Đề bài

Câu lạc bộ Văn học của trường bạn tổ chức cuộc thi viết với chủ đề Những góc nhìn cuộc sống. Hãy viết bài văn nghị luận về một vấn đề xã hội mà bạn quan tâm để gửi tham gia cuộc thi.

 

Phương pháp giải

Chuẩn bị viết: Xác định đề tài, mục đích viết, đối tượng người đọc. Sau đó lập dàn ý chi tiết và thực hiện viết bài bám sát dàn ý. Bài viết cần đầy đủ, đạt yêu cầu một bài viết nghị luận.

 
Lời giải của GV Loigiaihay.com

Bài viết tham khảo 1: Tầm Quan Trọng Của Động Cơ Học Tập

Động cơ học tập không chỉ thể hiện thái độ ở người học mà còn ảnh hưởng trực tiếp tới kết quả, thành tích. Để có thể rèn luyện và phát triển cho bản thân những động cơ trong quá trình học, mỗi người chúng ta cần phải làm gì?

Ngày nay, "động cơ học tập" không còn là khái niệm mới mẻ. Nhiều bạn học sinh thường chia sẻ rằng bản thân có động lực học là nhờ vào ước mơ công việc, . Như vậy, hiểu một cách đơn giản thì động cơ học tập chính là động lực học tập. Các yếu tố này được thúc đẩy và duy trì bởi một mục đích nào đó. Theo cách hiểu sâu rộng hơn, động cơ học tập sẽ sản sinh ra các hành vi, nhằm kích thích người học hướng tới kết quả hoặc nhu cầu nào đó.

Có thể nói, động cơ học mang vai trò hết sức quan trọng. Nó giúp mỗi cá nhân xác định rõ ràng phương hướng, mục tiêu học đúng đắn, từ đó dễ dàng đi đến ước mơ đã đề ra. Có động lực, người học trở nên chủ động trong việc tiếp cận và lĩnh hội tri thức. Từ đây, họ ngày càng hăng say tìm hiểu, khám phá chân trời tri thức với tinh thần thoải mái, tự nguyện. Ngoài ra, động cơ học còn thúc đẩy mỗi người chăm chỉ rèn luyện để đạt được kết quả tốt nhất. Chúng ta từng thấy được rất nhiều tấm gương về việc có ý chí học tập. Khi đất nước bị kìm kẹp trong ách nô lệ của thực dân Pháp, Chủ tịch Hồ Chí Minh ra đi tìm đường cứu nước với hai bàn tay trắng. Sống ở nơi đất khách quê người nhiều khó khăn, vất vả, Người vẫn cần mẫn vừa học vừa làm. Cuối cùng, Người đã xác định được con đường đúng đắn cho cách mạng, khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa vào năm 1945. Hay đó còn là rất nhiều bạn trẻ với lí tưởng cao đẹp đang siêng năng học hành nhằm xây dựng đất nước giàu mạnh. Từng ngày từng giờ, họ ra sức trau dồi, tích lũy bài vở. Họ luôn sẵn sàng hành động để vươn tới hoài bão, ước mơ của bản thân.

Tuy động cơ học tập có quan trọng như vậy nhưng hiện nay, một số người không nhận ra được ý nghĩa to lớn đó. Vài bạn đi học trong tâm thế thụ động, bắt ép. Họ không thể tự xác định cho bản thân mục đích, phương hướng phù hợp. Số khác lại ở trạng thái mơ hồ, hời hợt, không có chí tiến thủ chỉ vì học cho mong ước của người khác. Những trường hợp trên đây xảy ra bởi rất nhiều nguyên nhân. Có thể là vì người học không tự xác định được mục tiêu học nên dễ chán nản, dễ bỏ cuộc. Hoặc tình trạng phụ huynh bắt ép con cái học theo ý của chính họ cũng là một nguyên do.

Không ai có thể học hộ, học giúp người khác. Vì thế, mỗi người cần rèn luyện, bồi dưỡng động lực học tập phù hợp cho chính mình. Để làm được điều đó, trước hết, chúng ta cần xác định rõ phương hướng "đường đi, nước bước" trên hành trình tích lũy tri thức nhân loại. Tiếp đến, trong quá trình học, nếu gặp khó khăn, thử thách, chúng ta không vội nản chí mà bỏ cuộc. Hãy suy nghĩ, tìm ra vấn đề và tự giải quyết chúng. Đặc biệt, chúng ta phải biết kiên định với lập trường ban đầu, không để các yếu tố bên ngoài tác động mà lung lay ý chí, quyết tâm ở bản thân.

Như vậy, động cơ học tập có sức mạnh nội tại mạnh mẽ, vừa kích thích tinh thần ham học, vừa duy trì hứng thú mở rộng kho báu kiến thức. Bởi vậy, mỗi người hãy tự đề ra những động lực đúng đắn, xây dựng kế hoạch cụ thể để dễ dàng đạt được kết quả mình mong muốn.

Bài viết tham khảo 2: Nghị luận về thái độ thờ ơ

Giáo dục luôn là vấn đề được con người và toàn dư luận quan tâm hàng đầu. Những năm gần đây, vấn đề bạo lực học đường vẫn diễn ra vô cùng phức tạp và phổ biến gây nhức nhối và là mối quan tâm của mỗi gia đình có con em trong giai đoạn cắp sách đến trường. Bạo lực học đường là việc mỗi bạn học sinh dùng những lời nói miệt thị, thô bỉ để xúc phạm người khác; bên cạnh đó còn là việc các em dùng vũ lực để thể hiện thái độ ghét bỏ, không vừa ý của mình đối với bạn bè.

