Phân tích những đặc điểm của ngôn ngữ trong đoạn trích sau:
Vũ Như Tô - Có việc gì mà bà chạy hớt ha hớt hải? Mặt bà cắt không còn hột máu.
Đan Thiềm (thở hổn hển) - Nguy đến nơi rồi... Ông Cả!
Vũ Như Tô - Lạ chưa, nguy làm sao? Đại Cửu Trùng chia năm đã được một phần.
Đan Thiềm - Ông trốn đi, mau lên không thì không kịp.
Vũ Như Tô - Sao bà nói lạ? Đài Cửu Trùng chưa xong, tôi nên đi đâu. Làm gì phải trốn?
Đan Thiềm - Ông nghe tôi! Ông trốn đi! Ông nghe tôi! Ông phải trốn đi mới được!
Vũ Như Tô - Làm sao tôi cần phải trấn? Bà nói rõ cho là vì sao? Khi trước tôi nhờ bà mách đường chạy trốn, bà khuyên không nên, bây giờ bà bảo tôi đí trốn, thế nghĩa là gì?
Phân tích đoạn trích, vận dụng kiến thức về đặc điểm của ngôn ngữ, tìm và chỉ ra, phân tích những đặc điểm của ngôn ngữ có trong đoạn trích trên.
- Sử dụng ngôn ngữ giao tiếp hàng ngày, ngữ điệu gấp gáp, vội vàng (Đan Thiềm), ngạc nhiên, bất ngờ ( Vũ Như Tô). Đồng thời còn sử dụng những phương tiện phi ngôn ngữ: cử chỉ, hành động “hớt ha hớt hải”, “mặt cắt không còn hột máu”, “thở hổn hển”... → Thể hiện hành động kịch, tâm trạng và thái độ, tính cách của nhân vật trong đoạn kịch.
- Các câu chữ, hệ thống dấu câu sử dụng ngắt nghỉ để thể hiện sự dồn dập, vội vã, đẩy tình huống truyện trở nên cao trào và kịch tính.
Các bài tập cùng chuyên đề
Nhận xét các đặc điểm của ngôn ngữ nói được mô phỏng, tái tạo trong hai đoạn trích dưới đây:
a. Hắn giương mắt nhìn thị, không hiểu. Thật ra lúc ấy hắn cũng chưa nhận ra thị là ai. Hôm nay thị rách quá, áo quần tả tơi như tổ địa, thị gầy sọp hẳn đi, trên cái khuôn mặt lưới cây xám xịt chỉ còn thấy hai con mắt.
- Hôm ấy leo lẻo cái mồm hẹn xuống, thế mà mất mặt.
À, hắn nhớ ra rồi, hắn toét miệng cười.
- Chả hôm ấy thì hôm nay vậy. Này hằng ngồi xuống ăn miếng giầu đã.
- Có ăn gì thì ăn, chả ăn giầu.
Thị vẫn đứng cong cớn trước mặt hắn.
- Đấy, muốn ăn gì thì ăn.
Hắn vỗ vỗ vào túi.
- Rích bố cu, hở!
Hai con một trũng hoáy của thị tức thì sáng lên, thị đon đả:
- Ăn thật nhá! Ừ ăn thì ăn sợ gì.
Thế là thị ngồi sà xuống, ăn thật. Thị cầm đầu ăn một chặp bốn bát bánh đúc liền chẳng chuyện trò gì. Ăn xong thì cầm dọc đôi đũa quệt ngang miệng, thở:
- Hà,chẳng! Về chị ấy thấy hụt tiền thì bỏ bố.
- Làm đếch gì có vợ. Này nói đùa chứ có về với tớ thì ra khuân hàng lên xe rồi cùng về.
(Kim Lân, Vợ nhặt)
b. Thoáng nhìn qua, cụ đã hiểu cơ sự rồi. Làm lí trưởng rồi chánh tổng, bây giờ lại đến lượt con cụ làm lí trưởng, những việc như thế này cụ không lạ gì. Cụ hãy quát mấy bà vợ đang xưng xỉa chực tâng công với chồng:
- Các bà đi vào nhà; đàn bà chỉ lôi thôi, biết gi?
Rồi quay lại bọn người làng, cụ dịu giọng hơn một chút:
- Cả các ông, các bà nữa, về đi thôi chứ! Có gì mà xúm lại như thế này?
Không ai nói gì, người ta làng dẫn đi. Vì nể cụ bá cũng có, nhưng vì nghĩ đến sự yên ổn của mình cũng có: người nhà quê vốn ghét lôi thôi? Ai dại gì mà đứng ỳ ra đấy, có làm sao họ triệu mình đi làm chứng! Sau còn trơ lại Chí Phèo và cha con cụ bá. Bây giờ cụ mới lại gần hắn, khi lay và gọi:
– Anh Chí ơi! Sao anh lại làm ra thế?
