Đề bài

Đọc trước văn bản Sao băng và tìm hiểu thêm về hiện tượng tự nhiên này từ các nguồn thông tin khác nhau.

Phương pháp giải

Đọc trước văn bản và tìm hiểu thêm về hiện tượng sao băng

Lời giải của GV Loigiaihay.com

Cách 1

Một số thông tin tìm hiểu thêm về sao băng: Sao băng, hay sao sa, là đường nhìn thấy của các thiên thạch và vẫn thạch khi chúng đi vào khí quyển Trái Đất (hoặc của các thiên thể khác có bầu khí quyển). Trên Trái Đất, việc nhìn thấy đường chuyển động của các thiên thạch này là do nhiệt phát sinh ra bởi áp suất nén khi chúng đi vào khí quyển. (Lưu ý là rất nhiều người cho rằng đó là do ma sát, tuy nhiên ma sát ở các tầng cao của khí quyển là không đủ lớn để có thể làm nóng thiên thạch đến mức phát sáng, do mật độ không khí ở đây rất loãng).

Cách 2

Sao băng, hay sao sa, là đường nhìn thấy của các thiên thạch và vẫn thạch khi chúng đi vào khí quyển Trái Đất (hoặc của các thiên thể khác có bầu khí quyển).

Cách 3

- Một số thông tin thêm về hiện tượng sao băng:

+ Quan niệm của con người về điềm báo sao băng: Cách đây hơn 2.000 năm, người Hy Lạp đã nhìn thấy sao băng và có những ghi chép về hiện tượng kỳ bí này. Tuy nhiên, những quan niệm về ý nghĩa sao băng vào thời điểm đó vẫn chưa xuất hiện. Thậm chí, nhà bác học Aristotle (384 - 322 TCN) còn sử dụng những lập luận khoa học để truy tìm ra nguồn gốc của sao băng. Theo ông, sao băng đơn thuần chỉ là kết quả tương tác giữa gió, đất, bụi, tạo ra các vệt lửa trên bầu trời tương tự như sấm sét.

 Mãi cho đến thời kỳ La Mã, những quan niệm tâm linh mới xuất hiện và được gắn với hiện tượng này. Họ cho rằng mỗi ngôi sao trên bầu trời là một ngọn nến được các thiên thần thắp sáng, tượng trưng cho sinh mạng của một con người. Khi một ngôi sao rơi xuống cũng đồng nghĩa với việc có một người vừa mất đi. Do đó, sao băng còn được gọi là sao sa hay sao đổi ngôi. Có một sự trùng hợp ngẫu nhiên của hiện tượng này là vào thời gian con tàu Titanic huyền thoại chìm xuống đáy đại dương cũng đã xuất hiện một cơn mưa sao băng. Ngoài ra, một số người còn nghĩ rằng hiện tượng sao băng xuất hiện có thể là do phù thủy làm phép. Chính vì thế mà cũng có nhiều quan điểm cho rằng sao băng tượng trưng cho điềm báo xấu, tương tự như sao chổi. Đối với người phương Đông, sao băng gắn liền với rất nhiều ý nghĩa khác nhau. Trong đó,  người Trung Quốc cho rằng sao băng tượng trưng cho rồng hạ thế hay sứ giả của trời được phái xuống trần gian. Còn với người Trung Á, sao băng đôi khi là điềm báo cho thảm họa nhưng thỉnh thoảng cũng có thể là sự giàu có. Tuy nhiên, quan niệm về ý nghĩa của sao băng được nhiều người biết đến nhất là chúng tượng trưng cho điều ước. Nếu bạn ước nguyện một điều gì đó vào lúc có sao băng rơi, điều ước ấy sẽ thành hiện thực.

Các bài tập cùng chuyên đề

Bài 1 :

Vì sao văn bản Sao băng được coi là văn bản thông tin giải thích một hiện tượng tự nhiên?

Xem lời giải >>
Bài 2 :

Hiện tượng tự nhiên được giới thiệu trong văn bản Sao băng là hiện tượng nào?

