Trong Đại Nam quốc sử diễn ca có hai câu lục bát ca ngợi một nhân vật lịch sử thời nhà Trần:
… tuổi trẻ chỉ cao
Cờ đề sáu chữ quyết vào lập công.
Em biết nhân vật ấy là ai, có công trạng gì mà được tôn vinh như vậy hay không? Hãy chia sẻ với các bạn trong lớp.
Vận dụng kiến thức thực tế
Cách 1
Nhân vật đó là Trần Quốc Toản với lá cờ thêu sáu chữ vàng “Phá cường địch báo hoàng ấn”, tuổi trẻ tài cao, đạo mạ phi thường.
Cách 2- Nhân vật đó là Trần Quốc Toản.
- Trần Quốc Toản (1267- 1285) thuộc dòng dõi vua Trần. Cha mất sớm, ông ở với mẹ và được chú là Chiêu Thành Vương dạy dỗ chu đáo. Ngay từ nhỏ, ông đã bộc lộ năng khiếu võ nghệ và lòng quả cảm hơn người, rất ham đọc sách quân sự và có chí lớn. Ông được phong tước Hoài Văn Hầu khi mới 15 tuổi.
- Năm 1282, vua Trần Nhân Tông tổ chức Hội nghị quân sự cấp cao gồm các Vương hầu và tướng lĩnh tại bến Bình Than để bàn kế sách chống giặc Mông - Nguyên. Vì còn ít tuổi nên Trần Quốc Toản không được tham dự Trần Quốc Toản vì hổ thẹn, uất ức đã bóp nát quả cam trong tay lúc nào không biết. Không nản lòng, ông đã tập hợp những người thân thuộc và trai tráng trong vùng thành đạo quân hơn 1000 người tự sắm sửa vũ khí, chiến thuyền và cùng nhau ngày đêm luyện võ, tập trận chờ thời cơ đánh giặc. Đội quân trẻ tuổi của Trần Quốc Toản giương cao lá cờ thêu sáu chữ vàng “Phá cường địch, báo hoàng ân” (phá giặc mạnh, đền ơn vua).
Cách 3Nhân vật đó là Trần Quốc Toản
Trần Quốc Toản (1267- 1285) thuộc dõng dõi vua Trần. Cha mất sớm, ông ở với mẹ và được chú là Chiêu Thành Vương dạy dỗ chu đáo. Ngay từ nhỏ, ông đã bộc lộ năng khiếu võ nghệ và lòng quả cảm hơn người, rất ham đọc sách quân sự và có chí lớn. Ông được phong tước Hoài Văn Hầu khi mới 15 tuổi.
Năm 1282, vua Trần Nhân Tông tổ chức Hội nghị quân sự cấp cao gồm các Vương hầu và tướng lĩnh tại bến Bình Than để bàn kế sách chống giặc Mông - Nguyên. Vì còn ít tuổi nên Trần Quốc Toản không được tham dự Hội nghị để bàn việc quân. Hổ thẹn, uất ức, Trần Quốc Toản đã bóp nát quả cam trong tay lúc nào không biết. Không nản lòng, ông đã tập hợp những người thân thuộc và trai tráng trong vùng thành đạo quân hơn 1000 người tự sắm sửa vũ khí, chiến thuyền và cùng nhau ngày đêm luyện võ, tập trận chờ thời cơ đánh giặc. Đội quân trẻ tuổi của Trần Quốc Toản giương cao lá cờ thêu sáu chữ vàng “Phá cường địch, báo hoàng ân”(phá giặc mạnh, đền ơn vua).
