Đề bài

Viết đoạn văn (khoảng 150 chữ) trình bày một mục tiêu của bạn trong tương lai và những giải pháp để đạt được mục tiêu ấy. Hãy giải thích nghĩa của hai từ ngữ trong đoạn văn và cho biết bạn đã giải thích theo cách nào.

 

Phương pháp giải

Lập dàn bài, tìm ý và phát triển thành đoạn văn hoàn chỉnh trình bày một mục tiêu trong tương lai và những giải pháp để đạt được mục tiêu ấy. Đoạn văn cần đầy đủ các ý, đạt tiêu chuẩn của một đoạn văn.

 
Lời giải của GV Loigiaihay.com

Dàn ý 

A. MB: 

- Dẫn dắt, giới thiệu về chủ đề, yêu cầu của đề bài : trình bày về một mục tiêu trong tương lai và những giải pháp để đạt được mục tiêu ấy.

B.TB: 

1. Giải thích: 

- Mục tiêu: là những suy nghĩ, hành động tích cực của con người, hướng đến những điều tốt đẹp và cao cả. Mục tiêu ảnh hưởng quan trọng đến suy nghĩ và hành động của giới trẻ đặc biệt là các bạn thanh niên hiện nay.

2. Biểu hiện: 

- Người có mục tiêu sống là người biết phấn đấu, vươn lên trong cuộc sống của mình, nỗ lực hết sức -để mong muốn đạt được những thành tựu cho riêng mình. Khi vấp ngã họ không chán nản, buông xuôi mà tìm cách đứng dậy để đi tiếp con đường mình đã chọn.

- Người có mục tiêu sống còn là người biết yêu thương những người xung quanh, luôn muốn lan tỏa những thông điệp tích cực ra xã hội, làm cho xã hội này tốt đẹp hơn. Việc sống có mục tiêu mang đến cho con người nhiều lợi ích, ý nghĩa tốt đẹp: nó giúp ta đạt những thành quả sau bao nỗ lực, cố gắng. 

3. Phản đề: 

- Những người có ước mơ nhưng không cố gắng thực hiện mà chỉ hão huyền, viển vông về một cuộc sống tốt đẹp hơn,… những người này đáng bị phê phán, chỉ trích.

4. Liên hệ: 

 - Mục tiêu sống của mỗi người là không giống nhau, tuy nhiên nếu tất cả cùng cố gắng, chúng ta sẽ xây dựng được một đất nước vững mạnh. Không một ai là hoàn hảo, nhưng khi ta biết cố gắng hoàn thiện bản thân và vươn lên phía trước, chúng ta sẽ đạt được những thành quả xứng đáng với công sức bỏ ra.

- Mỗi người hãy xác định cho mình một mục tiêu có tác động ý nghĩa to lớn đến mình và cố gắng thực hiện những mục tiêu đó thật tốt để thấy cuộc sống ý nghĩa hơn.

Đoạn văn mẫu 1: 