Xem lời giải >>
Bài 3 :

Bố cục của văn bản Sao băng gồm mấy phần? Nội dung chính của mỗi phần là gì?

Xem lời giải >>
Bài 4 :

Văn bản Sao băng triển khai thông tin theo cách nào?

Xem lời giải >>
Bài 5 :

Qua văn bản Sao băng, em hiểu thêm những gì về hiện tượng được giới thiệu?

Xem lời giải >>
Bài 6 :

Em đã thấy hiện tượng sao băng chưa? Em nghĩ gì về hiện tượng này? Hãy chuẩn bị để chia sẻ với bạn khi học bài này.

Xem lời giải >>
Bài 7 :

Đoạn sa pô trong văn bản Sao băng cho biết những gì?

Xem lời giải >>
Bài 8 :

Các đề mục in đậm nghiêng trong văn bản Sao băng khác để mục in đậm trước đó ở chỗ nào?

Xem lời giải >>
Bài 9 :

Chú ý các nguyên nhân xuất hiện mưa sao băng trong văn bản Sao băng

Xem lời giải >>
Bài 10 :

Nội dung chính của văn bản Sao băng là gì?

Xem lời giải >>
Bài 11 :

Theo văn bản Sao băng, khi nào khó xem được sao băng?

Xem lời giải >>
Bài 12 :

Trong văn bản Sao băng, người viết có tin vào điềm xấu hoặc điềm lành khi thấy sao băng không?

Xem lời giải >>
Bài 13 :

Vì sao người ta lại ước khi nhìn thấy sao băng?

Xem lời giải >>
Bài 14 :

Những thông tin chính mà văn bản Sao băng cung cấp là gì? Em dựa vào đâu để nhận biết nhanh các thông tin ấy?

Xem lời giải >>
Bài 15 :

Người viết đã triển khai ý tưởng và thông tin trong văn bản Sao băng theo cách nào? Tóm tắt các thông tin chính trong văn bản Sao băng bằng một sơ đồ tư duy.

Xem lời giải >>
Bài 16 :

Sao băng và mưa sao băng khác nhau thế nào? Theo bài viết, vì sao có sao băng và mưa sao băng?

Xem lời giải >>
Bài 17 :

Có nhiều cách nhìn nhận về hiện tượng sao băng. Dựa vào nội dung văn bản Sao băng, em hãy nêu cách hiểu của em về hiện tượng này.

Xem lời giải >>
Bài 18 :

Nếu có lần thấy sao băng, em sẽ ước nguyện điều gì? Vì sao lại ước nguyện điều đó?

Xem lời giải >>
Bài 19 :

Theo em, vì sao văn bản Sao băng lại được coi là văn bản giải thích một hiện tượng tự nhiên?

Xem lời giải >>
Bài 20 :

Xác định những phương án trả lời đúng cho câu hỏi: Vì sao văn bản Sao băng là văn bản thông tin giải thích một hiện tượng tự nhiên?

 
Xem lời giải >>
Bài 21 :

Tóm tắt nội dung chính của văn bản Sao băng bằng 1 - 2 câu ngắn gọn.  

 
Xem lời giải >>
Bài 22 :

Sao băng và mưa sao băng khác nhau thế nào? Theo bài viết, vì sao có sao băng và mưa sao băng?

 
Xem lời giải >>
Bài 23 :

Sao băng và mưa sao băng khác nhau thế nào? Theo bài viết, vì sao có sao băng và mưa sao băng?

 
Xem lời giải >>
Bài 24 :

Có nhiều cách nhìn nhận về hiện tượng sao băng. Dựa vào nội dung văn bản Sao băng, em hãy nêu cách hiểu của em về hiện tượng này.

 
Xem lời giải >>
Bài 25 :

Nếu có lần thấy sao băng, em sẽ ước nguyện điều gì? Vì sao lại ước nguyện điều đó?

 
Xem lời giải >>
Bài 26 :

Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới: 

(ĐSPL - Ở Việt Nam tuy rất ít vùng có tuyết rơi, chủ yếu chỉ trên Sa Pa mới có tuyết nhưng hiện tượng này không còn xa lạ gì với chúng ta. Tuyết là một dạng kết tủa của các tinh thể nước đá, hình thành dưới áp suất thấp của không khí Trái Đất. Vậy tại sao mùa đông có tuyết rơi?)

