Đề bài

Hình 2 mô tả đường đặc trưng I – U của hai vật dẫn: sơi đốt bóng đèn và một đoạn dây thép.

a) Đường đặc trưng B tương ứng với vật dẫn nào?

b) Ở hiệu điện thế nào thì hai vật dẫn có cùng điện trở? Tính giá trị điện trở này?

Phương pháp giải

Dựa vào hình dạng của đường đặc trưng để suy ra sự thay đổi của điện trở, từ đó suy ra vật dẫn tương ứng. Quan sát đồ thị, xác định tại hiệu điện thế nào hai vật dẫn có cùng cường độ dòng điện đi qua (cắt nhau tại đâu) vì khi đó thì điện trở \(R = \frac{U}{I}\)của hai vật dẫn là bằng nhau, xác định giá trị của R.

Lời giải của GV Loigiaihay.com

a) Đường đặc trưng của B là đường thẳng đi qua gốc tọa độ, biểu thị hàm số bậc nhất hay \(R = \frac{U}{I} = const\), điện trở là hằng số. Do đó, vật dẫn B là đoạn dây thép.

b) Từ đồ thị, ta thấy, hai đường đặc trưng cắt nhau tại điểm (8;3,4). Tại đó \(U = 8\)V và \(I = 3,4\)V.

Điện trở của mỗi vật dẫn ở hiệu điện thế này là: \(R = \frac{U}{I} = \frac{8}{{3,4}} = 2,35(\Omega )\).

Các bài tập cùng chuyên đề

Bài 1 :

1. Hãy nhận xét về tỉ số \(\frac{U}{I}\) đối với từng vật dẫn

2. Đối với vật dẫn X và vật dẫn Y thì tỉ số \(\frac{U}{I}\)có khác nhau không?

3. Nếu đặt cùng một hiệu điện thế vào hai đầu vật dẫn X và vật dẫn Y thì cường độ dòng điện chạy qua vật dẫn nào có giá trị nhỏ hơn?

Xem lời giải >>
Bài 2 :

1. Đường đặc trưng vôn - ampe của điện trở có đặc điểm gì? Đặc điểm này nói lên điều gì về mối quan hệ giữa hiệu điện thế U và cường độ dòng điện I?

2. Độ dốc của đường đặc trưng vôn - ampe của điện trở liên quan đến điện trở như thế nào?

3. Cho đường đặc trưng vôn - ampe của hai vật dẫn có điện trở R1, R2 như Hình 23.4. Vật dẫn nào có điện trở lớn hơn?

Xem lời giải >>
Bài 3 :

Hai đồ thị trong Hình 23.10 a, b mô tả đường đặc trưng vôn - ampe của một dây kim loại ở hai nhiệt độ khác nhau t1 và t2

a) Tính điện trở của dây kim loại ứng với mỗi nhiệt độ t1 và t2.

b) Dây kim loại ở đồ thị nào có nhiệt độ cao hơn?

Xem lời giải >>
Bài 4 :

1. Vận dụng công thức I = Snve để giải thích tại sao điện trở R của vật dẫn kim loại lại phụ thuộc vào chiều dài l, tiết diện S và điện trở suất của dây dẫn theo công thức R = \(\frac{{\rho l}}{S}\)

2. Đồ thị Hình 23.10 thể hiện đường đặc trưng vôn - ampe của hai linh kiện là dây tóc bóng đèn và dây kim loại.

a) Xác định đường nào là của dây tóc bóng đèn, đường nào là của dây kim loại.

b) Xác định hiệu điện thế mà tại đó dây tóc bóng đèn và dây kim loại có điện trở như nhau.

c) Xác định điện trở ứng với hiệu điện thể xác định được ở câu b.