Cuộc sống sẽ trở nên vô nghĩa nếu bạn sống mà không biết bản thân mình cần gì, muốn gì và sẽ trở thành người như thế nào. Chính vì thế, chúng ta có thể khẳng định mục tiêu sống có vai trò và ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với cuộc sống con người. Mục tiêu sống là những suy nghĩ, kim chỉ nam, là ước mơ, khao khát mà con người muốn đạt được thành tựu tốt đẹp trong cuộc sống cũng như chạm tay đến thành công. Mỗi người cần có cho mình một mục tiêu sống rõ ràng và cố gắng thực hiện hóa lí tưởng đó. Người sống có mục tiêu, lí tưởng là những người biết phấn đấu, vươn lên trong cuộc sống của mình, nỗ lực hết sức để mong muốn đạt được những thành tựu cho riêng mình; khi vấp ngã không chán nản, buông xuôi mà tìm cách đứng dậy sau vấp ngã để đi tiếp con đường mình đã chọn. Mục tiêu sống là động lực để con người vươn lên, tạo dựng cho mình những giá trị tốt đẹp, hướng chúng ta đến những điều hay lẽ phải, tránh xa cái xấu, cái ác. Người sống không có mục tiêu chỉ là tồn tại, sẽ cảm thấy cuộc đời thật nhàm chán, không có gì thú vị, lâu dần dẫn đến suy nghĩ và hành vi tiêu cực. Mục tiêu sống mang lại nhiều lợi ích cho con người, nó khiến cho chúng ta tốt hơn, rèn luyện được những đức tính tốt đẹp khác cũng như mang con người đến gần nhau hơn. Mỗi người học sinh là người chủ nhân tương lai của đất nước, chính vì thế chúng ta trước hết phải sống có ước mơ, hoài bão, nỗ lực học tập, trau dồi bản thân để thực hiện ước mơ đó. Tiếp đến là sống chan hòa, yêu thương mọi người, bỏ qua cái tôi cá nhân để hướng đến cái ta chung để cống hiến nhiều hơn cho xã hội. Cuộc đời quá ngắn để lãng phí cũng như vô định. Mỗi người hãy xác định cho mình một mục tiêu có tác động ý nghĩa to lớn đến mình và cố gắng thực hiện những mục tiêu đó thật tốt để thấy cuộc sống ý nghĩa hơn.

Đoạn văn mẫu 2: 

Mỗi người trẻ chúng ta được sống trong nền hòa bình và tự do như hiện nay là một điều vô cùng may mắn. Nhưng không vì thế mà chúng ta bàng quang với xã hội mà ngay cả trong thời bình, chúng ta cũng cần có trách nhiệm với que hương đất nước, trách nhiệm này trong suy nghĩ của mỗi người là khác nhau, tuy nhiên, là thanh niên, chúng ta cần sống có cho mình mục tiêu sống. Mục tiêu sống là những suy nghĩ, hành động tích cực của con người, hướng đến những điều tốt đẹp và cao cả. Mục tiêu sống ảnh hưởng quan trọng đến suy nghĩ và hành động của giới trẻ đặc biệt là các bạn thanh niên hiện nay. Một lí tưởng sống, mục tiêu sống tốt đẹp của thanh niên hiện nay đó chính là việc cố gắng học tập, tu dưỡng đạo đức, vươn lên trong công việc để bản thân mình phát triển hơn. Người có mục tiêu sống là người biết phấn đấu, vươn lên trong cuộc sống của mình, nỗ lực hết sức để mong muốn đạt được những thành tựu cho riêng mình. Khi vấp ngã họ không chán nản, buông xuôi mà tìm cách đứng dậy để đi tiếp con đường mình đã chọn. Bên cạnh đó, người có mục tiêu sống còn là người biết yêu thương những người xung quanh, luôn muốn lan tỏa những thông điệp tích cực ra xã hội, làm cho xã hội này tốt đẹp hơn. Việc sống có mục tiêu mang đến cho con người nhiều lợi ích, ý nghĩa tốt đẹp: nó giúp ta đạt những thành quả sau bao nỗ lực, cố gắng. Ngoài ra, chúng ta còn tôi luyện những phẩm chất quý giá: chăm chỉ, cần cù, lạc quan… khiến ta được người khác yêu thương, tin tưởng và học tập theo. Tuy nhiên, trong xã hội hiện nay vẫn còn nhiều người sống không có ước mơ, hoài bão, vô cảm, bàng quang với cuộc sống của mình và với vận mệnh chung của đất nước. Lại có những người có ước mơ nhưng không cố gắng thực hiện mà chỉ hão huyền, viển vông về một cuộc sống tốt đẹp hơn,… những người này đáng bị phê phán, chỉ trích. Mục tiêu sống của mỗi người là không giống nhau, tuy nhiên nếu tất cả cùng cố gắng, chúng ta sẽ xây dựng được một đất nước vững mạnh. Không một ai là hoàn hảo, nhưng khi ta biết cố gắng hoàn thiện bản thân và vươn lên phía trước, chúng ta sẽ đạt được những thành quả xứng đáng với công sức bỏ ra.