Chí Phèo lim dim mắt, rên lên:
- Tao chỉ liều chết với bố con nhà mày đấy thôi. Nhưng tao mà chết thì có thằng sạt nghiệp, mà còn rũ tù chưa biết chừng.
Cụ bà cười nhạt, nhưng tiếng của giòn giã lắm; người ta bảo cụ hơn người cũng chỉ bởi cái cười:
- Cái anh này nói mới hay! Ai làm gì anh mà phải chết? Đời người chứ có phải con ngóe đâu? Lại say rồi phải không?
Rồi, đổi giọng, cụ thân mật hỏi:
- Về bao giờ thế sao không vào tôi chơi? Đi vào nhà uông nước.
Thấy Chí Phèo không nhúc nhích, cụ tiếp luôn:
- Nào đứng lên đi. Cứ vào đây uống nước đã. Có cái gì, ta nói chuyện tử tế với nhau. Cần gì mà phải làm thanh động lên như thế, người ngoài biết, mang tiếng cả.
Rồi vừa xốc Chí Phèo, cụ vừa phàn nàn:
- Khổ quá, giá có tôi ở nhà thì có đâu đến nỗi. Ta nói chuyện với nhau, thế nào cũng xong. Người lớn cả, chỉ một câu chuyện với nhau là đủ. Chỉ tại thằng lí Cường nóng tính không nghĩ trước nghĩ sau. Ai, chứ anh với nó còn có họ kia đấy.
(Nam Cao, Chí Phèo)
Phân tích các đặc điểm cơ bản của ngôn ngữ viết trong đoạn trích sau:
Cái đói đã tiến đến xóm này tự lúc nào. Những gia đình từ những vùng Nam Định, Thái Bình, đội chiếu lũ lượt bồng bế dặt dìu nhau lên xanh xám như những bóng ma, và nằm ngổn ngang khắp lều cho. Người chết như ngả ra. Không buổi sáng nào người trong làng đi chợ, đi làm đồng không gặp ba bốn cái thây nằm còng queo bên đường. Không khí vẩn lên mùi ẩm thối của rác rưởi và mùi gây của xác người. […]
Ngã tư xóm chợ về chiều cũng xác xơ, heo hút. Từng trận gió từ cánh đồng thổi vào, ngăn ngắt. Hai bên dãy phố, úp súp, tối om, không nhà nào có ánh đèn, lửa. Dưới những gốc đa, gốc gạo xù xì, bóng những người đói dật dờ đi lại lặng lẽ như những bóng ma. Tiếng quạ trên mấy cây gạo ngoài bãi chợ cứ gào lên từng hồi thê thiết.
(Kim Lân, Vợ nhặt)
Hãy tìm trong các bài viết của mình hoặc bạn bè một số trường hợp diễn đạt “giống văn nói” và đề xuất cách chỉnh sửa.
Tìm trong văn bản Chí Phèo những đoạn có sự cộng hưởng giữa ngôn ngữ nói và ngôn ngữ viết.
Chọn một cảnh có hội thoại trong một bộ phim hoặc một chương trình trên truyền hình và nhận xét đặc điểm của ngôn ngữ nói được thể hiện trong cảnh này. Từ đó, hãy đánh giá hiệu quả trình bày, truyền đạt thông tin bằng lời nói ở ví dụ mà bạn đã chọn.
Thể hiện nội dung của hội thoại được chọn ở bài tập 3 bằng ngôn ngữ viết và nhận xét sự khác biệt về phương tiện ngôn ngữ biểu đạt trong hai trường hợp.
Phân tích những ưu thế và giới hạn của ngôn ngữ nói và ngôn ngữ viết.
Phân tích những đặc điểm của ngôn ngữ nói được ghi lại trong các đoạn trích sau:
a. Bây giờ, cụ mới lại gần hắn khẽ lay mà gọi:
- Anh Chí ơi! Sao anh lại làm ra thế?
Chí Phèo lim dim mắt, rên lên:
- Tao chỉ liều chết với bố con nhà mày đấy thôi. Nhưng tao mà chết thì có thằng sạt nghiệp, mà còn rũ tù chưa biết chừng.
Cụ bà cười nhạt, nhưng tiếng cười giòn giã lắm, người ta bảo cụ hơn người cũng bởi cái cười:
- Cái anh này nói mới hay! Ai làm gì anh mà anh phải chết? Đời người chứ có phải con nghé đâu? Lại say rồi phải không?
