Xác định luận đề, luận điểm, lí lẽ và bằng chứng của văn bản Nước Đại Việt ta.
Đọc kĩ văn bản
Cách 1
Luận điểm 1: Cốt lõi của tư tưởng nhân nghĩa là “yên dân” và “trừ bạo”:
- “Yên dân”: Làm cho nhân dân được hưởng thái bình, hạnh phúc
- “Trừ bạo”: Diệt mọi thế lực tàn bạo để giữ yên cuộc sống cho nhân dân
Luận điểm 2: Chân lí về sự tồn tại độc lập có chủ quyền:
Theo Nguyễn Trãi, những yếu tố căn bản, phát triển một cách hoàn chỉnh, sâu sắc, toàn diện quan niệm về quốc gia, dân tộc là dựa trên các yếu tố lịch sử, văn hóa, độc lập, chủ quyền.
- Có nền văn hiến lâu đời.
- Có lãnh thổ riêng.
- Có phong tục tập quán riêng.
- Có chủ quyền riêng trải qua nhiều thời đại.
- Có truyền thống lịch sử hào hùng.
Luận điểm 3: Sức mạnh của nhân nghĩa, sức mạnh của độc lập dân tộc :
Sức mạnh làm cho kẻ thù thất bại thảm hại, sức mạnh ấy đập tan mọi khó khăn mọi thử thách
Dẫn chứng từ thực tiễn lịch sử, câu văn biền ngẫu: Lưu Cung,...
Cách 2
Luận điểm 1: Cốt lõi của tư tưởng nhân nghĩa là “yên dân” và “trừ bạo”: |
- “Yên dân”: Làm cho nhân dân được hưởng thái bình, hạnh phúc - “Trừ bạo”: Diệt mọi thế lực tàn bạo để giữ yên cuộc sống cho nhân dân |
Luận điểm 2: Chân lí về sự tồn tại độc lập có chủ quyền |
Theo Nguyễn Trãi, những yếu tố căn bản, phát triển một cách hoàn chỉnh, sâu sắc, toàn diện quan niệm về quốc gia, dân tộc là dựa trên các yếu tố lịch sử, văn hóa, độc lập, chủ quyền. |
Luận điểm 3: Sức mạnh của nhân nghĩa, sức mạnh của độc lập dân tộc |
Sức mạnh làm cho kẻ thù thất bại thảm hại, sức mạnh ấy đập tan mọi khó khăn mọi thử thách Dẫn chứng từ thực tiễn lịch sử, câu văn biền ngẫu: Lưu Cung,... |
- Luận đề: khẳng định nền độc lập của đất nước Đại Việt.
- Luận điểm, lí lẽ và bằng chứng:
+ Luận điểm 1: Tư tưởng của tác giả (yên dân và trừ bạo).
+ Luận điểm 2: Phân định rõ ràng về sự tồn tại của đất nước (có nền văn hiến riêng, lãnh thổ riêng, phong tục riêng, lịch sử riêng và có chế độ, chủ quyền riêng).
Các bài tập cùng chuyên đề
Đọc trước văn bản Nước Đại Việt ta; tìm hiểu và ghi chép lại những thông tin về tác giả Nguyễn Trãi giúp cho việc đọc hiểu văn bản này.
Tìm hiểu nghĩa của hai dòng đầu văn bản Nước Đại Việt ta.
Vì sao Đại Việt là một nước độc lập?
Phần (2) văn bản Nước Đại Việt ta nhằm chứng minh cho điều gì?
Trong hai dòng đầu của văn bản Nước Đại Việt ta, tác giả nêu lên tư tưởng gì? Diễn đạt nội dung của tư tưởng đó bằng 2 – 3 câu văn.
Đại cáo bình Ngô được coi là một bản Tuyên ngôn Độc lập. Những nội dung nào trong đoạn trích Nước Đại Việt ta thể hiện điều đó?
Chỉ ra và phân tích tác dụng của phép so sánh, phép đối, cách sử dụng câu văn biền ngẫu có trong đoạn trích Nước Đại Việt ta.
Đoạn trích Nước Đại Việt ta giúp em hiểu thêm những gì về Nguyễn Trãi và thế hệ cha ông ta thời bấy giờ?