Gần đây, trên các phương tiện thông tin truyền thông đã đưa tin có rất nhiều vụ các em học sinh có hành vi dùng vũ lực đánh nhau, có nhiều trường hợp dùng vũ khí cũng như đánh nhau tập thể ở trong và ngoài nhà trường đến mức công an phải vào cuộc. Bạo lực học đường không chỉ xảy ra ở các học sinh nam mà hiện nay xu hướng các bạn học sinh nữ đánh nhau đang ngày càng gia tăng ở mức độ khó lường. Nguyên nhân của hiện trạng này đầu tiên phải nhắc đến đó là do ý thức chủ quan của các bạn học sinh còn kém, chưa có đủ nhận thức về hậu quả của bạo lực học đường.

Bên cạnh đó việc kiểm soát hành vi của các bạn học sinh cũng chưa thực sự tốt, chỉ vài lời nói kích động cũng có thể nổ ra cuộc bạo lực. Ngoài ra, tình trạng bạo lực học đường còn là do sự quản lí còn lỏng lẻo của gia đình và nhà trường, chưa định hướng cho các em tư duy đúng đắn dẫn đến những hành động lệch lạc. Bạo lực học đường hình thành thói hung hăng, tính cách không tốt cho người thực hiện hành vi bạo lực; gây tổn hại, ảnh hưởng về sức khỏe, về tâm lí cho người bị hành hung. Ngoài ra, nó còn gây ra những hình ảnh xấu ảnh hưởng đến tương lai của học sinh, nhà trường và gia đình. Vấn đề bạo lực học đường sau này sẽ ảnh hưởng đến quá trình phát triển nhân cách của các em học sinh, khiến cho các em dễ trở thành người xấu.

Từ những hậu quả khôn lường này, mỗi người học sinh chúng ta cần ý thức được tác hại của vấn nạn này, đồng thời chung tay tuyên truyền, kêu gọi mọi người tẩy chay bạo lực ra khỏi phạm vi học đường; tích cực học tập, rèn luyện bản thân trở thành một công dân tốt, có ích cho xã hội. Tuổi trẻ là mầm non, là tương lai của đất nước, chúng ta hãy biết phấn đấu, trau dồi bản thân ngay từ hôm nay để có thể cống hiến những điều tốt đẹp cho xã hội.

 

Các bài tập cùng chuyên đề

Bài 1 :

Bài viết đã tập trung bàn luận về vấn đề gì trong đời sống?

 
Xem lời giải >>
Bài 2 :

Các luận điểm nào đã được tác giả triển khai? Các luận điểm có mối quan hệ với nhau như thế nào?

 
Xem lời giải >>
Bài 3 :

Hãy cho biết những lí lẽ và bằng chứng mà người viết đã sử dụng khi triển khai từng luận điểm.

 
Xem lời giải >>
Bài 4 :

Bạn muốn bổ sung điều gì cho bài viết?

Xem lời giải >>
Bài 5 :

Ý nghĩa của phát ngôn có trách nghiệm trong giao tiếp xã hội là gì?

Xem lời giải >>
Bài 6 :

Nêu vấn đề chính được bàn luận trong bài viết và ý nghĩa của nó.

 
Xem lời giải >>
Bài 7 :

Xác định hệ thống luận điểm được triển khai trong bài viết.

 
Xem lời giải >>
Bài 8 :

Nhận xét về mức độ thuyết phục của các bằng chứng được người viết đưa ra.

Xem lời giải >>
Bài 9 :

Tôn trọng sự khác biệt. 

 
Xem lời giải >>
Bài 10 :

Bài viết bàn về vấn đề gì? Nhận xét của bạn về hệ thống các luận điểm, lí lẽ, bằng chứng trong văn bản.

Xem lời giải >>
Bài 11 :

Tóm tắt nội dung phần mở bài, thân bài, kết bài.

Xem lời giải >>
Bài 12 :

Bài viết đã sử dụng những cách thức nào để phần mở bài và kết bài gây ấn tượng?

 
Xem lời giải >>
Bài 13 :

Cách lập luận của tác giả khi trao đổi với ý kiến trái chiều có gì đáng lưu ý?

 
Xem lời giải >>
Bài 14 :

Viết đoạn văn (khoảng 150 chữ) trình bày suy nghĩ của bạn về ý kiến trích từ văn bản Tiếp xúc với tác phẩm (Thái Bá Vân): “Nội dung của tác phẩm được người xem mở rộng”. 

Xem lời giải >>
Bài 15 :

Lập dàn ý cho một trong hai đề bài sau:

Đề 1. Việc khẳng định cá tính của bản thân có mâu thuẫn với sự hoà hợp trong một tập thể?

Đề 2. Phải chăng du học sẽ cho bạn cơ hội tiếp cận nền giáo dục tốt hơn?

Xem lời giải >>
Bài 16 :

Dựa trên những gợi ý toát lên từ các văn bản đọc trong Bài 4 – Tự sự trong truyện thơ dân gian và trong thơ trữ tình (SGK Ngữ văn 11, tập một), hãy viết đoạn văn (khoảng 150 chữ) bày tỏ quan điểm của bạn về sự thuỷ chung trong tình yêu.

Xem lời giải >>
Bài 17 :

Lập dàn ý cho bài văn nghị luận bàn về vấn đề: Bạn có thực sự vô can trước một số điều chưa tốt đẹp đã và đang diễn ra trong cuộc sống?

Xem lời giải >>