Xem lời giải >>
Bài 5 :

Cho mạch điện như Hình 24.6. Suất điện động ξ = 10V, bỏ qua điện trở trong của nguồn. Các giá trị điện trở R1 = 20 Ω, R2 = 40 Ω, R3 = 50 Ω

a) Tính cường độ dòng điện chạy qua điện trở R1.

b) Tính cường độ dòng điện I chạy qua mạch chính.

Xem lời giải >>
Bài 6 :

Cho mạch điện như Hình 24.7. Các giá trị điện trở R1 = 20Ω, R2 = 4Ω và R3 = 6Ω. Suất điện động của nguồn ξ = 12V, điện trở trong của nguồn r = 0,6 Ω.

a) Tính điện trở của đoạn mạch AB.

b) Tính cường độ dòng điện chạy qua các điện trở R1, R2, R3 và hiệu điện thế giữa hai đầu mỗi điện trở.

Xem lời giải >>
Bài 7 :

Hãy thực hiện các yêu cầu sau:

a) Có thể sử dụng đồng hồ đo điện đa năng để đo trực tiếp suất điện động của nguồn điện và điện trở trong của nguồn không? Tại sao?

b) Để xác định suất điện động và điện trở trong của pin, cần đo các đại lượng nào?

c) Thiết kế phương án thí nghiệm để đo suất điện động và điện trở trong của pin điện hoá.

Xem lời giải >>
Bài 8 :

Tính cường độ dòng điện chạy qua một bóng đèn khi điện trở của nó là \(15\Omega \) và hiệu điện thế giữa hai đầu bóng đèn là 3,0 V.

Xem lời giải >>
Bài 9 :

Tìm từ thích hợp cho vị trí của (?) trong định nghĩa về đơn vị đo điện trở:

\(1\Omega \) là điện trở của một dụng cụ điện, khi (?) ở hai đầu là 1(?) thì có (?) chạy qua là 1(?).

Xem lời giải >>
Bài 10 :

Tìm hiểu và vẽ sơ đồ mạch điện trong đèn pin (Hình 2.2).

Xem lời giải >>
Bài 11 :

Sử dụng biểu thức liên hệ (2.1) để chứng minh, ở nhiệt độ xác định, đường đặc trưng I – U là một đoạn thẳng.

Xem lời giải >>
Bài 12 :

Vẽ phác đường đặc trưng của vật dẫn kim loại có điện trở \(10\Omega \).

Xem lời giải >>
Bài 13 :

Khi nhiệt độ tăng thì điện trở của dây tóc bóng đèn sợi đốt thay đổi như thế nào?

Xem lời giải >>
Bài 14 :

Vì sao có thể xác định điện trở trong bằng biểu thức: \(r = \frac{{\Delta U}}{{\Delta I}}\).

Xem lời giải >>
Bài 15 :

Cho mạch điện như Hình 3.8. Con chạy ở vị trí C, chia điện trở R thành \(R = {R_{AC}} + {R_{CB}}\). Tìm biểu thức liên hệ giữa số chỉ của vôn kế, \(\xi \), \({R_{AC}}\)và \({R_{CB}}\).

Xem lời giải >>
Bài 16 :

Làm một pin đơn giản bằng các dụng cụ sau: mảnh đồng, mảnh tôn, một quả chanh và các dây dẫn điện. Dùng đồng hồ điện đa năng để đo hiệu điện thế giữa mảnh đồng và mảnh tôn. Đề xuất biện pháp để tăng suất điện động của pin này.

Xem lời giải >>
Bài 17 :

Khi vô tình chạm vào đoạn dây có điện bị hở lớp vỏ cách điện, một thợ sửa chữa bị điện giật nhẹ vì có một dòng điện cỡ 10 mA chạy qua người. Nhưng một người khác cũng chạm vào đoạn dây trên thì có thể nguy hiểm đến tính mạng do có dòng điện 90 mA chạy qua người. Điều gì tạo nên sự khác biệt này?

Xem lời giải >>
Bài 18 :

Các công thức (17.1) và công thức (17.3) có tương đương nhau không? Giải thích.

