Đề bài

Hình 7P.1 mô tả các hiện tượng xảy ra đối với sóng vô tuyến có các tần số khác nhau do tác dụng của tầng điện li ở khí quyển.

a) Gọi tên các hiện tượng liên quan đến sóng vô tuyến có tần số 5 MHz và 100 MHz.

b) Giải thích vì sao các sóng vô tuyến ngắn được sử dụng để truyền thông tin trên mặt đất.

Phương pháp giải
Dựa vào thang sóng điện từ
Lời giải của GV Loigiaihay.com

a) Từ 5 MHz đến 10 MHz là sóng trung được dùng để lan tỏa trong các thành phố lớn, phản xạ kém hơn sóng dài và ảnh hưởng bởi giao thoa sóng

Từ 10 MHz đến 100 MHz là sóng ngắn có tần số khá cao và bị hấp thụ bởi các vật cản, ưu điểm của sóng ngắn là có thể liên lạc rất xa.

b) Vì ưu điểm của sóng vô tuyến ngắn là có thể truyền đi và liên lạc rất xa nên thường được sử dụng để truyền thông tin trên mặt đất.

Các bài tập cùng chuyên đề

Bài 1 :

Chỉ với một chiếc điện thoại thông minh hay chiếc máy tính được kết nối với internet, ta có thể trao đổi thông tin với nhau trên khắp toàn cầu. Vậy tại sao thông tin lại có thể lan truyền được trong không gian?

Xem lời giải >>
Bài 2 :

Một vệ tinh thông tin (vệ tinh địa tĩnh) chuyển động trên quỹ đạo tròn ngay phía trên xích đạo của Trái Đất, quay cùng hướng và cùng chu kì tự quay của Trái Đất ở độ cao 36 600 km so với đài phát trên mặt đất. Đài phát nằm trên đường thẳng nối vệ tinh và tâm Trái Đất. Coi Trái Đất là một hình cầu có bán kính R = 6 400 km. Vệ tinh nhận sóng truyền hình từ đài phát rồi phát lại tức thời tín hiệu đó về Trái Đất. Biết tốc độ truyền sóng c = 3.108 m/s. Tính khoảng thời gian lớn nhất mà sóng truyền hình đi từ đài phát đến một điểm trên mặt Trái Đất, vẽ hình minh hoạ.

Xem lời giải >>
Bài 3 :

So sánh tần số của ánh sáng đỏ và ánh sáng tím.

Xem lời giải >>
Bài 4 :

1. Giải thích tại sao mỗi khi cho phóng hồ quang người thợ hàn cần mặt nạ che mặt (Hình 11.5).

2. Giải thích tại sao Mặt Trời là một nguồn năng lượng khổng lồ phát ra tia tử ngoại mà con người và các sinh vật trên Trái Đất vẫn có thể sinh sống dưới ánh nắng mặt trời được

Xem lời giải >>
Bài 5 :

Bảng 11.1 cho biết phạm vi của bước sóng trong chân không của các dải chính tạo nên thang sóng điện tử.

1. Nêu tên sóng điện từ trong chân không ứng với mỗi bước sóng.

a) 1 km                            b) 3 cm                  c) 5 μm

d) 500 nm                        e) 50 nm                g) 10-12 m

2. Nêu lại sóng điện từ ứng với mỗi tần số sau:

a) 200 kHz

b) 100 MHz

c) 5.1014 Hz

d) 1018 Hz

Xem lời giải >>
Bài 6 :

Hãy biểu diễn các miền bức xạ trong Bảng 2.2 theo bậc độ lớn bước sóng của chúng trên cùng một thang đo

Xem lời giải >>
Bài 7 :

Tại một số vùng xa xôi, đôi khi ta không thể sử dụng điện thoại để liên lạc bởi điện thoại đang nằm ngoài vùng phủ sóng của đài phát sóng. Vậy sóng mà các đài phát sóng di động đang phát là sóng gì và có tính chất như thế nào?

Xem lời giải >>
Bài 8 :

So sánh sóng điện tử và sóng cơ về: môi trường truyền, tốc độ truyền, sóng ngang hay sóng dọc.

Xem lời giải >>
Bài 9 :

Khi sóng điện từ truyền qua hai môi trường khác nhau, bước sóng của nó có bị thay đổi không? Giải thích.

