Tình cảm, cảm xúc của tác giả được thể hiện như thế nào trong bài thơ Bạn đến chơi nhà? Nêu bằng chứng để làm rõ ý kiến của em.
Vận dụng kĩ năng đọc hiểu
Cách 1
Tình cảm, cảm xúc của tác giả được thể hiện trong bài thơ là tình cảm yêu mến, quý trọng với những người bạn của mình. Câu thơ cuối cùng của bài thơ thể hiện điều đó, “ta với ta” chỉ cần có tôi và bạn, có tình cảm giữa chúng ta là đủ tất cả.
Cách 2- Tình cảm yêu mến, quý trọng với những người bạn của mình.
- Căn cứ: câu thơ cuối cùng của bài thơ.
Cách 3– Tình cảm trân trọng, yêu quý bạn.
– Phân tích: Dù tác giả than cảnh khó không có gì thết đãi bạn ở bảy câu thơ đầu, nhưng câu thơ cuối với cách dùng đại từ “ta” độc đáo đã cho thấy tình cảm thắm thiết của tác giả với bạn, tuy hai mà là một: ta với ta.
Cách 4Bài thơ được lặp ý bằng cách dựng lên một tình huống hoàn toàn không có gì tiếp bạn để rồi kết lại một câu: “Bác đến chơi đây, ta với ta!” nhưng thể hiện được tình bạn đậm đà thắm thiết.
Chi tiết:
Đã bấy lâu nay bác tới nhà
Trẻ thời vắng, chợ thời xa
....
Bác đến chơi đây, ta với ta
Các bài tập cùng chuyên đề
Khi có bạn đến chơi nhà, nhất là bạn lâu ngày gặp lại, chúng ta thường chuẩn bị những gì để tiếp đón?
Bảy câu thơ đầu bài thơ Bạn đến chơi nhà giúp em hình dung điều gì?
“Ta” trong câu thơ cuối bài thơ Bạn đến chơi nhà là những ai?
Tác giả đã sử dụng những từ ngữ, hình ảnh, biện pháp tu từ nào trong bảy câu thơ đầu bài thơ Bạn đến chơi nhà để mô tả gia cảnh của mình khi bạn đến chơi nhà?
Phân tích ý nghĩa của câu thơ cuối bài thơ Bạn đến chơi nhà.
=Tác giả cười ai, cười điều gì? Nêu tác dụng của những thủ pháp nghệ thuật đã tạo nên tiếng cười trong bài thơ Bạn đến chơi nhà.
Nêu chủ đề của bài thơ Bạn đến chơi nhà. Phân tích những căn cứ giúp em xác định được chủ đề ấy.
Cảm hứng chủ đạo của bài thơ Bạn đến chơi nhà là gì?
Viết một đoạn văn (khoảng một trăm năm mươi chữ) trình bày cách hiểu của em về tình bạn chân chính.