Sau khi đọc xong truyện Người mẹ vườn cau, tác giả Nguyễn Ngọc Tư đã đem tới chúng ta thông điệp vô cùng sâu sắc và ý nghĩa về truyền thống “uống nước nhớ nguồn” của dân tộc. Nhờ có công lao to lớn của những thế hệ đi trước, không ngại gian khổ, hiểm nguy đến tính mạng, mà chúng ta có được cuộc sống như ngày hôm nay, một cuộc sống không có chiến tranh, bom đạn, đau thương và mất mát. Từ đó, văn bản dăn dạy chúng ta cần có lòng biết ơn đến những anh hùng đã hi sinh cho nền độc lập nước nhà, đồng thời cần tích cực rèn luyện bản thân để góp phần xây dựng đất nước giàu mạnh, vững chắc.
Có người cho rằng, qua truyện ngắn Người mẹ vườn cau, tác giả muốn nhắn gửi đến người đọc thông điệp về truyền thống “uống nước nhớ nguồn” của dân tộc. Ý kiến của em như thế nào? (Trình bày thành đoạn văn khoảng 8 – 10 dòng).
Bày tỏ ý kiến và lí giải hợp lí
Cách 1
Qua văn bản “Người mẹ vườn cau”, tác giả Nguyễn Ngọc Tư muốn gửi gắm đến người đọc thông điệp về truyền thống “uống nước nhớ nguồn” của dân tộc. Lòng biết ơn đã trở thành một truyền thống tốt đẹp của chúng ta. Thế kỉ XX, đất nước ta phải trải qua hai cuộc chiến lớn để lại nhiều mất mát, đau thương cho con người Việt Nam. Đã có rất nhiều người hy sinh mạng sống của mình cho độc lập dân tộc trong đó còn có những người mẹ gạt nước mắt tiễn con ra trận. Khi hoà bình lập lại, con người quá mải mê với cơm áo gạo tiền mà quên đi quá khứ thế nhưng quá khứ ấy vẫn luôn vẹn nguyên, thuỷ chung giống như hình ảnh người mẹ vườn cau ngày ngày chờ đợi những cựu chiến binh đến thăm bà lúc tuổi già. Văn bản cũng là lời cảnh tỉnh với những ai đã quên đi quá khứ, chúng ta cần phải biết ơn thế hệ trước đã cho ta cuộc sống như ngày hôm nay.
Cách 2
Các bài tập cùng chuyên đề
Đọc trước văn bản Người mẹ vườn cau, tìm hiểu thêm thông tin về nhà văn Nguyễn Ngọc Tư.
Hãy nhớ lại một tác phẩm viết về người mẹ, người bà có chủ đề gần với văn bản này để giới thiệu với các bạn.
Nhận biết các từ là trợ từ, thán từ trong văn bản Người mẹ vườn cau
Phần (3) văn bản Người mẹ vườn cau đã gợi mở những vấn đề gì?
Truyện ngắn trên viết về đề tài gì? Giải thích nhan đề Người mẹ vườn cau.
Theo em, chủ đề của truyện ngắn Người mẹ vườn cau là gì?
Truyện Người mẹ vườn cau được kể theo ngôi thứ mấy? Ngôi kể ấy có tác dụng như thế nào?
Cốt truyện của văn bản Người mẹ vườn cau có gì đáng chú ý?
Hình ảnh “người mẹ vườn cau” đã được tái hiện với những chi tiết tiêu biểu nào? Em ấn tượng với chi tiết nào nhất? Vì sao?
Nêu một số thông tin về nhà văn Nguyễn Ngọc Tư mà em tìm hiểu được. Theo em, những thông tin nào là cần thiết để hiểu văn bản Người mẹ vườn cau?
Theo em, cốt truyện Người mẹ vườn cau thuộc dạng nào dưới đây?
Truyện Người mẹ vườn cau được kể theo ngôi thứ mấy? Ngôi kể ấy có tác dụng như thế nào?
Cốt truyện của văn bản Người mẹ vườn cau có gì đáng chú ý?
Hình ảnh "người mẹ vườn cau" đã được tái hiện với những chi tiết tiêu biểu nào? Em ấn tượng với chi tiết nào nhất? Vì sao?
Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới:
Bà nội dẫn tôi ra vườn, cái nắng sau mưa nồng ngả vàng pha sắc đỏ, những giọt nước còn đọng lại trên tán lá non. Ở đây cái gì cũng chín, từ trái mít, trái đu đủ, trái chanh, đến cả buồng cau. Trái chín đỏ lừ bên hông cau trắng muốt, tóc Nội cũng trắng phau phau, bà nắm tay tôi, bàn tay bà nhăn nheo, gân guốc. Đêm hôm ấy bà mắc mùng cho tôi ngủ, giường lạ ngủ không được. Ba kể hồi trước, ba cùng hai chú ở trên bàn thờ là đồng chí của nhau, các chú ấy hiên ngang và anh dũng lắm, ba bảo Nội là một bà mẹ anh hùng. Tôi hơi bất ngờ, lẽ ra anh hùng phải là cao to, đẹp khỏe chứ!
- Vậy Nội có súng không ba?
- Nội bán ve chai.
- Bán ve chai cũng là anh hùng hở ba?
- Ừ Nội gánh giỏ đi đầu làng cuối xóm. Nội đưa thư cho ba, Nội mang thức ăn, tin tức.
Ba vuốt đầu tôi, cái tay nặng chịch.
- Giá mà các chú ấy còn sống, bây giờ Nội đã có cháu, đâu phải sống một mình.
Tôi nghe gai gai người, nhớ cái dáng còm cõi, nụ cười phúc hậu, đôi mắt già nua nheo nheo. Trông ra ngoài, thấy bóng còng còn in trên vách, tôi nhổm dậy, "con ra ngủ với bà nghe ba".
(Trích Người mẹ vườn cau - Nguyễn Ngọc Tư)
a. Dựa vào đoạn trích trên, hãy cho biết: "Người mẹ vườn cau" là ai?
b. "Ở đây cái gì cũng chín...". Vì sao trong các thứ "chín" ấy, có cả "tóc nội cũng trắng phau phau". Em hiểu nghĩa của từ "chín" ở câu này là gì?
c. Người kể đã hiểu nhầm từ "anh hùng" như thế nào? Em hiểu vì sao bà mẹ vườn cau lại là một anh hùng?
Ai là tác giả của văn bản “Người mẹ vườn cau”?
Trong văn bản Người mẹ vườn cau, “nội vườn cau” là:
Câu nào sau đây đúng về “nội vườn cau” trong văn bản Người mẹ vườn cau?
Trong văn bản Người mẹ vườn cau, hôm nhân vật “tôi” về thăm quê là dịp gì?
Nội dung chính của phần 1 văn bản Người mẹ vườn cau là gì?
Nội dung của phần (2) văn bản Người mẹ vườn cau là gì?
Câu văn nào trong văn bản Người mẹ vườn cau cho thấy nội vườn cau rất quan tâm đến con cháu?
Lời thoại của chú Biểu trong văn bản Người mẹ vườn cau có mục đích gì?
Trong văn bản Người mẹ vườn cau, đâu không phải chi tiết cho thấy nội rất yêu quý “tôi”?
Trong văn bản Người mẹ vườn cau, tại sao lúc ban đầu “tôi” không nghĩ nội là một anh hùng?