Dựa vào nội dung đoạn trích Nước Đại Việt ta, em hãy viết một đoạn văn (khoảng 10 – 12 dòng) để trả lời câu hỏi: Nước Đại Việt ta là một quốc gia như thế nào?
Hãy trình bày hoàn cảnh ra đời của Đại cáo bình Ngô và trả lời câu hỏi: Bài đại cáo viết về vấn đề gì?
Đại cáo bình Ngô được coi là một bản Tuyên ngôn Độc lập. Những nội dung nào trong đoạn trích Nước Đại Việt ta thể hiện điều đó?
Xác định luận đề, luận điểm, lí lẽ và bằng chứng của văn bản Nước Đại Việt ta
Chỉ ra và phân tích tác dụng của phép so sánh, phép đối, cách sử dụng câu văn biền ngẫu có trong đoạn trích Nước Đại Việt ta.
Những chiến thắng nào trong lịch sử đã được Nguyễn Trãi nêu ra trong đoạn trích Nước Đại Việt ta? Việc nêu chiến thắng lịch sử nhằm mục đích gì?
Hãy tìm hiểu lập trường của Nguyễn Trãi được thể hiện trong văn bản Nước Đại Việt ta.
Đoạn trích Nước Đại Việt ta giúp em nhận thức được điều gì về cách viết văn nghị luận của Nguyễn Trãi?
Đọc đoạn trích Đại cáo bình Ngô sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới:
“Vừa rồi:
Nhân họ Hồ chính sự phiền hà,
Để trong nước lòng dân oán hận.
Quân cuồng Minh đã thừa cơ gây họa,
Bọn gian tà còn bán nước cầu vinh.
Nướng dân đen trên ngọn lửa hung tàn,
Vùi con đỏ xuống dưới hầm tai vạ.
Dối trời, lừa dân, đủ muôn ngàn kế,
Gây binh, kết oán trải hai mươi năm.
Bại nhân nghĩa nát cả đất trời,
Nặng thuế khóa sạch không đầm núi.
Người bị ép xuống biển dòng lưng mò ngọc, ngán thay cá mập, thuồng luồng,
Kẻ bị đem vào núi đãi cát tìm vàng, khốn nỗi rừng sâu, nước độc.
Vét sản vật, bắt dò chim trả, chốn chốn lưới chăng,
Nhiễu nhân dân, bắt bẫy hươu đen, nơi nơi cạm đặt.
Tàn hại cả giống côn trùng cây cỏ,
Nheo nhóc thay kẻ góa bụa khốn cùng.
Thằng há miệng, đứa nhe răng, máu mỡ bấy no nê chưa chán,
Nay xây nhà, mai đắp đất, chân tay nào phục dịch cho vừa.
Nặng nề những nỗi phu phen,
Tan tác cả nghề canh cửi.
Độc ác thay, trúc Nam Sơn không ghi hết tội,
Dơ bẩn thay, nước Đông Hải không rửa sạch mùi.
Lẽ nào trời đất dung tha,
Ai bảo thần nhân chịu được?
a) Đoạn trích trên thể hiện nội dung gì của bài đại cáo?
b) Tác giả đã tố cáo những tội ác nào của kẻ thù? Mục đích của sự tố cáo đó là gì?
c) Tình cảm, thái độ của Nguyễn Trãi được thể hiện rất rõ trong đoạn trích trên. Hãy phân tích để thấy được điều đó.
d) Hãy chỉ ra một biện pháp nghệ thuật được tác giả sử dụng trong đoạn trích bài đại cáo.
e) Đoạn trích trên được viết theo thể văn gì? Hãy chỉ ra một vài đặc trưng của thể văn đó được thể hiện trong đoạn trích.
Qua hai câu “Việc nhân nghĩa cốt ở yên dân – Quân điếu phạt trước lo trừ bạo” trong văn bản Nước Đại Việt ta, có thể hiểu cốt lõi tư tưởng nhân nghĩa của Nguyễn Trãi là gì? Người dân mà tác giả nói tới là ai? Kẻ bạo ngược mà tác giả nói tới là kẻ nào?