Các bài tập cùng chuyên đề

Bài 1 :

Tìm ở phần cước chú hai văn bản Bài ca ngất ngưởng và Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc các trường hợp có thể minh hoạ cho một số cách giải thích nghĩa của từ được nêu ở phần Tri thức ngữ văn.   

Xem lời giải >>
Bài 2 :

Trong những cước chú tìm được theo bài tập 1, cách giải thích nào đối với nghĩa của từ được sử dụng nhiều hơn? Hãy lí giải nguyên nhân.  

Xem lời giải >>
Bài 3 :

Chỉ ra những trường hợp cước chú cụ thể mà ở đó người biên soạn đã sử dụng phối hợp ít nhất hai cách giải thích nghĩa của từ.

Xem lời giải >>
Bài 4 :

Chọn một số từ có cước chú ở các văn bản đọc trong bài và giải thích chúng theo cách khác so với cách đã được sử dụng. Tự đánh giá về cách giải thích mà bạn vừa thực hiện. 

Xem lời giải >>
Bài 5 :

Vì sao trong các từ điển, bên cạnh việc giải thích nghĩa của từ, người ta thường nêu một số câu có sử dụng từ đó làm ví dụ?  

Xem lời giải >>
Bài 6 :

Khi phân tích cái hay của những từ được dùng trong văn bản văn học, tại sao ta chưa thể thoả mãn với việc dùng từ điển để tìm hiểu nghĩa của chúng?  

Xem lời giải >>
Bài 7 :

Từ già trong các ngữ cảnh sau mang nghĩa gì? Hãy giải thích nghĩa của từ già theo những cách khác nhau mà em biết.

 
Xem lời giải >>
Bài 8 :

Hãy giải thích nghĩa của từ say và cho biết trong mỗi trường hợp đó, từ được sử dụng với nghĩa gốc hay nghĩa chuyển?

 
Xem lời giải >>
Bài 9 :

Hãy trình bày và sắp xếp lại các tài liệu tham khảo dưới đây cho đúng.

 
Xem lời giải >>
Bài 10 :

Tìm và sắp xếp 5 – 10 tài liệu tham khảo (bài viết, sách tham khảo,...) phục vụ cho báo cáo nghiên cứu về nội dung và nghệ thuật trong Truyện Kiều của Nguyễn Du. 

 
Xem lời giải >>
Bài 11 :

Chọn ba chú thích giải thích nghĩa của từ trong văn bản Ai đã đặt tên cho dòng sông ? (Hoàng Phủ Ngọc Tường) và cho biết mỗi chú thích đã giải nghĩa từ theo cách nào.

 
Xem lời giải >>
Bài 12 :

Xác định cách giải nghĩa của từ được dùng trong những trường hợp sau:

a. Lâu bền: lâu dài và bền vững.

b. Dềnh dàng: chậm chạp, không khẩn trương, để mất nhiều thì giờ vào những việc phụ hoặc không cần thiết.

c.Đen nhánh: đen và bóng đẹp, có thể phản chiếu ánh sáng được.

d. Tê (từ ngữ địa phương) : kia

đ. Kiến thiết: kiến (yếu tố Hán Việt) có nghĩa là “xây dựng”, chế tạo, “thiết’ (yếu tố Hán Việt) có nghĩa là “bày ra, sắp đặt” ; “kiến thiết” có nghĩa là xây dựng (theo quy mô lớn).

 
Xem lời giải >>
Bài 13 :

Điền các từ đăm đăm, giao thương, nghi ngại vào chỗ trống tương ứng với phần giải thích nghĩa phù hợp:

a .... giao lưu buôn bán nói chung.

b...... nghi ngờ, e ngại; chưa dám có thái độ, hành động rõ ràng.

c....... có sự tập trung chú ý hay tập trung suy nghĩ rất cao, hướng về một phía hay một cái gì đó.