Xem lời giải >>
Bài 10 :

Dựa vào Hình 7.2 và cho biết bước sóng của vùng ánh sáng nhìn thấy.

 

Xem lời giải >>
Bài 11 :

Dựa vào số liệu trong Hình 7.2, xác định tần số của ánh sáng nhìn thấy.

Xem lời giải >>
Bài 12 :

Vào thời điểm năm 2022, điện thoại di động ở Việt Nam sử dụng sóng điện từ có tần số trong khoảng từ 850 MHz đến 2 600 MHz. Tính bước sóng của sóng điện từ tương ứng với dải tần số này. Mắt chúng ta có thể thấy được các sóng này không? Vì sao?

Xem lời giải >>
Bài 13 :

Tìm hiểu và giải thích vì sao khi sử dụng tia X để chụp ảnh trong y khoa như Hình 7.3, ta có thể thấy được xương của bàn tay.

 

Xem lời giải >>
Bài 14 :

Các tia UV-A (có bước sóng trong khoảng từ 320 nm đến 400 nm) trong ánh sáng mặt trời có thể có tác dụng sinh học tốt như kích thích sự sản sinh vitamin D. Nhưng các tia UV-B có bước sóng trong khoảng từ 280 nm đến 320 nm lại có thể nguy hiểm như gây ung thư da.

Bằng cách tra cứu sách, báo, hãy lập biểu đồ cho biết ở địa phương em, trong khoảng thời gian nào của một năm và thời gian nào trong ngày ta cần phải phòng tránh tia UV-B.

Xem lời giải >>
Bài 15 :

Một vệ tinh nhân tạo chuyển động ở độ cao 575 km so với mặt đất phát sóng vô tuyến có tần số 92,4 MHz với công suất bằng 25,0 kW về phía mặt đất. Hãy tính cường độ sóng nhận được bởi một máy thu vô tuyến ở mặt đất ngay phía dưới vệ tinh. Bỏ qua sự hấp thụ sóng của khí quyển.

Xem lời giải >>
Bài 16 :

Vì sao khi hướng bộ điều khiển từ xa vào bức tường đối diện tivi mà không hướng trực tiếp về phía tivi, ta vẫn có thể điều khiển được tivi?

Xem lời giải >>
Bài 17 :

Khi để tay dưới ảnh nắng mặt trời một thời gian, tay của em cảm thấy thế nào? Hãy giải thích 

Xem lời giải >>
Bài 18 :

Giải thích vì sao sóng vô tuyến khi được phát ra từ một anten có thể được truyền đi và thu nhận kể cả khi máy thu ở vị trí bị che khuất khỏi thiết bị phát bởi các vật cản. Đó là hiện tượng vật lí gì?

Xem lời giải >>
Bài 19 :

Mỗi bức xạ điện từ tương ứng với các tần số: 200 kHz, 100 MHz, 5.1014 Hz, 1018 Hz thuộc loại bức xạ điện từ nào? Xác định bước sóng của mỗi bức xạ điện từ đó khi đo trong chân không.

Xem lời giải >>
Bài 20 :

Hoàn thiện các số liệu còn thiếu trong bảng sau về một số sóng vô tuyến.

Trạm phát

Bước sóng (m)

Tần số (MHz)

Radio A (FM)

?

97,6

Radio B (FM)

?

94,6

Radio B (LW)

1 515

?

Radio C (MW)

693

?

Xem lời giải >>
Bài 21 :

Theo thứ tự bước sóng tăng dần thì sắp xếp nào dưới đây là đúng?

A. Vi sóng, tia tử ngoại, tia hồng ngoại, tia X.

B. Tia X, tia tử ngoại, tia hồng ngoại, vi sóng.

C. Tia tử ngoại, tia hồng ngoại, vi sóng, tia X.

D. Tia hồng ngoại, tia tử ngoại, vi sóng, tia X.

Xem lời giải >>
Bài 22 :

Phát biểu nào sau đây là sai khi nói về sóng điện từ?

A. Tất cả các sóng điện từ đều truyền trong chân không với tốc độ như nhau.

B. Sóng điện từ đều là sóng ngang.

C. Chúng đều tuân theo các quy luật phản xạ, khúc xạ.

D. Khi truyền từ không khí vào nước thì tần số, bước sóng và tốc độ của các sóng điện từ đều giảm.

Xem lời giải >>
Bài 23 :

Nội dung nào sau đây tóm tắt đúng đặc điểm của sóng điện từ, tính từ sóng vô tuyến đến tia \(\gamma \) trong thang của sóng điện từ?