Rồi, đổi giọng cụ thân mật hỏi:
- Về bao giờ thế? Sao không vào tôi chơi? Đi vào nhà uống nước.
(Nam Cao)
b.
- Sao? Cải số tiền đỏ, cậu đã có để trả tôi chưa?
- Thưa ngài, xin ngài hãy thư cho ít bữa, khi nào thư thả, tôi sẽ đi làm và nộp sau. Ông chủ bĩu môi, nói:
- Thôi, biết bao lần rồi! Cậu không trả, tôi sẽ đem ra toà đó.
Anh Tư Bền cười lạt cho xong chuyện, nhưng lại thấy ông chủ ngọt ngào dễ
- Bấy lâu cậu nghỉ hát ở các rạp, khách nhắc nhở luôn đấy. Vậy cậu liệu liệu mà
đi làm ăn chi?
- Vâng, tôi vẫn định thế...
- Tôi mới nhờ một nhà văn sĩ đại danh soạn cho một vở hài kịch theo lối tuồng cổ. Vậy cậu ra giúp vai chính. Vì phi cậu, không còn ai xứng đáng.
- Diễn vở mới thì phải học, thưa ngài?
- Phải, phải học và tập diễn trong độ nửa tháng.
- Trong nửa tháng! Chà!
(Nguyễn Công Hoan)
Phân tích đặc điểm của ngôn ngữ viết được thể hiện trong các đoạn trích sau:
a. Pháp chạy, Nhật hàng, vua Bảo Đại thoái vị. Dân ta đã đánh đổ các xiềng xích thực dân gần một trăm năm nay để gây dựng nên nước Việt Nam độc lập. Dân ta lại đánh đổ chế độ quân chủ mấy mươi thế kỷ mà lập nên chế độ dân chủ cộng hoà.
(Hồ Chí Minh)
b. Cải trắng tháng Giêng, non như người con gái mơn mởn đào tơ, hình như cũng đẹp hơn các tháng khác trong năm thì phải: sáng nhưng không sáng lộng lẫy như trăng sáng mùa thu, đẹp nhưng không đẹp một cách úa héo như trăng tháng Một. Cái đẹp của trăng tháng Giêng là cái đẹp của nàng trinh nữ thẹn thùng, vén màn hoa ở lầu cao nhìn xuống để xem ai là tri kỉ, mặc dầu không có ai thấy để đoán biết tâm sự mình, nhưng cử thẹn bâng khuâng, thẹn với chính mình. Ánh trăng lúc ấy không vàng mà trắng như sữa, trong như nước ôn tuyền. Đi vào giữa ánh sáng mơ hồ ấy, mình cảm như thấy mình bay trong không gian vô bờ bến.
(Vũ Bằng)
Hãy phân tích sự khác nhau về tình huống giao tiếp và cách sử dụng từ ngữ của ngôn ngữ nói trong hai đoạn trích sau. Cách sử dụng từ ngữ xưng hô của các nhân vật trong các đoạn trích cho biết điều gì?
a.
- Chí Phèo đấy hở? Lè bè vừa vừa chứ, tôi không phải là cái kho.
Rồi ném bẹt năm hào xuống đất, cụ bảo hắn:
- Cầm lấy mà cút, đi đi cho rảnh. Rồi làm mà ăn chứ cứ bảo người ta mãi à? Hẳn trợn mắt, chỉ vào mặt cự
- Tao không đến đây xin năm hào.
Thấy hắn toan làm dữ, cụ dành dịu giọng:
- Thôi, cầm lấy vậy, tôi không còn hơn. Hẳn vênh cái mặt lên, rất là kiêu ngạo:
- Tao đã bảo tao không đòi tiền.
- Giỏi! Hôm nay mới thấy anh không đòi tiền. Thế thì anh cần gì?
Hắn dõng dạc:
- Tao muốn làm người lương thiện.
Bá Kiến cười ha hả:
- Ô tưởng gì! Tôi chỉ cần anh lương thiện cho thiên hạ nhờ. Hắn lắc đầu:
- Không được! Ai cho tao lương thiện? Làm thế nào cho mất được những vết mảnh chai trên mặt này? Tao không thể là người lương thiện nữa. Biết không! Chỉ có một cách... biết không!... Chỉ còn một cách là... cái này! Biết không!...
(Nam Cao)
b. - Dạ bẩm, thế ra y văn võ đều có tài cả. Chà chà!
- Ở cũng gần như vậy. Sao thầy lại chặc lưỡi?