Năm 1285, quân Mông - Nguyên tràn vào nước ta. Lá cờ thêu sáu chữ vàng của Hoài Văn Hầu xuất hiện trên nhiều mặt trận. Trần Quốc Toản đã trực tiếp chỉ huy đội quân hơn 1000 người sát cánh chiến đấu với quân chủ lực của triều đình góp phần làm nên những chiến thắng vang dội ở Hàm Tử, Tây Kết, Chương Dương. Giặc Mông - Nguyên phải bỏ Thăng Long, chạy về Kinh Bắc (Bắc Ninh) để tìm đường về nước. Trần Quốc Toản được lệnh điều quân đến mai phục chặn đánh địch ở vùng sông Như Nguyệt. Trong trận đánh quyết liệt đó, giặc thua to nhưng không may Trần Quốc Toản đã hy sinh anh dũng khi mới 18 tuổi. Được tin Trần Quốc Toản mất, vua Trần Nhân Tông vô cùng thương tiếc. Nhà vua cho cử hành tang lễ trọng thể, đích thân làm văn tế và truy tặng Trần Quốc Toản tước Hoài Văn Vương.

“Thật là một đấng anh hùng
Trẻ con Nam Việt nên cùng noi theo”
Trần Quốc Toản đã trở thành tấm gương sáng ngời về ý chí và lòng yêu nước để các thế hệ trẻ Việt Nam noi theo. Tên của ông được đặt cho nhiều trường Tiểu học, Trung học ở nước ta và một số con đường của các tỉnh, thành phố trong đó có Bắc Ninh
Các bài tập cùng chuyên đề
Em hình dung thế nào về đoàn quân của Hoài Văn trong văn bản Viên tướng trẻ và con ngựa trắng?
Theo dõi và tóm tắt trận đánh của liên quân Hoài Văn – Thế Lộc trong văn bản Viên tướng trẻ và con ngựa trắng.
Từ chương XI đến chương XII – XIII văn bản Viên tướng trẻ và con ngựa trắng, tuyến truyện có gì thay đổi?
Đội quân nào sẽ tiếp viện cho Chiêu Thành Vương trong đoạn trích Viên tướng trẻ và con ngựa trắng?
Em hiểu thêm điều gì về nhân vật Hoài Văn qua câu nói "Chú không ngờ! Thật chú không ngờ!" trong văn bản Viên tướng trẻ và con ngựa trắng?
Tóm tắt các sự kiện trong văn bản Viên tướng trẻ và con ngựa trắng và cho biết các sự kiện được kể theo mấy tuyến. Đó là những tuyến nào?
Xác định nội dung bao quát của văn bản Viên tướng trẻ và con ngựa trắng và cho biết những dấu hiệu nào giúp em nhận biết văn bản trên thuộc thể loại truyện lịch sử.
Nêu những nét tính cách nổi bật của nhân vật Hoài Văn Hầu trong văn bản Viên tướng trẻ và con ngựa trắng.
Theo em, sự xuất hiện của các nhân vật như Thế Lộc, Chiêu Thành Vương trong đoạn trích Viên tướng trẻ và con ngựa trắng có tác dụng gì trong việc thể hiện tính cách của nhân vật Hoài Văn Hầu?
Sự lặp lại của hình ảnh lá cờ thêu sáu chữ vàng trong văn bản Viên tướng trẻ và con ngựa trắng, con ngựa trắng và đoàn quân gồm toàn những chàng trai trẻ có tác dụng như thế nào trong việc thể hiện chủ đề của văn bản?
Nhận xét về nghệ thuật viết truyện lịch sử của tác giả (lưu ý cách sử dụng ngôi kể; cách quan sát, miêu tả nhân vật, tái hiện bối cảnh lịch sử; cách dùng lời người kể chuyện, lời của nhân vật;…) trong văn bản Viên tướng trẻ và con ngựa trắng
Theo em, hình tượng nhân vật Hoài Văn Hầu mà nhà văn Nguyễn Huy Tưởng xây dựng trong văn bản Viên tướng trẻ và con ngựa trắng có những điểm tương đồng và khác biệt nào so với hình tượng Hoài Văn trong Đại Nam quốc sử diễn ca?
Hòa bình 1954, Nguyễn Huy Tưởng giữ chức vụ gì trong Hội Nhà văn Việt Nam?