Xem lời giải >>
Bài 19 :

Đặt hiệu điện thế U=1,5V vào hai đầu một sợi dây dẫn bằng dồng có điện trở R=0,6Ω. Tính cường độ dòng điện chạy qua sợi dây đồng.

Xem lời giải >>
Bài 20 :

Xác định giá trị điện trở của đoạn dây bằng đồng có đường đặc vôn-ampe như Hình 17.3.

 

Xem lời giải >>
Bài 21 :

Đặt hiệu điện thế U (U có thể điều chỉnh được) vào hai đầu của một điện trở là một đoạn dây bằng đồng dài 10 m, đường kính tiết diện 1 mm và điện trở suất 1.69.10−8Ωm ở 20 °C. Dùng ampe kế đo cường độ dòng điện chạy qua đoạn dây đồng. Điều chỉnh U, tương ứng với mỗi giá trị của U ta thu được một giá trị của I. Kết quả thể hiện trong Bảng 17.3.

U (V)

0

0,2

0,4

0,6

0,8

1,0

I (A)

0

0,92

1,85

2,77

3,69

4,62

a) Dựa vào Bảng 17.3, em hãy vẽ đường đặc trưng vôn – ampe của điện trở trên.

b) Tính điện trở của đoạn dây dẫn. So sánh với giá trị thu được từ đường đặc trưng vôn – ampe.

Xem lời giải >>
Bài 22 :

Đường đặc trưng vôn – ampe của hai điện trở R1 và R2 được cho bởi Hình 17.1.

a) Lập luận để xác định điện trở nào có giá trị lớn hơn.

b) Tính giá trị mỗi điện trở.

Xem lời giải >>
Bài 23 :

Mắc hai cực của một pin có suất điện động 9V vào hai đầu của một mạch chứa điện trở. Cường độ dòng điện trong mạch và hiệu điện thế giữa hai đầu của mạch lần lượt có giá trị đo được là 0,1A và 8,9V. Xác định giá trị điện trở trong của pin.

Xem lời giải >>
Bài 24 :

Một nguồn điện có suất điện động 6V và điện trở trong 0,5Ω. Khi mắc hai cực của nguồn điện với một vật dẫn thì trong mạch xuất hiện dòng điện 1,4 A. Bỏ qua điện trở các dây nối. Tính hiệu điện thế giữa hai đầu vật dẫn.

Xem lời giải >>
Bài 25 :

Ghép nối tiếp một biến trở R với một điện trở R0 thành bộ rồi nối hai đầu vào hai cực của một nguồn điện không đổi. Điều chỉnh R, người ta thu được đồ thị đường biểu diễn sự phụ thuộc của hiệu điện thế giữa hai đầu biến trở vào cường độ dòng điện như Hình 18P1.

a) Xác định giá trị suất điện động của nguồn điện.
b) Xác định giá trị biến trở R ứng với điểm M trên đồ thị.

Xem lời giải >>
Bài 26 :

Ta đã biết, suất điện động và điện trở trong là hai đại lượng đặc trưng của một nguồn điện. Trong quá trình sử dụng, suất điện động và điện trở trong của nguồn điện có thay đổi không? Làm thế nào để đo suất điện động và điện trở trong của một nguồn điện?

Xem lời giải >>
Bài 27 :

Pin chưa sử dụng thường có điện trở trong nhỏ nên đồ thị thu được sẽ có độ dốc nhỏ. Do đó, để xác định được giao điểm với trục hoành, ta cần phải lấy một dải số liệu rộng hơn. Hãy đề xuất một cách xác định r mà không phải kéo dài đồ thị.

Xem lời giải >>
Bài 28 :

Cho một mạch điện với các thông số như hình vẽ. Cường độ dòng điện chạy qua nguồn (với giá trị làm tròn đến hàng phần mười) là:

Xem lời giải >>