- Tôi thấy những người có tài thế mà đi làm giặc thì đáng buồn lắm. Dạ bẩm, giả thủ tôi là đao phủ, phải chém những người như vậy, tôi nghĩ mà thấy tiêng tiếc.
(Nguyễn Tuân)
Những câu sau đây được trích từ bài viết về tác phẩm Chí Phèo của một học sinh. Hãy xác định và sửa lỗi trong các câu văn này.
a. Thì Chí Phèo là nhân vật mà tác giả Nam Cao muốn gửi đến cho độc giả nhiều thông điệp về bức tranh xã hội coi như là tiêu cực thời bấy giờ.
b. Trời ơi, một người đàn bà có ngoại hình xấu xí như thị Nở mà Chí Phèo cũng yêu điên cuồng đến như vậy thì cũng hơi bị ngạc nhiên đấy ạ!
c. Chí Phèo là một tác phẩm rất chất đã làm cho độc giả thích cực kỳ luôn!
d. Thị Nở tuy bề ngoài nhìn xấu xí như vậy nhưng bên trong vẫn toát lên phẩm chất của một người phụ nữ giàu tình yêu thương cực kì.
Phân tích đặc điểm của ngôn ngữ nói được thể hiện trong đoạn kịch Tôi muốn được là tôi toàn vẹn ở các trang 104 – 105.
Nhận xét về những đặc điểm của ngôn ngữ viết trong các đoạn văn.
Phân tích đặc điểm của ngôn ngữ viết hoặc ngôn ngữ nói thể hiện ở lời của người kể và của các nhân vật trong đoạn văn.
Dựa vào nội dung truyện ngắn “Chí Phèo” (Nam Cao), hãy viết một đoạn kịch ngắn hoặc một đoạn đối thoại giữa các nhân vật thể hiện được ngôn ngữ nói.
Có những trường hợp ngôn ngữ nói được ghi lại bằng chữ viết. Lấy ví dụ và chỉ ra những dấu hiệu nhận biết ngôn ngữ nói chung trong các trường hợp đó.
Lời thoại của nhân vật trong các đoạn trích dưới đây có những đặc điểm nào của ngôn ngữ nói?
Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới:
a. Lời của nhân vật trong đoạn trích trên có mang đặc điểm của ngôn ngữ nói không? Vì sao?
b. Từ các ngữ liệu ở bài tập 2 và 3, hãy nhận xét về sự khác biệt giữa lời nói của nhân vật trong văn bản truyện và vấn bản truyện thơ.
Đọc (thành tiếng) phần Đặc điểm cơ bản của ngôn ngữ nói ở mục Tri thức Ngữ văn. Phần đọc (thành tiếng) này có những đặc điểm của ngôn ngữ nói không? Vì sao?
Hãy viết đoạn văn ( khoảng 200 chữ) nêu nhận xét về một nhân vật/ chi tiết trong một truyện thơ đã để lại cho bạn ấn tượng sâu sắc nhất.
Đọc lại phần tri thức tiếng Việt, mục Tri thức Ngữ văn của bài này và Bài 3 để thực hiện bảng so sánh sau
Phân tích đặc điểm của ngôn ngữ viết được thể hiện trong các đoạn trích sau
Điều chỉnh các câu dưới đây cho phù hợp với ngôn ngữ viết
Từ việc đọc hai văn bản bi kịch trên đây, hãy viết đoạn văn (khoảng 200 chữ) để trả lời câu hỏi: Thanh niên ngày nay nên chọn lí tưởng sống như thế nào?, trong đó lưu ý lựa chọn từ ngữ, câu văn phù hợp với ngôn ngữ viết.
Phân tích những đặc điểm của ngôn ngữ nói được ghi lại trong đoạn trích sau:
Hãy phân tích sự khác nhau về tình huống giao tiếp và cách sử dụng từ ngữ của ngôn ngữ nói trong hai đoạn trích sau. Cách sử dụng từ ngữ xưng hô của các nhân vật trong các đoạn trích cho biết điều gì?
Từ ngữ nào trong đoạn trích sau đây cho thấy đó là dấu hiệu biểu đạt của ngôn ngữ nói?
Phân tích những đặc điểm của ngôn ngữ viết có trong đoạn trích sau:
Phân tích đặc điểm của ngôn ngữ nói được thể hiện trong một đoạn kịch Tôi muốn được là tôi toàn vẹn (từ “Hồn Trương Ba: Ta…ta…đã bảo mày im đi! đến “Hồn Trương Ba: (như tuyệt vọng) Trời!” ở các trang 104 - 105)
Nhận xét về những đặc điểm của ngôn ngữ viết trong các đoạn văn sau: