Đọc trước văn bản Vịnh khoa thi Hương; tìm hiểu, ghi chép lại những thông tin về nhà thơ Trần Tế Xương và bối cảnh lịch sử cuối thế kỉ XIX giúp cho việc đọc hiểu bài thơ này.
Đọc trước văn bản và tìm hiểu thêm thông tin về tác giả
Cách 1
*Trần Tế Xương (1870- 1907) thường gọi là Tú Xương.
- Quê làng Vị Xuyên – Mỹ Lộc – Nam Định.
- Tú Xương sống 37 năm chỉ đỗ tú tài nhưng sự nghiệp thơ ca của ông trở thành bất tử.
- Sáng tác của Tú Xương gồm 2 mảng: trữ tình và trào phúng.
*Bối cảnh lịch sử: Vào những năm 60 của thế kỉ XIX, Việt Nam rơi vào khủng hoảng nghiêm trọng. Các cuộc khởi nghĩa của nông dân lại tiếp tục bùng nổ dữ dội trong những năm cuối thế kỉ XIX.
Cách 2- Tác giả: Trần Tế Xương (1870- 1907) thường gọi là Tú Xương, quê làng Vị Xuyên, Mỹ Lộc, Nam Định. Sống 37 năm chỉ đỗ tú tài nhưng sự nghiệp thơ ca của ông trở thành bất tử. Sáng tác của ông gồm 2 mảng: trữ tình và trào phúng.
- Bối cảnh lịch sử: Vào những năm 60 của thế kỉ XIX, Việt Nam rơi vào khủng hoảng nghiêm trọng. Các cuộc khởi nghĩa của nông dân lại tiếp tục bùng nổ dữ dội trong những năm cuối thế kỉ XIX.
- Tác giả:
+ Trần Tế Xương (1870 - 1907) thường gọi là Tú Xương. Quê ông ở làng Vị Xuyên - huyện Mĩ Lộc - tỉnh Nam Định ( nay thuộc phường Vị Hoàng, thành phố Nam Định). Cuộc đời ông chỉ gắn liền với thi cử, tính ra có tất cả tám lần. Sau 3 lần hỏng thi mãi đến lần thứ tư khoa Giáp Ngọ (1894) ông mới đậu tú tài, nhưng cũng chỉ là tú tài thiên thủ (lấy thêm). Sau đó không sao lên nổi cử nhân, mặc dù đã khá kiên trì theo đuổi. Khoa Quý Mão (1903) Trần Tế Xương đổi tên thành Trần Cao Xương tưởng rằng bớt đen đủi, nhưng rồi hỏng vẫn hoàn hỏng.
+ Thơ của Tế Xương có sự kết hợp hài hòa giữa các yếu tố hiện thực, trào phúng và trữ tình trong đó trữ tình là gốc. Bức tranh hiện thực trong thơ Tế Xương là một bức tranh xám xịt, dường như chỉ có rác rưởi, đau buồn, vì hiện thực thối nát của xã hội thực dân - nửa phong kiến. Với giọng văn châm biếm sâu cay, thơ văn của ông đã đả kích bọn thực dân phong kiến, bọn quan lại làm tay sai cho giặc, bọn bán rẻ lương tâm chạy theo tiền bạc, bọn rởm đời lố lăng trong buổi giao thời.
- Bối cảnh lịch sử: Vào những năm 60 của thế kỉ XIX, Việt Nam rơi vào khủng hoảng nghiêm trọng. Các cuộc khởi nghĩa của nông dân lại tiếp tục bùng nổ dữ dội trong những năm cuối thế kỉ XIX.
Các bài tập cùng chuyên đề
Hãy nêu chủ đề và bố cục bài thơ Vịnh khoa thi Hương của Trần Tế Xương.
Xác định các đối tượng trào phúng mà bài thơ Vịnh khoa thi Hương hướng tới. Thái độ của tác giả đối với các đối tượng đó được thể hiện như thế nào?
Hai câu thơ đề bài thơ Vịnh khoa thi Hương cho thấy kì thi có gì đặc biệt?
Phân tích ý nghĩa trào phúng của nghệ thuật sử dụng phép đối, nghệ thuật sử dụng ngôn từ ở hai câu thực và hai câu luận của bản thơ Vịnh khoa thi Hương.
Xác định sắc thái giọng điệu của tác giả trong hai câu kết bài thơ Vịnh khoa thi Hương. Qua hai câu kết cũng như cả bài thơ, có thể thấy được thái độ và nỗi lòng của Trần Tế Xương trước tình cảnh đất nước như thế nào?
Theo em, sự kết hợp giữa cảm xúc trào phúng và trữ tình trong văn bản Vịnh khoa thi Hương đã giúp nhà thơ thể hiện được điều gì?
Hãy chỉ ra một vài biểu hiện cho thấy Vịnh khoa thi Hương là một bài thơ Đường luật trào phúng.
Phân tích ý nghĩa trào phúng của nghệ thuật sử dụng phép đối, nghệ thuật sử dụng ngôn từ ở hai câu thực và hai câu luận của bài thơ Vịnh khoa thi Hương.
Xác định sắc thái giọng điệu của tác giả trong hai câu kết bài thơ Vịnh khoa thi Hương. Qua hai câu kết cũng như cả bài thơ, có thể thấy được thái độ và nỗi lòng của Trần Tế Xương trước tình cảnh đất nước như thế nào?
Theo em, sự kết hợp giữa cảm xúc trào phúng và trữ tình trong bài thơ Vịnh khoa thi Hương đã giúp nhà thơ thể hiện được điều gì?
Em ấn tượng nhất với nhân vật nào trong bài thơ Vịnh khoa thi Hương? Vì sao?
Viết một đoạn văn (khoảng 10 – 12 dòng) diễn tả lại quang cảnh trường thi trong bài Vịnh khoa thi Hương của Trần Tế Xương, qua đó làm rõ thái độ trọng danh dự và tâm sự lo nước, thương đời của nhà thơ.
Đọc bài thơ sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới:
TIẾN SĨ GIẤY
Cũng cờ, cũng biển, cũng cận đại
Cũng gọi ông nghè có kém ai.
Mảnh giấy làm nên thân giáp bảng,
Nét son điểm rõ mặt văn khôi.
Tấm thân xiêm áo sao mà nhẹ?
Cái giá khoa danh ấy mới hời!
Ghế tréo, lọng xanh ngồi bảnh chọe,
Nghĩ rằng đồ thật, hoá đồ chơi!
(Nguyễn Khuyến, in trong Nguyễn Khuyến – Tác phẩm NXB Khoa học xã hội, Hà Nội, 1984)
a) Bài thơ trên thể hiện nội dung gì, được Nguyễn Khuyến viết vào giai đoạn nào?
b) Hãy tìm bố cục của bài Tiến sĩ giấy và trả lời câu hỏi: Bài thơ được viết theo thể thơ gì? Hãy chỉ ra những dấu hiệu của thể thơ đó.
c) Phân tích ý nghĩa trào phúng của nghệ thuật sử dụng phép đối, nghệ thuật sử dụng ngôn từ ở hai câu thực và hai câu luận của bài thơ.
d) Tại sao lại có thể nói bên cạnh nội dung trào phúng xã hội, bài thơ còn toát ra ý vị tự trào (lấy chính mình làm đối tượng trào phúng)?
e) Bài thơ gợi cho em những suy nghĩ gì về mối tương quan giữa cái danh (danh hiệu, chức danh,...) và cái thực (thực chất, bản chất, năng lực) của con người trong cuộc sống và trong học tập?