Thủ pháp trào phúng nào được sử dụng trong hai câu luận bài thơ Tự trào 1? Tác dụng của việc sử dụng thủ pháp này?
Vận dụng kĩ năng đọc hiểu
Cách 1
- Thủ pháp trào phúng: Dùng lời lẽ kín đáo, cách nói ngược để cười nhạo, mỉa mai
- Tác dụng: thể hiện sự tinh tế trong cách viết của tác giả, nhẹ nhàng mà thâm sâu, tác giả tự họa chính bản thân nhưng đằng sau đó chính là bức tranh xã hội xã hội phong kiến với nhiều bất cập, làm hạn chế tài năng của người tài. Sự bất mãn trước thời cuộc.
Cách 2- Thủ pháp trào phúng: lời lẽ kín đáo, cách nói ngược để cười nhạo, mỉa mai
- Tác dụng: thể hiện sự tinh tế trong cách viết của tác giả, nhẹ nhàng mà thâm sâu.
Cách 3Việc sử dụng lối nói hóm hỉnh, giễu nhại với những động từ như “vểnh râu, lên mặt”, danh từ “phụ lão, dáng văn thân” đã giúp tác giả bày tỏ “sự cảm thấy không phải với chính mình” (Trần Đình Sử), bất lực với chính mình. Tiếng cười ở đây mang ý nghĩa giải thoát cho sự bức bách, bất lực trước hoàn cảnh của Trần Tế Xương.
Cách 4Trào phúng là thủ pháp nghệ thuật được xây dựng dựa trên những tương phản, đối lập, mâu thuẫn từ đó làm bật lên tiếng cười mỉa mai, châm biếm. Đồng thời cũng làm nên giáo trị phê phán, tố cáo sâu sắc với hiện thực xã hội, con người trong tác phẩm
Các bài tập cùng chuyên đề
Tìm những từ ngữ, hình ảnh mà tác giả đã sử dụng để tự phác họa bức chân dung về bản thân trong sáu câu thơ đầu bài thơ Tự trào 1. Bức chân dung đó như thế nào? (làm vào vở).
Theo em, tác giả đã thể hiện tình cảm, cảm xúc gì trong hai câu thơ cuối bài thơ Tự trào 1? Điều đó giúp ta hiểu gì về nhà thơ?
Chủ đề của bài thơ Tự trào 1 là gì? Hãy phân tích một số căn cứ giúp em xác định được chủ đề.
Thông qua bài thơ Tự trào 1, tác giả muốn gửi đến người đọc thông điệp gì?