm, chiều cao 5 cm.

Xem lời giải >>
Bài 15 :

Thảo luận, đề xuất cách xác định khối lượng riêng của một vật có hình dạng bất kỳ.

Xem lời giải >>
Bài 16 :

Một nhóm học sinh tiến hành xác định khối lượng riêng của các viên bi giống nhau. Một bạn tiến hành thí nghiệm với một viên bi. Một bạn khác đề nghị đo tổng khối lượng và thể tích của 10 viên bi. Cách làm nào cho kết quả chính xác hơn? Vì sao?

Xem lời giải >>
Bài 17 :

Có nhiều trường hợp không thể dùng cân để xác định khối lượng của vật. Khi đó, nếu biết khối lượng riêng của chất tạo nên vật, ta có thể xác định được khối lượng của vật. Ví dụ, các kim tự tháp Ai Cập được dựng lên bằng những khối đá hoa cương hình lập phương. Nếu biết khối lượng của mỗi khối đá hình lập phương với cạnh 10 cm là 2,75kg, người ta tính được khối lượng của các khối đá dùng để dựng lên kim tự tháp. Người ta đã làm điều đó như thế nào?

Xem lời giải >>
Bài 18 :

Trong xây dựng, khối lượng riêng của các vật liệu là thông số mà kiến trúc sư cần tính đến. Một công ty cung cấp thông tin về các loại vật liệu xây dựng, trong đó có nêu: “Kính dày 10mm; khối lượng riêng 25kg/m2”. Thuật ngữ khối lượng riêng của kính cung cấp trong thông tin của công ty có chính xác không? Tính khối lượng của một vách kính dùng loại kính này, biết kích thước của vách là 2,5 m x 3 m.

Xem lời giải >>
Bài 19 :

Đổi các giá trị của khối lượng riêng dưới đây ra đơn vị g/cm3

a) 11300 kg/m3

b) 2600 kg/m3

c) 1200 kg/m3

d) 800 kg/m3

Xem lời giải >>
Bài 20 :

Đổi các giá trị của khối lượng riêng dưới đây ra đơn vị kg/m3

a) 13,6 g/cm3

b) 1,0 g/cm3

c) 0,79 g/cm3

d) 0,5 g/cm3

Xem lời giải >>
Bài 21 :

Bảng dưới đây liệt kê khối lượng riêng của 7 vật liệu

Vật liệu

Khối lượng riêng (g/cm3)

Nylon

1,2

Đá hoa cương

2,6

Gỗ tốt

0,8

Đồng

8,9

Chì

11,3

Bạc

19,3

Vàng

10,5

Dựa vào bảng số liệu trên hãy:

a) Sắp xếp lại các vật liệu trên theo thứ tự khối lượng riêng từ nhỏ đến lớn

b) Tính khối lượng 2 m3 (đặc) của đồng và chì

Xem lời giải >>
Bài 22 :

Một khối hình hộp chữ nhật có kích thước 3 cm x 4 cm x 5 cm, khối lượng 48 g. Khối lượng riêng của vật liệu làm khối hình hộp là

A. 0,8 g/cm3

B. 0,48 g/cm3

C. 0,6 g/cm3

D. 2,88 g/cm3

Xem lời giải >>
Bài 23 :

Một khối đá có thể tích 0,5 m3 và khối lượng riêng là 2580 kg/m3. Khối lượng của khối đá là

A. 5160 kg

B. 1290 kg

C. 1938 kg

D. 0,1938 kg

Xem lời giải >>
Bài 24 :

Một cái dầm sắt có thể tích là 60 dm, biết khối lượng riêng của sắt là 7,8 g/cm3. Tính khối lượng của dầm sắt này

Xem lời giải >>
Bài 25 :

Một bể nước có kích thước bên trong là 80 cm x 20 cm x 25 cm. Cho biết khối lượng riêng của nước là 1,0 g/cm3. Tính khối lượng nước trong bể khi bể chứa đầy nước

Xem lời giải >>
Bài 26 :

Một đồng xu có khối lượng 0,9 g, được làm từ hợp kim có khối lượng riêng là 5,6 g/cm3. Tính thể tích của đồng xu

Xem lời giải >>
Bài 27 :

Một vỏ chai có khối lượng 100 g, có thể chứa được 500 cm3 chất lỏng khi đầy. Chai chứa đầy dầu ăn có khối lượng riêng 880 kg/m3

a) Tính khối lượng của dầu chứa trong bình

b) Tính khối lượng của cả chai khi chứa đầy dầu

Xem lời giải >>
Bài 28 :

Một người thợ xây cần 25 tấn cát để trộn vữa. Mỗi bao cát chứa 0,5 m3 cát. Biết khối lượng riêng của cát là 2500 kg/m3. Hỏi người này phải cần bao nhiêu bao cát như trên

Xem lời giải >>
Bài 29 :

Công thức liên hệ giữa khối lượng m, thể tích V và khối lượng riêng D của một vật là

A. D = m.V                                              

B. m = D.V

C. V = m.D                                               

D. \(m = \frac{D}{V}\)

Xem lời giải >>
Bài 30 :

Người ta đo được khối lượng của 200 ml nước là 200 g. Khối lượng riêng của nước tính theo đơn vị g/l là

A. D = 1000 g/l.                                    

B. D = 1 g/l.

C. D = 4 g/l.                                          

D. D = 4 000 g/l.

Xem lời giải >>