      Tần số                   Bước sóng                    Tốc độ trong chân không

A. tăng dần                 giảm dần                        giảm dần

B. giảm dần                tăng dần                         tăng dần

C. tăng dần                 giảm dần                        không đổi

D. giảm dần                tăng dần                         không đổi

Xem lời giải >>
Bài 24 :

Sóng điện từ có bước sóng nào dưới đây thuộc về tia hồng ngoại?

A.7. \({10^{ - 2}}\) m.

B.7. \({10^{ - 6}}\) m.

C. 7. \({10^{ - 9}}\) m.

D. 7. \({10^{ - 12}}\) m.

Xem lời giải >>
Bài 25 :

Một sóng vô tuyến có tần số \({10^8}\) Hz được truyền trong không trung với tốc độ 3. \({10^8}\) m/s. Bước sóng của sóng đó là

A.1,5 m.

B. 3 m.

C. 0,33 m.

D. 0,16 m.

Xem lời giải >>
Bài 26 :

Sóng vô tuyến truyền trong không trung với tốc độ 3. \({10^8}\) m/s. Một đài phát sóng radio có tần số \({10^6}\) Hz. Bước sóng của sóng radio này là :

A. 300 m.

B. 150 m.

C. 0,30 m.

D. 0,15 m

Xem lời giải >>
Bài 27 :

Một sóng ánh sáng có bước sóng \({\lambda _1}\) và tốc độ \({v_1}\) khi truyền trong chân không. Khi đi vào trong tấm thuỷ tinh có bước sóng \({\lambda _2}\) và tốc độ \({v_2}\). Biểu thức nào dưới đây biểu diễn đúng mối liên hệ giữa \({v_2}\) với \({\lambda _1}\),  \({\lambda _2}\)và \({v_1}\)?

A. \({v_2} = \frac{{{\lambda _1}}}{{{\lambda _2}}}.{v_1}\)

B. \({v_2} = \frac{{{\lambda _2}}}{{{\lambda _1}}}.{v_1}\)

C. \({v_2} = \frac{{{\lambda _2}.{\lambda _1}}}{{{v_1}}}\)

 D. \({v_2} = {\lambda _2}{\lambda _1}{v_1}\)  

Xem lời giải >>
Bài 28 :

Thang của sóng điện từ được biểu diễn theo bước sóng tăng dần như Hình 11.1.

a) Xác định các loại bức xạ được đánh dầu A, B.

b) Mô tả ngắn gọn một ứng dụng của tia X trong thực tiễn.

c) Chỉ ra hai đặc điểm khác nhau giữa sóng điện từ và sóng âm.

Xem lời giải >>
Bài 29 :

Sóng vô tuyến ngắn có thể được sử dụng để đo khoảng cách từ Trái Đất đến Mặt Trăng, bằng cách phát một tín hiệu từ Trái Đất tới Mặt Trăng và thu tín hiệu trở lại, đo khoảng thời gian từ khi phát đến khi nhận tín hiệu. Khoảng thời gian từ khi phát tới khi nhận được tín hiệu trở lại là 2,5 s. Biết tốc độ của sóng vô tuyến này là 3.\({10^8}\) m/s và có tần số \({10^7}\) Hz. Tính:

a) Khoảng cách từ Mặt Trăng tới Trái Đất.

b) Bước sóng của sóng vô tuyến đã sử dụng.

Xem lời giải >>
Bài 30 :

Một vệ tinh địa tĩnh ở độ cao 36 600 km so với một đài phát hình trên mặt đất, nằm trên đường thẳng nối vệ tinh và tâm Trái Đất. Coi Trái Đất là một hình cầu có bán kính 6 400 km. Vệ tinh nhận sóng truyền hình từ đài phát rồi phát lại tức thời tín hiệu đó về Trái Đất. Biết tốc độ truyền sóng c = 3. \({10^8}\)m/s. Tính khoảng thời gian lớn nhất mà sóng truyền hình đi từ đài phát đến Trái Đất.

Xem lời giải >>