Sự hình thành tuyết rơi 

Không khí trên cao, nhiệt độ thấp, điều này khiến hơi nước ở những đám mây kết dính lại với nhau tạo thành những bông tuyết nhỏ. Dần dần, nhiều dẫn đến nặng, không khí không thể lưu thông và kéo mây tiếp, dẫn đến hiện tượng tuyết rơi. 

Các bông tuyết được hình thành ở nơi lạnh nhất của đám mây. Tuyết cơ bản được hình thành từ những hạt nước nhỏ li ti kết tủa thành. Các tinh thể nước đá trên mây kết hợp lại ở nhiệt độ thấp, đóng băng ngay khi nhiệt độ đủ thấp, tạo thành các bông tuyết và rơi khi đủ nặng. 

Nhiệt độ trên máy cũng thấp, hạt bảng kết tủa tại đẩy sẽ cùng đẹp, với các hình dạng như mũi kim, hình trụ, hình tầm và dù có hình dạng nào đi nữa thì bông tuyết cũng luôn có sáu chỉ giác đặc trưng tạo nên vẻ long lanh cho bóng tuyết Khi nghiên cứu sự hình thành của bông tuyết, các nhà khoa học cho biết, sự kết hợp đơn giản giữa các phối nước chưa thể tạo ra những bông tuyết đối xứng mà trong thời gian tuyết rơi, bay trong không trung, bản thân các bông tuyết luôn quay xung quanh trục của chính nó. Bởi vậy, nó luôn rất cân xứng và giữ được hình lục giác trong quá trình vận động khi rơi xuống đất.

Tại sao mùa đông có tuyết rơi?

Nhiều người nhầm tưởng rằng càng lạnh thì tuyết cùng rơi. Điều này không đúng. tuyết chỉ rơi khi trong không khí còn một lượng hơi nước nhất định. Không khí càng lạnh, bầu trời càng giữ được ít hơi nước, nên nhiệt độ tuyết rơi phù hợp là — 10 độ C, nhiệt độ này ở trên các đám mây bắt đầu xuất hiện các tỉnh thể tuyết, kết hợp với nhau tạo thành tuyết rơi xuống đất.

Tuyết rơi vào mùa đông khá có lợi cho sản xuất và cuộc sống ở các nước có nhiệt độ thấp. Bởi lí do là sau khi tuyết rơi, không khí ẩm, có lợi cho sức khỏe con người, có thể làm cho các loại sâu bệnh chết. Tuy nhiên, đối với Việt Nam thì tuyết rơi không hề tốt, bởi Việt Nam thuộc nước nhiệt đới, tuyết rơi ảnh hưởng rất nhiều đến cuộc sống con người về sức khỏe, sản xuất,...

Hi vọng bài viết trên đây đã giúp bạn hiểu rõ nguyên nhân tại sao mùa đông có tuyết rơi cũng như hiểu được quá trình hình thành những bông tuyết xinh đẹp. 

(Theo Trang Trịnh, doisongphapluat.com)

a) Văn bản trên nêu lên nội dung gì? Em hãy đặt nhan đề cho văn bản. 

b) Vì sao văn bản trên được coi là văn bản thông tin giải thích một hiện tượng tự nhiên? 

c) Mục đích của văn bản trên là gì? Mục đích ấy thể hiện ở câu văn hoặc đoạn văn nào trong văn bản? 

 
Xem lời giải >>
Bài 27 :

Không tính sa pô thì văn bản Sao băng được chia thành mấy phần chính?

Xem lời giải >>
Bài 28 :

Câu nào sau đây trong văn bản Sao băng không đúng về sao băng?

Xem lời giải >>
Bài 29 :

Đoạn sa pô trong văn bản Sao băng có nội dung gì?

Xem lời giải >>
Bài 30 :

Vì sao văn bản Sao băng lại được coi là văn bản giải thích một hiện tượng tự nhiên?

Xem lời giải >>