Xem lời giải >>
Bài 14 :

Theo bạn, phần giải thích nghĩa các từ ấp iu và âm u dưới đây đã chính xác chưa? Vì sao?

Xem lời giải >>
Bài 15 :

Giải thích nghĩa của từ in đậm trong các câu sau và cho biết bạn đã chọn cách giải thích nghĩa nào.

a. Những ngọn đồi này tạo nên những mảng phản quang nhiều màu sắc trên nền trời tây nam thành phố, "sớm xanh, trưa vàng, chiều tím" như người Huế thường miêu tả.
(Hoàng Phủ Ngọc Tường, Ai đã đặt tên cho dòng sông?)
b. Đầu và cuối ngõ thành phố, những nhánh sông đào mang nước sông Hương tỏa đi khắp phố thị, với những cây đa, cây dừa cổ thụ tỏa vầng lá u sầm xuống những xóm thuyền xúm xít; từ những nơi ấy, vẫn lập lòe trong đêm sương những ánh lửa thuyền chài của một linh hồn mô tê xưa cũ mà không một thành phố hiện đại nào còn nhìn thấy được.
(Hoàng Phủ Ngọc Tường, Ai đã đặt tên cho dòng sông?)
c. Những chiếc lá non đu đưa trong gió tưởng như có tiếng chuông chùa huyền hoặc vọng về từ cõi thanh cao u tịch.
(Đỗ Phấn, Cõi lá)
Xem lời giải >>
Bài 16 :

Giải thích nghĩa của những từ sau và xác định cách giải thích nghĩa đã dùng.

a. Bồn chồn
b. Trầm mặc
c. Viễn xứ
d. Nhạt hoét
 
Xem lời giải >>
Bài 17 :

Từ việc đọc các văn bản trên, hãy viết đoạn văn (khoảng 150 chữ) để chia sẻ về một thông điệp có ý nghĩa nhất mà em nhận được từ thiên nhiên. Sau đó, chọn một từ bất kì trong đoạn văn để giải thích nghĩa và xác định cách giải thích đã dùng.

 
Xem lời giải >>
Bài 18 :

Giải thích nghĩa của các từ in đậm trong trường hợp sau. Chỉ ra cách giải thích từ ngữ mà bạn đã sử dụng.

Xem lời giải >>
Bài 19 :

Từ điển tiếng Việt (Hoàng Phê chủ biên) đã giải thích các nghĩa của từ “quả” (danh từ) như sau.

a. Trong các nghĩa của từ “quả”, nghĩa nào là nghĩa gốc, nghĩa nào là nghĩa chuyển?

b. Các nghĩa của từ ‘quả” được giải thích theo cách nào?

Xem lời giải >>
Bài 20 :

Phần giải thích nghĩa của các từ sau đây có chính xác hay chưa? Vì sao?

Xem lời giải >>
Bài 21 :

Từ già trong các ngữ cảnh sau mang nghĩa gì? Hãy giải thích nghĩa của từ già theo những cách khác nhau mà em biết.

Xem lời giải >>
Bài 22 :

Hãy giải thích nghĩa của từ say (hoặc yếu tố say trong từ phức) trong các câu sau và cho biết trong mỗi trường hợp, từ được sử dụng với nghĩa gốc hay nghĩa chuyển.

Xem lời giải >>
Bài 23 :

Giải thích nghĩa của các từ in đậm xuất hiện trong các ngữ cảnh sau và chỉ ra từ nào được dùng với nghĩa chuyển, từ nào được dùng với nghĩa gốc.

Xem lời giải >>
Bài 24 :

Hãy chọn đáp án đúng trong các trường hợp giải nghĩa từ dưới đây:

Xem lời giải >>
Bài 25 :

Tìm và sắp xếp 5 - 10 tài liệu tham khảo (bài viết, sách nghiên cứu…) phục vụ cho báo cáo nghiên cứu về nội dung và nghệ thuật truyện ngắn Chí Phèo của Nam Cao.

Xem lời giải >>