Liệt kê một số cụm từ trong văn bản Bến Nhà Rồng năm ấy thể hiện mục đích chuyến đi của nhân vật “anh Ba”.
Vận dụng kĩ năng đọc hiểu
Cách 1
Một số cụm từ trong văn bản thể hiện mục đích chuyến đi của nhân vật “anh Ba” là: Ra nước ngoài, sang Pháp, đuổi hết thực dân Pháp ra khỏi đất nước, giành độc lập, tự do, sang Tây, tìm đường cứu nước, cứu dân
Cách 2Một số cụm từ: Ra nước ngoài, sang Pháp, đuổi hết thực dân Pháp ra khỏi đất nước, giành độc lập, tự do, sang Tây, tìm đường cứu nước, cứu dân.
Khi trò chuyện với anh Tư, anh Ba đã nói đến mục đích chuyến đi qua nhiều cụm từ, câu văn:
– Đuổi Tây ra khỏi nước mình; nỗi khổ của người dân mất nước...
– Quyền lợi tối cao của một dân tộc là độc lập, tự chủ; quyền cơ bản nhất của con người ở trong xã hội là quyền tự do, bình đẳng giữa người với người; sang Pháp để được nhìn tận mắt người dân Pháp họ sống thế nào, đằng sau những cải chữ “tự do, bình đẳng, bác ái” ẩn náu những gì...
Các bài tập cùng chuyên đề
Văn bản Bến Nhà Rồng năm ấy kể về sự việc gì trong cuộc đời của nhân vật “anh Ba”? Đối chiếu văn bản truyện với tiểu sử, niên biểu của lãnh tụ Hồ Chí Minh, chỉ ra một số chi tiết tương đồng, khác biệt
Theo em, nét tính cách nổi bật nhất của nhân vật “anh Ba” được thể hiện trong văn bản Bến Nhà Rồng năm ấy là gì? Phân tích một số chi tiết tiêu biểu để làm rõ ý kiến của mình.
Trong văn bản Bến Nhà Rồng năm ấy, nhân vật “anh Ba” đã trò chuyện, tiếp xúc với những ai? Các cuộc trò chuyện, tiếp xúc ấy có tác dụng như thế nào trong việc thể hiện tính cách của nhân vật “anh Ba”?
Việc sử dụng các danh từ riêng như Cảng Nhà Rồng, Lu-i Ê-đu-a Mai-sen,...; các số liệu về kích cỡ, trọng tải, cấu trúc nội thất tàu Đô đốc La-tu-sơ Tơ-rê-vin;... có tác dụng gì đối với câu chuyện, sự việc được kể?
Viết đoạn văn chia sẻ cảm nhận hoặc làm một bài thơ, vẽ một bức chân dung một trong ba nhân vật: Quang Trung (Quang Trung đại phá quân Thanh), Hoài Văn (Viên tướng trẻ và con ngựa trắng), anh Ba (Bến Nhà Rồng năm ấy...).